khoảng từ 200-230 công, theo thời giá khảo sát khoảng 70 nghìn đồng/công thì người dân đóng góp khoảng 14-16,1 triệu đồng/ha cho 3 năm. Từ năm thứ tư trở đi người dân tự chăm sóc, tính trung bình mất khoảng 40 công/ha/năm, nghĩa là khoảng 2,8 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, một mô hình khuyến lâm được đầu tư bình quân từ 22-27 triệu/ha cho chu kỳ khai thác 7 năm. Từ đó ta thấy, mô hình khuyến lâm nếu được chăm sóc, bảo vệ thì đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho người hưởng lợi, chính vì thế mà người dân luôn muốn tham gia mô hình.
4.3.2.2. Tạo công ăn việc làm
Hoạt động triển khai các mô hình khuyến lâm tại địa phương đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tân dụng thời gian nông nhàn cụ thể:
- Người tham gia mô hình phải bỏ ra từ 200 - 230 công lao động cho 01 ha mô hình trong 3 năm. Trong đó, 140-150 công cho năm đầu bao gồm: Phát thực bì, đào hố, vận chuyển cây giống, lấp hố, chăm sóc, vun xới, bón phân, trồng dặm. Năm thứ hai và ba khoảng 60-78 công cho công việc chăm sóc, phát dọn thực bì tùy theo mức độ xâm lấn.
- Khi triển khai các mô hình khuyến lâm trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm đúng tập quán của mình là làm nghề rừng, giảm tác động đến việc phá rừng và bên cạnh đó phần nào ổn định trật tự xã hội tại địa phương.
4.3.2.3. Tác động về môi trường
Bên cạnh giá trị về kinh tế, các mô hình khuyến lâm còn có giá trị về môi trường, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất rừng.
Qua thực tế khảo sát cho thấy tại 6 xã có tổng diện tích mô hình khuyến lâm là 1.125 và tự nhân rộng là 94 ha, với tỷ lệ thành rừng khoảng 80% thì mô hình khuyến lâm đã đóng góp thêm gần 1.219ha. Nếu so sánh trên diện tích rừng trồng hiện có của 6 xã là 5.124 ha thì diện tích rừng do mô hình khuyến lâm chiếm khoảng 30%. Theo ước tính, các mô hình khuyến lâm đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ lên từ 20-28%.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Đã Áp Dụng Trong Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm
- Tập Huấn Kỹ Thuật Tại Hiện Trường Cho Các Hộ Dân Tại Xã Triệu Vân
- Mô Hình Khuyến Lâm Hình 4.12. Mô Hình Đại Trà
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 11
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Khi tham gia các mô hình khuyến lâm với chu kỳ dài, nên đất rừng hạn chế
được xói mòn, chống cát bay cục bộ so với thâm canh cây nông nghiệp ngắn ngày như ngô, sắn, góp phần cải thiện mực nước ngầm.
4.4. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị
Từ những thống kê, tổng hợp các mô hình và khảo sát đánh giá hiện trạng 11 mô hình, cùng với kết quả điều tra, phỏng vấn những người dân, đơn vị triển khai thực hiện, chính quyền các cấp như xã, thôn và đơn vị chủ quản, đề tài tiến hành phân tích những thuận lợi khó khăn trong việc xây dựng mô hình khuyến lâm tại khu vực điều tra, cụ thể như sau.
4.4.1. Điểm mạnh
- Khuyến lâm là một trong những nội dung quan trọng được đưa vào chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020.
- Kinh phí đầu tư từ trung ương và địa phương cho khuyến lâm ngày càng được gia tăng, trung bình năm sau tăng hơn năm trước là 12%/năm.
- Diện tích đất rừng về cơ bản đã được giao cho các chủ quản lý, vì vậy họ có ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thuận tiện cho việc quản lý. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn các hộ gia đình tham gia và triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm.
- Khuyến lâm được được các cấp chính quyền từ trung ương xuống tỉnh, huyện, xã, thôn rất quan tâm tới việc phát triển lâm nghiệp nói chung và xây dựng các mô hình khuyến lâm nói riêng thông qua hợp đồng, quy chế phối kết hợp thực hiện, đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia.
- Các loài cây rừng trong mô hình đều nằm trong danh mục các loài cây ưu tiên đã được phê duyệt của Bộ NN & PTNT phục vụ cho việc xây dựng mô hình khuyến lâm và có quy trình kỹ thuật gây trồng cụ thể cho từng loài.
- Mạng lưới cán bộ khuyến lâm phát triển từ trung ương đến thôn, bản. Cán bộ làm công tác khuyến lâm tại địa phương đã được đào tạo có trình độ và phương pháp làm việc với cộng đồng.
- Nhu cầu lâm sản trong nước lớn, sản xuất mới đáp ứng được >50% nhu cầu gỗ trong nước, đặc biệt là gỗ lớn phải nhập khẩu tới 80%.
- Quảng Trị cũng là một tỉnh có nhà máy chế biến gỗ Tín Đạt Thành. Đây là nhà máy đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị sản xuất ván ghép thanh sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ tạp vườn để sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao nằm tại KCN Nam Đông Hà nên việc tiêu thụ gỗ nguyên liệu như Keo lá liềm cũng dễ dàng.
4.4.2. Điểm yếu
- Kết quả nghiên cứu chậm được đưa vào chuyển giao cho nông dân. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa nghiên cứu và chuyển giao, đào tạo và khuyến lâm.
- Khuyến lâm mới nặng về khuyến cáo kỹ thuật, chưa chú trọng đến yếu tố xã hội, quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại và thị trường.
- Nguồn nhân lực cho phát triển khuyến lâm ít về số lượng đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.
- Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ khuyến lâm cấp xã, thôn bản còn thấp bởi vậy các cán bộ này chỉ là kiêm nhiệm nên chưa thực sự nhiệt tình trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật trong việc xây dựng mô hình khuyến lâm.
- Cách tiếp cận và phương pháp khuyến lâm chậm được đổi mới, không phù hợp với đặc thù ngành lâm nghiệp. Không kế thừa và nhân rộng được kinh nghiệm khuyến lâm của các tổ chức quốc tế thực hiện tại Việt Nam.
- Hệ thống tổ chức khuyến lâm thường xuyên thay đổi, chưa hình thành được tổ chức khuyến lâm ổn đinh ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.
- Trình độ dân trí của các huyện miền núi còn thấp, người dân khó khăn trong việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp.
- Một cán bộ chỉ đạo phụ trách một điểm trình diễn từ 20-30ha, địa bàn miền núi khó di chuyển nên khâu giám sát nhiều khi bị bỏ ngỏ, dẫn tới nhiều mô hình người dân thường tự ý trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, đậu, đỗ, gây ảnh hưởng đến chất lượng của mô hình.
4.4.3. Cơ hội
- Xoá đói, giảm nghèo phát triển lâm nghiệp ở những nơi trên địa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ngày càng được chính phủ quan tâm hỗ trợ phát triển.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất. Đầu tư cho trồng rừng kinh tế và phát triển công nghiệp rừng có xu thế tăng nhanh trong thời gian tới.
- Quá trình liên kết giữa các nhà khoa học - khuyến lâm – nông dân tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp cho nông dân
- Nhà nước tăng cường đầu tư cho nghiên cứu lâm nghiệp bởi vậy sẽ có nhiều giống tiến bộ được áp dụng trong mô hình khuyến lâm.
4.4.4. Thách thức
- Sự phân hoá giầu nghèo gia tăng yêu cầu phải có các hình thức phát triển khuyến lâm cho phù hợp với các loại đối tượng người dân trên địa bàn của tỉnh.
- Mâu thuẫn giữa bảo vệ, phát triển rừng và cải thiện sinh kế nông thôn vẫn tồn tại trong thời gian tới, người dân chưa quan tâm nhiều đến trồng rừng kinh tế.
- Cạnh tranh giữa đầu tư của khuyến lâm với đầu tư của các dự án phát triển lâm nghiệp khác vẫn còn khác biệt lớn. Ví dụ xây dựng mô hình khuyến lâm từ nguồn kinh phí của nhà nước hỗ trợ 60% giống và 40% phân bón (giai đoạn 2006- 2008) hỗ trợ 100% giống và phân bón (giai đoạn 2009-2011). Trong khi đó mô hình khuyên lâm do Dự án 661 lại hỗ trợ 100% giống, phân bón và một phần nhân công.
- Các sản phẩm từ mô hình thường bị tư thương ép giá, người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm chưa có sự liên kết, thiếu sự dẫn dắt, bảo trợ của cơ quan chuyên môn cũng nhưng đơn vị triển khai.
4.4.5. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả khảo sát, đánh giá tình hình triển khai các mô hình khuyến lâm giai đoạn 2006 - 2011 tại tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch:
+ Công tác xây dựng kế hoạch cần được tiến hành sớm để có sự chuẩn bị, bên cạnh đó phải có sự tham gia của người dân, chính quyền sở tại để có được sự đồng thuận hưởng ứng khi triển khai.
+ Việc xác định loài cây trồng, loại mô hình cũng góp phần thành công cho
mô hình, loài cây mọc nhanh, sớm cho thu nhập và tiêu thụ thuận lợi thường là một ưu tiên.
- Tổ chức triển khai:
+ Có sự phối hợp với hệ thống khuyến nông địa phương nhằm phát huy được lực lượng sở tại và nghiệp vụ chuyên ngành.
+ Tăng cường công tác đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền cho người tham gia mô hình, tuy nhiên cần xác định đúng đối tượng được tập huấn vì nhiều trường hợp chủ hộ được tập huấn kỹ thuật lại không phải là người triển khai trên thực địa, nên những kỹ thuật được chuyển giao khó đi vào sản xuất. Phối hợp thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phù hợp với đặc thù của từng địa phương để người dân nhận thức được vai trò của mô hình cũng như những lợi ích của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lâm nghiệp.
+ Cơ chế hưởng lợi cho người triển khai mô hình cần được cụ thể rõ ràng và phù hợp, nhằm tạo động lực, nâng cao trách nhiệm.
+ Cần chú trọng tới công tác thị trường và chế biến để tính khả thi của mô hình khi nhân ra diện rộng được thuận lợi.
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng mô hình khuyến lâm
4.5.1. Nhóm các giải pháp tăng cường công tác khuyến lâm
4.5.1.1. Tổ chức hệ thống khuyến nông
- Quảng Trị cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ thống khuyến nông theo đúng tinh thần Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08/15/2010 về khuyến nông tất cả các huyện phải có các trạm khuyến nông và bố trí ít nhất 1 cán bộ khuyến lâm chuyên trách cho mỗi xã nhiều rừng.
- Thực hiện triệt để việc phân cấp trong các hoạt động khuyến lâm để phù hợp với nhu cầu sản xuất và thị trường, giảm bớt sự quan liêu thông qua cơ chế phân chia lợi ích và trách nhiệm. Hiện tại việc này chưa phân cấp rõ ràng đối với các cấp xã và thôn do vậy tỉnh cần chú ý đối với 2 cấp cơ sở này.
- Các hoạt động giám sát đánh giá có sự tham gia của tất cả các bên liên quan cần phải thực hiện có hiệu quả và nghiêm túc, đặc biệt là sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, xây dựng và triển khai mô hình cũng như việc tham gia đánh giá đầu vào và đầu ra để xác định chính xác hiệu quả mô hình làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình sau này.
- Các hoạt động khuyến lâm cần có sự tham gia của bốn nhà đó là nhà nông, nhà quản lý, nhà nghiên cứu và nhà doanh nghiệp. Thiết lập mạng lưới hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đoàn thể, để huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí. Trong đó người dân phải là người chủ động tham gia.
4.5.1.2. Về phát triển nguồn lực
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến lâm có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác khuyến lâm. Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần coi trọng cả bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, ứng dụng các phương pháp khuyến nông tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp, nhất là cán bộ khuyến nông cấp cơ sở.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến lâm các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến lâm cho người nghèo, đặc biệt đồng bào dân tộc ít người và phụ nữ,…
4.5.1.3. Về cơ chế, chính sách
Phạm vi áp dụng chính sách khuyến nông cần được mở rộng hơn cho phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như hiện nay theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm, các mô hình giảm thiểu và
thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho người dân.
Phương thức hỗ trợ khuyến nông cần điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ hơn đối với hai nhóm đối tượng mục tiêu là:
+ Đối với hộ nghèo, hộ sản xuất thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên bị thiên tai, hộ sản xuất tự cấp tự túc là chính, áp dụng chính sách hỗ trợ như hiện nay để giúp họ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
+ Đối với hộ sản xuất hàng hóa lớn, chủ trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa trong lĩnh vực lâm nghiệp, áp dụng lâm nghiệp công nghệ cao cần thực hiện chính sách khuyến khích thông qua cơ chế vay vốn ưu đãi từ Quỹ Khuyến nông, đảm bảo nguồn đầu tư ổn định cho hoạt động khuyến nông.
Đồng thời thực hiện xã hội hóa, huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến lâm, trong đó hình thức hợp tác công - tư trong hoạt động khuyến nông cần được thí điểm, tổng kết, nhân rộng.
4.5.1.4. Về kỹ thuật
- Thực hiện phương pháp "Nghiên cứu có sự tham gia của người dân" để gắn kết nghiên cứu với sản xuất, chuyển giao và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật.
- Tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực có tính chất đột phá như giống, bảo quản và chế biến nông lâm sản.
- Cần ưu tiên xây dựng các mô hình khuyến lâm ở những xã nghèo, nơi người dân còn nhiều khó khăn, do bất lợi của điều kiện tự nhiên thay cho việc lựa chọn xây dựng mô hình ở những vùng có điều kiên kinh tế, xã hội khá, giao thông đi lai thuận tiện như hiện nay.
- Cần nghiên cứu lựa chọn những tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau, đáp ứng nhu cầu nguyên vọng người dân, hiệu quả kinh tế cao. Có như vậy mới kỳ vọng, đáp ứng mục tiêu nhân rộng của mô hình.
- Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp phải được sử dụng đồng bộ từ Trung ương đến địa phương theo tinh thần của Quyết định số: 89/2005/QĐ-BNN
ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, tránh sử dụng giống xô bồ, chất lượng kém, ảnh hưởng đến lòng tin cho người trồng rừng.
4.5.2. Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm
Để phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công trong thời gian vừa qua, trong quá trình tổ chức thực hiện mô hình cần tuân thủ các bước sau:
* Bước 1. Xác định nhu cầu của nông dân
Để xác định nhu cầu của nông dân một cách chính xác và đầy đủ thì phải thông qua việc điều tra PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân), trong quá trình điều tra phải tìm hiểu được các nội dung sau:
- Tìm hiểu các điều kiện về tự nhiên dân sinh kinh tế xã hội,... xác định được thực trạng về sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của địa điểm đánh giá (thôn, bản).
- Xác định được nhu cầu của nông dân.
- Đề ra được giải pháp thực hiện cụ thể.
Trong điều kiện tổ chức tiến hành điều tra PRA không cho phép thì có thể xác định nhu cầu của nông dân thông qua các cuộc họp thôn, bản nhưng các nội dung cần ở trên phải được đảm bảo chính xác và đầy đủ. Cần lưu ý việc xác định nhu cầu của nông dân cũng như lập kế hoạch thường được tiến hành vào tháng 7, 8 năm trước.
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch
Sau khi xác định được nhu cầu của nông dân thì tiến hành lập kế hoạch thực hiện (Kế hoạch phát triển thôn bản), hay kế hoạch thực hiện các mô hình. Việc lập kế hoạch phải xắp xếp thứ tự ưu tiên cái gì thực hiện trước cái gì thực hiện sau và có đầy đủ các nội dung sau:
- Mục tiêu: khi xác định mục tiêu cần trả lời câu hỏi “thực hiện là cái gì?”. Mục tiêu có thể là định tính, định lượng tránh nêu chung chung. Đồng thời mục tiêu được xác định phải dựa trên những đặc điểm cụ thể của địa phương cũng như đáp ứng được mục tiêu của tổ chức đầu tư.