Mô Hình Khuyến Lâm Hình 4.12. Mô Hình Đại Trà‌



Do đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Mây nếp là vào những năm đầu cây sinh trưởng và phát triển chậm, việc thực hiện đầy đủ các quy trình trồng và chăm sóc nên về sinh trưởng phát triển tốt hơn mô hình đại trà. Sinh trưởng của mô hình đại trà về chiều dài chỉ đạt 6m và đạt 6 cây/bụi ở tuổi 4, tỷ lệ sống đạt 75%. Mô hình đại trà chủ yếu do người dân trồng quanh bờ rào theo cách tự phát, chính vì vậy mà không được bón phân và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên số lượng cây của một khóm không nhiều hơn nữa thân cây không ược mập và đẹp như mô hình khuyến lâm.

- Đối với mô hình Tre điềm trúc được triển khai tại xã Cam Thủy năm 2007, hiện tại mật độ khoảng 350 bụi/ha, cây sinh trưởng phát triển tốt sau 05 năm trồng trung bình mỗi khóm có 10 cây, chiều cao bình quân Hvn= 8m, D1.3 =8,5cm, tuy nhiên tỷ lệ sống chỉ đạt 85% so với mật độ ban đầu. Trong mô hình có 93% khóm sinh trưởng tốt và trung bình. So với mô hình đại trà thì người dân trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật nên tỷ lệ sống trong mô hình đại trà chỉ đạt 70%, mỗi khóm trung bình có 4 cây, chiều cao bình quân Hvn= 6,0m, D1.3 = 7cm. Theo ý kiến của một số hộ dân tham gia xây dựng mô hình thì mô hình Tre điềm trúc cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên cần phải có quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến để đầu ra được đảm bảo.

Hình 4 11 Mô hình khuyến lâm Hình 4 12 Mô hình đại trà Đối với mô 1Hình 4 11 Mô hình khuyến lâm Hình 4 12 Mô hình đại trà Đối với mô 2

Hình 4.11. Mô hình khuyến lâm Hình 4.12. Mô hình đại trà‌



- Đối với mô hình Bời lời tại xã Xã Tà Rụt - huyện Đa Krông triển khai năm 2009, tác giả không đánh giá về trữ lượng mà chỉ đánh giá về sinh trưởng của cây bao gồm tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính 1.3, tại thời điểm khảo sát kết quả theo dõi đánh giá cho thấy khi cây Bời Lời mới trồng sinh truởng phát triển rất tốt trong 3 năm đầu, do được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật và bón phân. Bởi vậy Bời Lời sinh trưởng khá, tỷ lệ cây sinh trưởng tốt và trung bình chiếm 90%, sinh trưởng về chiều cao bình quân Hvn= 6m, đường kính D1.3 = 5 cm. Đối với mô hình người dân tự trồng thì sinh trưởng về chiều cao trung bình chỉ đạt Hvn= 4,5 m và đường kính trung bình D1.3 = 2,8 cm Để thấy rõ sự chệnh lệch này ta có thể xem sơ đồ sau:


Biểu đồ 4.7: Chiều cao trung bình của mô hình Bời lời tuổi 3

Biểu đồ 4.8: Đường kính trung bình của mô hình Bời lời tuổi 3


Thành công của các mô hình này là nhờ có sự chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu thời vụ trồng, giống đến kỹ thuật chăm sóc. Mô hình trồng cây Bời lời được sự chỉ đạo trồng ngay trong đầu mùa mưa, còn đại trà người dân thường trồng muộn hơn. Việc trồng đúng thời vụ đem lại cho cây có tỷ lệ sống cao hơn và sinh trưởng tốt hơn.


Hình 4 13 Mô hình khuyến lâm Loài cây Bời lời 3 tuổi Hình 4 14 Mô hình đại 3Hình 4 13 Mô hình khuyến lâm Loài cây Bời lời 3 tuổi Hình 4 14 Mô hình đại 4


Hình 4.13. Mô hình khuyến lâm Loài cây: Bời lời 3 tuổi

Hình 4.14. Mô hình đại trà Loài cây: Bời Lời 3 tuổi


Nhìn chung, tổ chức thực hiện các mô hình khuyến lâm đã có đem lại hiệu quả nhất định, thông qua các mô hình đã chuyển giao được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ thâm canh cho người nông dân. Từ những mô hình thành công là nơi tổ chức tham quan học tập, tuyên truyền, khuyến cáo về các hoạt động lâm nghiệp tới các hộ dân.

Thông qua việc tổ chức mô hình đã chứng minh được những loài cây nào có thể trồng và phát triển được tại địa phương, giúp cho các nhà hoạch định có cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển những loài cây thế mạnh đã được khẳng định có hiệu quả thông qua mô hình cụ thể như cây Keo lá liềm, Mây nếp, Tre điềm trúc, Bời lời. Thông qua việc thực hiện mô hình đã chỉ ra được các biện pháp kỹ thuật nên áp dụng cho từng loài cây là như thế nào (thông qua hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc), giúp cho các nhà quản lý đề ra được các quy định về mặt kỹ thuật trồng các loài cây và giúp cho bà con nông dân có thêm các lựa chọn về loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng và thực tế sản xuất của gia đình mình.



4.3. Đánh giá tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011

4.3.1. Tác động của một số mô hình khuyến lâm đến nhận thức và nhân rộng mô hình của người dân

4.3.1.1. Tác động tới nhận thức

Trong 6 năm qua, việc xây dựng mô hình trình diễn khuyến lâm có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thuyết phục cao khi người nông dân được tận mắt nhìn thấy những kết quả sản xuất lâm nghiệp thông qua việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, giống mới, từ đó họ tin tưởng và tự quyết định làm theo.

Số liệu tại bảng 4.8 cho ta thấy tại 13 mô hình khảo sát đã có 442 hộ tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, 442 lượt người được thăm quan học tập, 555 lượt người dự hội thảo tổng kết mô hình. Bên cạnh công tác tập huấn, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cũng đã chú trọng đến hoạt động thông tin tuyên truyền, theo số liệu tại bảng 4.9 ta thấy 100% thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền. Qua những hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân. Trong giai đoạn 2006 - 2011, các mô hình khuyến lâm được xây dựng tại tỉnh Quảng Trị đã phần nào tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Để có thể rõ hơn tác động của mô hình khuyến lâm đến nhận thức của người dân, tác giả tiến hành phỏng vấn 30 hộ tham gia và 30 hộ chưa được tham gia, cụ thể được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Nhận thức của người dân khi có mô hình khuyến lâm



TT


Chỉ tiêu đánh giá

Số người tham gia MH (30)

Số người chưa tham gia MH (30)


Ghi chú

Đồng ý

Tỷ lệ %

Đồng ý

Tỷ lệ

%


1

Hiểu được quyền và trách nhiệm tham gia mô hình khuyến lâm

30

100

2

6.67


2

Nắm được kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng từ



- Mô hình khuyến lâm

26

86.7

2

6.7


- Dự án lâm nghiệp tại địa phương

0

0

12

40.0

- Tự tìm hiểu từ nguồn khác

3

10

7

23.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.



TT


Chỉ tiêu đánh giá

Số người tham gia MH (30)

Số người chưa tham gia MH (30)


Ghi chú

Đồng ý

Tỷ lệ %

Đồng ý

Tỷ lệ

%

- Không biết

1

3.33

9

30.0

3

Tham gia mô hình khuyến lâm trong thời gian tới

30

100

22

73.3


4

Nắm được kỹ thuật trồng loài cây:


- Keo lá liềm

25

83.3

12

40


-Tre lấy măng

20

66.7

8

26,7

- Mây nếp

18

60

6

20

-Bời Lời

22

73.3

15

16,7

5

Lựa chọn loài cây khi tham gia mô hình khuyến lâm thời gian tới


Nhà nước đầu tư

- Keo lá liềm

25

83.3

22

73.3

-Tre lấy măng

16

53.3

13

43.3

- Mây nếp

11

36.7

6

20.0

- Bời Lời

12

40

14

46.7

- Cây khác

3

10

6

20.0







6

Lựa chọn loài cây rừng gì khi tự nhân rộng mô hình?

Người dân

tự đầu tư nhân rộng

- Keo lá liềm

17

56.7

15

50.0

-Tre lấy măng

3

10.0

0

0.0

- Mây nếp

2

6.7

1

3.3

-Bời Lời

9

30.0

10

33.3

- Cây khác

2

6.7


0.0


Trên cơ sở kết quả điều tra 30 người tham gia xây dựng mô hình và 30 người không tham gia mô hình trên địa bàn 5 huyện, kết quả cho thấy vai trò của mô hình khuyến lâm trong việc nâng cao nhận thức của người dân như sau:

- Có 30/30 người dân được hỏi đã hiểu và nắm được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia mô hình khuyến lâm chiếm tỷ lệ 100%. Điều đó được thể hiện rõ hơn khi 100% số người được điều tra đều có nguyện vọng muốn tiếp tục tham gia mô hình khuyến lâm. Khi được hỏi về nhu cầu tham gia mô hình cụ thể thì tỷ lệ người dân được hỏi tập trung vào mô hình Keo lá liềm là 83,3% và sau đó là



Tre lấy măng với 53,3%, Bời lời 40%, Mây nếp 36,7 và cuối cùng là các loài cây khác chiếm tỷ lệ 10%.

- Nếu để người dân tự nhân rộng mô hình thì tỷ lệ này thấp hơn so với nhu cầu tham gia mô hình do nhà nước đầu tư. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có những hộ có điều kiện kinh tế mới nhân rộng được mô hình, còn những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn chưa thể thực hiện nhân rộng mô hình vì không có kinh phí đầu tư, chính vì vậy việc hỗ trợ kinh phí của nhà nước cho các hộ nghèo để xây dựng mô hình khuyến lâm là hết sức cần thiết.

4.3.1.2. Nhân rộng mô hình

Trong quá trình triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm bước đầu đã có một số ảnh hưởng đến việc nhân rộng mô hình, kết quả nhân rộng mô hình được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.11. Bảng số liệu nhân rộng mô hình khuyến lâm



TT


Tên mô hình

Mô hình

Nhân rộng

Diện tích (ha)

Số hộ tham

gia

Diện tích (ha)

Số hộ tham gia

Số người tham

quan

1

Trồng rừng thâm canh Keo lá liềm (tuổi 5)

38

33

30

7

0

2

Trồng rừng thâm canh Keo lá liềm (tuổi 4)

36

31

14

12

20

3

Trồng rừng thâm canh Keo lá liềm (tuổi 3)

40

35

17

15

80

4

Trồng rừng thâm canh Keo lá liềm (tuổi 2)

36

31

10

12

0

5

Trồng rừng thâm canh Mây nếp (tuổi 4)

28

30

6

10

20

6

Trồng rừng thâm canh Tre điềm trúc (tuổi 5)

20

31

4

10

20

7

Trồng rừng thâm canh Bời lời (tuổi 3)

31

40

13

13

0


Tổng

229

231

94

79

140

Từ bảng trên cho thấy các mô hình khuyến lâm được triển khai từ năm 2006 đến năm 2011 đã có những tác động nhất định đến nhận thức và sản xuất của người dân. Trong 7 mô hình khảo sát với tổng diện tích triển khai là 229 ha với sự tham gia của 231 hộ. Tính đến thời điểm khảo sát đã có 79 hộ tự đầu tư gây trồng được



94 ha cây trồng các loại, chủ yếu là nhân rộng mô hình cây Keo lá liềm 71 ha (chiếm 75%), mô hình Bời lời 13 ha (chiếm 13,8%), mô hình Mây nếp 6 ha (chiếm 6,4%), còn lại là mô hình Tre điềm trúc dưới 10%.

Ngoài ra, trên các mô hình điều tra đã có 140 lượt người đến thăm quan học tập, việc các hộ đến thăm quan là do có sự sắp xếp của các tổ chức đơn vị thực hiện xây dựng mô hình nhằm tuyên truyền nhân rộng mô hình.

Từ kết quả đánh giá và thực tiễn cho thấy Keo lá liềm là những loài cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh, thích nghi ở nhiều điều kiện đất đai địa phương, thị trường tiêu thụ khá ổn định, đầu tư không cao nhưng có lãi, vì vậy mô hình này được chấp nhận cao.

Đối với mô hình tre Điềm trúc trồng chủ yếu với mục đích lấy măng, tuy là có cho thu nhập hàng năm nhưng do chưa có quy hoạch trồng sản xuất mang tính hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm bởi vậy người dân còn trồng một cách tự phát, phân tán quanh vườn nhà là chính.

Đối với mô hình cây Mây nếp cũng là cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển thích nghi với điều kiện đất đai tại Cam Lộ, tuy là có thu nhập hàng năm, thị trường tiêu thụ không ổn định do xa khu vực làng nghề, Vì vậy người dân chưa dám đầu tư nhân rộng mạnh mô hình. Thực tế mới có một số hộ gây trồng nhưng chủ yếu là tận dụng trồng ở vườn nhà làm hàng rào, với mục đích rào vườn.

Đối với cây Bời lời tại ĐaKrông là một trong loài cây dễ trồng, sinh trưởng và phát triển thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai, hiện tại thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm từ cây Bời lời nên người dân cũng đã chấp nhận và nhân rộng với diện tích chưa nhiều. Thực tế mới có một số hộ gây trồng nhưng chủ yếu là tận dụng trồng ở vườn nhà để trồng.

4.3.2. Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế - xã hội

4.3.2.1. Tác động đến kinh tế hộ

Về mặt phát triển kinh tế, do đa phần các mô hình khuyến lâm chỉ hỗ trợ một năm (2006-2008) hoặc 3 năm (2009-2011) thời gian chưa đủ một chu kỳ khai thác nên khó định lượng được giá trị kinh tế. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào mô



hình, các chủ hộ đã thu được những sản phẩm phụ từ rừng cũng góp phần nâng cao đời sống chủ hộ, giảm phá rừng như cung cấp chất đốt tại chỗ, thu hoạch các sản phẩm từ cây nông nghiệp ngắn ngày trồng xen trong mô hình.

- Đối với các mô hình Mây nếp do Mây nếp chưa đến chu kỳ khai thác không có thu nhập và cũng chưa có phương pháp xác định năng xuất cho 01 chu kỳ kinh doanh vì thế không tính được hiệu quả kinh tế. Cây Mây nếp bắt đầu cho khai thác từ năm thứ 5 và năm thứ 7 trở đi, ước tính năng suất bình quân đạt 40-50 tạ/ha, tương đương giá trị 60-75 triệu đồng, sản phẩm thu chủ yếu là thân Mây nếp, một phần hạt giống.

- Đối với mô hình tre Điềm trúc, hiện tại mật độ còn khoảng 350 bụi/ha với sản lượng bình quân năm 20 kg măng/bụi với giá thời điểm khảo sát 8-10 nghìn đồng/kg; người dân có thể thu được 68-86 triệu đồng/năm.

- Đối với mô hình Bời lời chưa đến chu kỳ khai thác vì phải từ 7 – 10 năm mới đến thời điểm khác nên cũng chưa thể đánh giá một cách chính xác cho 01 chu kỳ kinh doanh vì thế không tính được hiệu quả kinh tế đối với loài cây này. Tuy nhiên theo một số người dân trong vùng đi khai thác Bời lời ngoài tự nhiên thì hiện tại 1kg vỏ, lá bời lời khô giá từ 23.000 - 25.000 đồng; một khối gỗ (cả vỏ) giá 2 triệu đồng.

- Đối với các mô hình Keo lá liềm chưa đến chu kỳ khai thác, hiện tại người dân vẫn khai thác tỉa thưa để bán tại địa phương vớgiá 500.000-600.000 đ/ste. Đối với mô hình Keo lá liềm tại xã Triệu Vân - huyện Triệu Phong tuổi 5 với trữ lượng là 47,8 m3/ha, có thể cho thu nhập trên 57,4 triệu đồng/ha. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn đối với cây Keo lá liềm thời gian cho thu hoạch khoảng từ 8 - 10 năm, mật độ đến khi cho thu khoảng từ 1.400 - 1.600 cây/ha, năng suất cho 1 ha được tính theo giá trị đạt trung bình từ 90 - 120 triệu đồng/ha/chu kỳ khai thác.

Kinh phí đầu tư cho mô hình khuyến lâm được nhà nước đầu tư giống, phân bón, công chỉ đạo tính bình quân khoảng 3-5 triệu đồng/ha cho 3 năm đầu. Người dân đóng góp kinh phí thông qua giá trị ngày công lao động như phát dọn thực bì, cuốc hố, vận chuyển, trồng, bón phân, chăm sóc,... ước tính bình quân một mô hình

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí