Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 11



- Nội dung của bản kế hoạch cần liệt kê một cách chính xác và đầy đủ. Nội dung phải được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể ví dụ tập huấn cái gì? chứ không chung chung là tập huấn kỹ thuật. Hơn nữa, nội dung phải dựa vào mục tiêu để xây dựng phải sắp xếp thứ tự ưu tiên việc gì thực hiện trước, việc gì thực hiện sau.

- Quy mô, số hộ tham gia phải thể hiện được dựa trên điều kiện thực tế tại địa phương, nhất là quỹ đất, nguồn lao động đặc biệt là nguồn tài chính từ đó xây dựng quy mô và số người tham gia cho phù hợp.

- Thời gian và địa điểm thực hiện phải được thể hiện rõ ràng trong bản kế hoạch để việc triển khai và kiểm tra được tiến hành thuận lợi, tránh sự chồng chéo.

- Kinh phí thực hiện phải được tính toán đầy đủ và có kinh phí dự phòng. Phải xác định kinh phí thực hiện được lấy từ đâu, phải phân chia rõ ràng phần nào là tự có, phần nào là đề nghị hỗ trợ từ bên ngoài.

- Trong bản kế hoạch cần nêu rõ ai là người thực hiện, chịu trách nhiệm chính và ai là người giúp đỡ.

* Bước 3: Duyệt kế hoạch

Kế hoạch hoạt động khuyến lâm được Trạm khuyến nông huyện tổng hợp từ kế hoạch hoạt động của thôn bản để xem xét nội dung, căn cứ vào điều kiện của Trạm, các định hướng của huyện, của trung tâm khuyến nông tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai các bước tiếp theo. Khi bản kế hoạch được phê duyệt, Trung tâm khuyến nông tiến hành thẩm định lại khi thẩm định kế hoạch đáp ứng được các yêu cầu đặt ra thì mới triển khai và thực hiện.

* Bước 4: Tổ chức thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

- Họp dân: Khi bản kế hoạch đã được lập và có cơ sở để thực hiện cụ thể là đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiến hành họp cộng đồng, mục đích họp dân nhằm:

+ Thông báo lại kết quả bản kế hoạch đã được phê duyệt hoặc sự chấp thuận hỗ trợ từ bên ngoài hoặc người dân chấp thuận với mục đích là thông báo lại những gì mà bản kế hoạch của người dân được chấp thuận về nội dung cũng như kinh phí

Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 11



thực hiện có gì thay đổi và thay đổi như thế nào, khi thực hiện sẽ phải tiến hành ra làm sao....

+ Thông báo các cơ chế chính sách liên quan đến việc thực hiện kế hoạch. Đây là nội dung rất quan trọng bởi vì các cơ chế chính sách được phê duyệt, chấp thuận liên quan mật thiết đến việc thành công của mô hình, người dân có chấp thuận các cơ chế này không và người dân có khả năng tham gia đóng góp những phần kinh phí được không? .... mặt khác việc thông báo các cơ chế chính sách đến người dân để họ biết rõ họ được hưởng lợi những gì và trách nhiệm của họ phải thực hiện ra làm sao.

- Tổ chức cho các thành viên đăng ký thực hiện: Việc tổ chức cho các thành viên đãng ký thực hiện nhằm:

+ Giúp các thành viên nắm rõ các cơ chế chính sách, vận dụng với các điều kiện của gia đình để đăng ký thực hiện bởi cần sự thống nhất của toàn thể gia đình để thực hiện kế hoạch, không ảnh hưởng tới thời gian tiến hành sau này.

+ Việc đăng ký thực hiện không những ràng buộc cá nhân với tổ chức mà còn đảm bảo cho các tổ chức nâng cao trách nhiệm của hộ khi người dân đang ký tham gia thực hiện mô hình.

- Thẩm định điều kiện tham gia của các hộ đăng ký thực hiện mô hình: Khi đã có danh sách các hộ đăng ký tham gia thì tổ chức thực hiện phải tiến hành thẩm định các hộ đăng ký tham gia có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra không và có gì vướng mắc khi thực hiện, việc thẩm định các hộ tham gia nhằm:

+ Xem xét điều kiện của các hộ tham gia có đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay không.

+ Lựa chọn các hộ tham gia từ điều kiện các đối chiếu với các tiêu chí của mô hình lựa chọn các hộ tham gia.

+ Lập danh sách chính thức các hộ tham gia.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Sau khi tiến hành đầy đủ các bước trên thì mới tiến hành vào nội dung chính của bản kế hoạch, gồm:


+ Tập huấn kỹ thuật: Đây là bước đầu tiên của việc thực hiện mô hình và cũng là phần quan trọng nhất. Việc tập huấn kỹ thuật giúp người dân có cơ sở mở ra những kiến thức mới và cũng qua việc tập huấn họ chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

+ Thu những phần kinh phí nông dân phải đóng góp: Đây là bước bắt buộc đối với những hộ tham gia thực hiện mô hình bởi vì khi thực hiện mô hình người dân chỉ được hỗ trợ một phần kinh phí về mua phân bón, để đạt kết quả cao cũng như thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật thì người dân phải đóng góp thêm những phần kinh phí nhất định để mua vật tư phân bón nhằm thực hiện được 100% kế hoạch được giao, mặt khác việc đóng góp thêm của ngươi nông dân còn để nâng cao trách nhiệm của họ khi tham gia thực hiện các mô hình khuyến lâm.

+ Phát vật tư cây giống: Sau khi tiến hành tập huấn và thu đầy đủ các nguồn kinh phí thì tiến hành mua và cấp phát vật tư cây giống cho người dân.

+ Tổ chức thăm quan học tập: Đối với việc thực hiện mô hình khuyến lâm một số mô hình khi thực hiện có nội dung thăm quan học tập. Đây là nội dung cần được thực hiện sau khi khi tiến hành tập huấn kỹ thuật bởi vì thông qua việc thăm quan học tập kinh nghiệm người dân có thể rút ra được những bài học bổ ích vận dụng vào thực tế địa phương gia đình mình. Đối với yêu cầu của một số mô hình tổ chức thăm quan chéo thì cần tiến hành muộn hơn bởi vì mục đích lúc này là tạo điều kiện cho các hộ trao đổi những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình xem xét, so sánh kết quả của nhau cái gì tốt cái gì xấu cần phải được khắc phục,......

+ Trong khi thực hiện mô hình khuyến lâm một yêu cầu đặt ra với nông dân là phải thực hiện nghiêm ngặt theo đúng các hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và quy trình hướng dẫn đề ra, một số nơi người dân tham gia không thực hiện theo đúng hướng dẫn ví dụ như lượng phân bón để thực hiện mô hình không được người dân bón đầy đủ (điều này hay xảy ra nhất) dẫn đến kết quả đạt nhưng không cao đặc biệt là về năng suất cây trồng.

+ Trong quá trình thực hiện mô hình sẽ có rất nhiều tình huống xảy ra đối với người nông dân cần có sự liên hệ khăng khít với cán bộ chỉ đạo để giải quyết các tình huống xấu, đặc biệt là khi thực hiện cần có sự đôn đốc hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, thôn bản bởi vì lãnh đạo địa phương, thôn bản là người ở gần nhất cũng


như có trọng lượng trong tiếng nói của mình đối với nông dân, giúp cho việc thực hiện đạt kết quả cao hơn.

*Bước 5: Kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình phải được tiến hành thường xuyên bởi vì các mô hình thường là các tiến bộ kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo nhiệt tình, thường xuyên của cán bộ khuyến lâm, giúp họ giải quyết những thắc mắc, vướng mắc trong khi thực hiện mô hình. Việc kiểm tra giám sát thực hiện mô hình nhằm:

- Xem xét các hộ nông dân có thực hiện theo đúng các yêu câu đặt ra hay không: Từ công tác chuẩn bị cho đến khi thực hiện về mặt thời gian có đúng không?

lượng vật tư phân bón sử dụng có đúng mục đích hay không? quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có theo quy trình kỹ thuật hay không? ....

- Giải quyết kịp thời các thắc mắc của người dân khi tham gia chương trình: Như đã nói ở phân trên các mô hình thường là các kỹ thuật mới do vậy người dân rất cần sự chỉ đạo của cán bộ để giải thích các thắc mắc của họ, giúp họ tin tưởng hơn vào kết quả thực hiện của mình, ngoài ra cán bộ chỉ đạo cũng cần có sự động viên khuyến khích người dân tham gia mô hình để họ nhiệt tình hơn trong trong việc dẫn đến kết quả cao hơn.

- Việc kiểm tra còn nhằm mục đích thu thập những số liệu, thông tin đầy đủ chính xác về việc thực hiện mô hình để báo cáo lên cấp trên cũng như ghi chép đầy đủ các diễn biến của việc thực hiện mô hình phục vụ cho việc báo cáo tổng kết đánh giá.

* Bước 6: Tổ chức hội thảo đánh giá, nhân ra diện rộng

Tổ chức hội thảo đánh giá là việc làm quan trọng và cần thiết khi thực hiện một mô hình khuyến lâm bởi vì nếu không có đánh giá tổng kết thì không giúp cho người dân cũng như cán bộ khuyến lâm các cấp, nắm bắt đầy đủ các thông tin nhất trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của mô hình ra làm sao, cần tiếp tục thực hiện mô hình nữa hay không... Cụ thể việc tổ chức hội thảo đánh giá nhằm:

- Đánh giá kết quả thực hiện của mô hình: Những điểm mạnh, điểm yếu...

- Đưa ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình triển khai thực hiện và xây dựng kế hoạch nhân rộng.



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả phân tích, đánh giá, đề tài đưa ra một số kết luận sau:

- Giai đoạn 2006-2011 tại Quảng Trị đã có 14 mô hình khuyến lâm được triển khai do Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị thực hiện. Loại mô hình chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu thâm canh với loài cây Keo lá liềm, một số mô hình lâm sản ngoài gỗ với các loài Mây nếp, Bời lời đỏ và Tre điềm trúc.

- Phương pháp và các bước xây dựng mô hình khuyến lâm được thực hiện đầy đủ bao gồm: Điều tra khảo sát; Chọn hộ; Lập kế hoạch; Tập huấn; Thăm quan học tập; Xây dựng mô hình; Giám sát đánh giá và nhân rộng và Có sự tham gia của người dân.

- Các mô hình tham gia khảo sát, đã đánh giá được về mặt triển khai đảm bảo đúng với kế hoạch (xét về mặt diện tích) các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo cơ bản đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật xây dựng mô hình.

+ Về tỷ trọng mô hình theo loài cây, phổ biến nhất trong các mô hình khuyến lâm tại Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 là Keo lá liềm chiếm 57,1% số mô hình, Tre điềm trúc, Mây nếp và Bời lời đều chiếm tỷ lệ là 14,3%.

+ Về triển khai: 100% mô hình triển khai đủ diện tích theo kế hoạch; 100% đạt tỷ lệ sống theo quy định; 100% các hộ dân tham gia xây dựng mô hình được tập huấn đào tạo, thông tin tuyên truyền về mô hình còn hạn chế ở năm kết thúc mô hình

+ Về kết quả xây dựng của các mô hình:

* Keo lưỡi liềm có khả năng thích nghi rộng nhất, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng được trên điều kiện đất cát nội đồng của Quảng Trị. Đặc biệt là mô hình Keo lá liềm ở tuổi 5 đã triển khai tại xã Triệu Vân cho thấy sinh trưởng về chiều cao trung bình Hvn = 7,2m, đường kính trung bình D1,3 = 9,2 cm và tổng trữ lượng đạt được là 47,8 m3/ha, tăng trưởng trung bình hàng năm về trữ lượng là 9,6 m3/ha/năm, trong khi đó mô hình đại trà trồng cùng năm chiều cao trung bình Hvn = 5,2m, đường kính trung bình D1,3 = 7,2cm và thì trữ lượng chỉ đạt 21,2 m3/ha, tăng trưởng trữ lượng bình quân năm chỉ đạt 4,2 m3/ha/năm. Tỷ lệ thành rừng cao 87%.



* Đối với mô hình Tre Điềm trúc cây sinh trưởng phát triển tốt sau 05 năm trồng, trung bình mỗi khóm có 8 cây, chiều cao bình quân Hvn= 8m, D1.3 =8,5cm, tuy nhiên tỷ lệ sống chỉ đạt 85%. So với mô hình đại trà thì người dân trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật nên tỷ lệ sống chỉ đạt 70%, mỗi khóm trung bình có 4 cây, chiều cao bình quân chỉ đạt Hvn= 6m, D1.3 =7,0cm.

* Đối với mô hình Mây nếp cây sinh trưởng phát triển khá tốt, sau 04 năm trồng tỷ lệ sống chỉ đạt 89% và mỗi khóm có trung bình là 8 cây/bụi với chiều dài trung bình là 7m. Tuy nhiên, do mô hình trồng Mây có được bón phân nên về sinh trưởng có phát triển hơn mô hình đại trà, mô hình đại trà chỉ đạt 6 cây/bụi, chiều dài trung bình là 3,3m. Nhìn chung kết quả mô hình Mây nếp là thành công.

* Đối với mô hình Bời lời tỷ lệ cây sinh trưởng tốt chiếm 90%, sinh trưởng và phát triển tốt trên điều kiện lập địa xã Tà Rụt – Đakrông. Tăng trưởng trung bình hàng năm về trữ lượng của mô hình đều vượt trội so với các mô hình đại trà. Cụ thể như mô hình ở tuổi 3 tăng trưởng trung bình hàng năm về trữ lượng là 4,9 m3/ha/năm, trong khi đó mô hình đại trà trồng cùng năm, tăng trưởng trữ lượng bình quân năm chỉ đạt 1,2m3/ha/năm. Có thể nói mô hình trồng Bời lời thâm canh thành công đối với Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.

- Các mô hình khuyến lâm đã có tác động tích cực làm thay đổi nhận thức của người dân trong quản lý và phát triển rừng, 100% người được hỏi đều có nguyện vọng tham gia mô hình khuyến lâm.

- Đề tài cũng đã phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên các lĩnh vực khác nhau và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở phát hiện của đề tài nhằm mục đích giúp các nhà quản lý tham khảo xây dựng mô hình khuyến lâm hiệu quả và giúp cho người dân có thêm các lựa chọn về loài cây trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình mình trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.



2. Kiến nghị

- Có chính sách và cơ chế riêng cho loại hình mô hình khuyến lâm, như xây dựng kế hoạch năm trước và năm sau mới triển khai để đảm bảo thời vụ tạo cây giống cũng như trồng rừng. Việc chọn địa điểm, chọn hộ triển khai cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Không nên xây dựng mô hình khuyến lâm tràn lan theo phong trào.

- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn, mở rộng đối tượng tập huấn, công tác thông tin tuyên truyền triển khai ngay từ khi xây dựng mô hình và những năm tiếp theo. Tăng cường giám sát chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật để tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất đúng quy trình.

- Tăng cường công tác khuyến lâm thị trường, khuyến lâm không chỉ là cầu nối của việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mà còn là “mắt xích” trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, khi đó hoạt động khuyến lâm sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp thông tin mang tính định hướng, tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.

- Mô hình khuyến lâm là phương thức tiếp cận khuyến lâm để qua đó người dân được học tập và làm theo nên phải triển khai ở nơi thuận tiện giao thông, vì mục đích chính mô hình là hình "mẫu" để mọi người học tập và làm theo.



Tiếng Việt

TÀ I LIÊU

THAM KHẢ O

1. Đào Xuân Ánh (2008), Nhân Festival Huế: Nghĩ về chính sách Gia Long khuyến nông.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Báo cáo tổng kết hoạt động khuyến nông 12 năm giai đoạn 1993-2005.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Báo cáo tổng kết tổng kết Nghị định 56 và triển khai Nghị định 02 của Chính phủ về Khuyến nông.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo ngành lâm nghiệp năm 2005 Các chỉ tiêu về Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

5. Cổng thông tin điện tử Hà Nam, Lê Hoàn, nhà vua đầu tiên cày tịch điền.

6. Bách khoa toàn thư Wikipe.

7. Bách khoa toàn thư, Chiếu khuyến nông.

8. Nguyễn Chí Hải (không năm xuất bản), Một số vấn đề về nội dung của lịch sử tư tưởng kinh tế Việt Nam.

9. Vũ Thị Lan (2007), Giáo trình khuyến nông lâm.

10. Phạm Kim Oanh (2004), “Kinh nghiệm khuyến nông của Trung Quốc”, Bản tin khuyến nông Việt Nam, số 3, tr. 23-25.

11. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2011), Phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2011

12. Lê Sỹ Trung (2010), Đánh giá hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật của các mô hình khuyến lâm, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

13. Hà Thanh Tùng (2010), Báo cáo tổ chức hoạt động khuyến nông của Nhật Bản.

14. Hà Thanh Tùng (2011), Báo cáo tổ chức hoạt động khuyến nông một số nước ASEAN.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí