Mục Đích Và Nguyên Tắc Của Khuyến Nông


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở khoa học

1.1.1. Khuyến nông

1.1.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngư nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng kết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn. Hiểu theo nghĩa này thì khuyến nông chỉ là công việc chuyển giao KTTB trong nông nghiệp (Trần Văn Hà, 1997).

Theo nghĩa rộng: Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân biết KTTB còn phải giúp họ liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, để có vật tư kỹ thuật, để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm, để thi hành chính sách của Chính phủ và luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát triển khả năng tự quản lý, tổ chức cuộc sống một cách tốt nhất (Phạm Bảo Dương, 2009).

Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới (Nguyễn Văn Long, 2006).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Còn theo định nghĩa của Cục khuyến nông khuyến lâm thì: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằm truyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn (Cục khuyến nông - khuyến lâm Quốc gia, 2000).

Theo Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về khuyến nông: Khuyến nông là hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, truyền bá, kiến thức

Đánh giá kết quả thực hiện một số mô hình khuyến nông trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 - 3


và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến nông phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân.

1.1.1.2. Mục đích và nguyên tắc của khuyến nông

a) Mục đích của khuyến nông

Mục đích chính của công tác khuyến nông là bắc nhịp cầu nối liền khoảng cách giữa sản xuất và nghiên cứu, giữa người nông dân với nhà khoa học; nhà nghiên cứu; nhà làm chính sách; nhà doanh nghiệp,... Ðem những thông tin cập nhật và đáng tin cậy về phương pháp canh tác, về kinh tế gia đình, phát triển cộng đồng và các chủ đề liên quan cho những người nông dân cần đến nó bằng cách dễ hiểu và có ích cho họ. Ðồng thời phản ánh những vấn đề, những khó khăn, những nhu cầu mà người nông dân đang phải đối mặt cho các nhà nghiên cứu, các nhà làm chính sách để họ có những cải tiến và thay đổi phù hợp.

Nâng cao nhận thức về chủ trường, chính sách, pháp luật và kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. Ðể từ đó họ có những quyết định đúng đắn trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo kịp sự phát triển chung của toàn xã hội.

Mở rộng sản xuất, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.


Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển nông nghiệp nông thôn.

b) Nguyên tắc hoạt động của khuyến nông

Hoạt động khuyến nông phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất của họ do họ quyết định. Vì vậy, nhiệm vụ của khuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trong SXNN, đưa ra những KTTB mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn. Vụ này họ chưa áp dụng vì họ chưa đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng nhưng vụ sau, thông qua một số hộ đã áp dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự áp dụng.

(2) Nguyên tắc không làm thay: Cán bộ khuyến nông (CBKN) giúp đỡ nông dân thông qua trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp để họ mắt thấy tai nghe. CBKN cần thao tác chậm để nông dân theo dòi, vừa làm vừa giải thích sau đó mời nông dân làm thử.

(3) Nguyên tắc không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn ban đầu về kỹ thuật, giống và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư áp dụng do hạn chế về nguồn lực của mình. Không nên bao cấp toàn bộ, tránh trường hợp nông dân ỉ lại không phát huy được năng lực và trách nhiệm vào công việc.

(4) Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều: Giữa nông dân với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ, khuyến nông phải phản ánh trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông dân về những vấn đề chưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục.

(5) Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động đơn độc: Khuyến nông phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác. Ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa học nông nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể quần chúng,


các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông. Công tác khuyến nông cần được xã hội hóa.

(6) Nguyên tắc công bằng: Khuyến nông phải quan tâm tạo điều kiện đến mọi thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ phát triển sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống và hoà nhập với cộng đồng.

1.1.1.3. Vai trò, chức năng và phương pháp khuyến nông

a) Vai trò của khuyến nông

Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn. Hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn.

* Khuyến nông với phát triển nông nghiệp và nông thôn: Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn. Hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn.

* Vai trò của khuyến nông trong quá trình từ nghiên cứu đến phát triển nông lâm nghiệp: Những tiến bộ kỹ thuật mới thường nảy sinh ra từ các tổ chức nghiên cứu khoa học (viện, trường, trạm, trại ...) và những tiến bộ kỹ thuật này phải được sử dụng vào trong thực tiễn sản xuất của người nông dân. Như vậy giữa nghiên cứu và phát triển nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc nhau như sản xuất - tiêu dùng, giữa người mua - người bán. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiến thức đó đưa vào được thực tiễn và người nông dân làm thế nào để sử dụng được chúng. Nghĩa là giữa nghiên cứu và nông dân cần có một trung gian làm nhiệm vụ lưu thông kiến thức và khuyến nông trong quá trình đó là chiếc cầu nối giữa khoa học với nông dân.

* Vai trò của khuyến nông đối với nhà nước: Là tổ chức giúp nhà nước thực hiện những chính sách, chiến lược về nông dân, nông nghiệp và nông thôn.


Vận động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách nông nghiệp. Trực tiếp cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân cho nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định những chính sách phù hợp.

b) Chức năng của hoạt động khuyến nông

Hoạt động khuyến nông nói chung có các chức năng: Đào tạo, hướng dẫn, tuyên truyền và tư vấn về KTTB cho nông dân; Cung cấp dịch vụ như: cây con giống, chữa bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sản cho nông dân; Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông, các chương trình phát triển nông thôn; Khuyến nông còn là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu


Nghiên

cứu

Nông dân

Khuyến nông

Nguồn: Cục khuyến nông - khuyến lâm (2000)

Ngoài ra, hoạt động khuyến nông còn có chức năng nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông, khuyến ngư.

c) Các phương pháp khuyến nông

Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại. Ưu điểm


của phương pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theo yêu cầu. Nhược điểm là diện hẹp, từng nông dân.

Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đích giúp nhau phát triển. Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn, họp nhóm và thăm quan. Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông tin cao, tốn ít nhân lực, khơi dậy sự tham gia của dân, cải tiến kỹ thuật do dân góp ý, phát hiện vấn đề mới nhanh chóng. Nhược điểm của phương pháp này là kinh phí lớn, dân trí thấp, điều kiện địa lý khó khăn (Đỗ Kim Chung, 2000 ). Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp được thực hiện bằng phương tiện nghe (đài), phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí), phương tiện nhìn (tranh ảnh, mẫu vật), phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, tivi). Ưu điểm của phương pháp này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ được nhiều người, linh hoạt ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp. Nhược điểm

của nó là không có lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân.

1.1.1.4. Hoạt động của khuyến nông

Hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung vào một số nội dung sau: (1) Tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp xây dựng nông thôn của Đảng và Chính phủ; (2) Truyền bá những KTTB trong thâm canh cây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản, bao gồm cả nghề cá, nghề rừng và là một mảng hoạt động quan trọng của phát triển nông thôn; (3) Cung cấp cho nông dân những thông tin về thị trường, giá cả nông sản để họ tổ chức sản xuất kinh doanh có lãi; (4) Phổ biến những kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân cho các nông dân khác làm theo; (5) Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng và kiến thức quản lý kinh tế cho hộ nông dân để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho họ; (6) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và tham gia cung ứng vật tư cho nông dân; (7) Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đề cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhằm


phát triển nền nông nghiệp bền vững (Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004).

Nghị định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ về công tác khuyến nông, khuyến ngư đã nêu rò: Nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư bao gồm:

(1) Thông tin, tuyên truyền; (2) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; (3) Xây dựng mô hình và chuyển giao KHCN; (4) Tư vấn và dịch vụ; (5) Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư.

Có hai nội dung mới đã được nêu ra trong Nghị đinh này là: Thứ nhất: Khuyến nông thực hiện việc tư vấn và dịch vụ: Tư vấn hỗ trợ chính sách pháp luật. Tư vấn hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp (lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn…). Tư vấn hỗ trợ, phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản. Tư vấn hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. Tư vấn hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp tác sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Thứ hai: Khuyến nông thực hiện hợp tác quốc tế: Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. (Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 24/5/2018).

Như vậy nội dung khuyến nông là rất đa dạng bao gồm cả nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn và môi trường. Trong đó chuyển giao KTTB cho nông dân là một nội dung quan trọng. Trong thực tế, không ít KTTB được phát minh nhưng nông dân lại không hề biết đến, KTTB ấy không được đưa vào sản xuất. Cho nên để sản xuất áp dụng được KTTB thì kỹ thuật phải được khẳng định là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho nông nghiệp và nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2005). Phương tiện truyền tải


KTTB, kiến thức sản xuất nông nghiệp (SXNN) tới nông dân chính là khuyến nông - thông qua khuyến nông.

1.1.2 Mô hình khuyến nông

1.1.2.1 Khái niệm

Mô hình hoặc hình mẫu theo nghĩa rộng thường là hình của một vật thể để tham khảo hay làm theo. Mô hình là sự trừu tượng hóa hay đơn giản hóa hệ thống. Trên thực tế hệ thống rất phức tạp, mô hình đơn giản hơn hệ thống nhưng phải đảm bảo các thuộc tỉnh, chức năng của hệ thống (không nhất thiết phải có đầy đủ các thuộc tính của hệ thống). Nói cách khác mô hình là phương tiện để tách ra khỏi hệ thông hoạt động khách quan nào đấy cần nghiên cứu. Trong mô hình không cần phản ánh tất cả các đặc điểm của hệ thông, đó là sự trừu tượng hóa của hệ thống (Đỗ Kim Chung, 2005).

Mô hình khuyến nông là một trong những loại hình truyền thông có tác động mạnh và có hiệu quả trong hoạt động khuyến nông. Tùy theo mục đích tuyên truyền mà người ta thiết kế xây dựng loại mô hình khuyến nông cho phù hợp, cụ thể:

- Mô hình khuyến nông phù hợp về quy mô: Mỗi mô hình khuyến nông đều có một quy mô tối thiểu đảm bảo đạt hiệu quả tốt về năng suất cũng như chất lượng của nông sản.

- Mô hình khuyến nông phù hợp về mùa vụ: Các giống cây trồng vật nuôi đều có một mùa vụ sinh trưởng phát triển nhất định. Khi triển khai mô hình các cán bộ khuyến nông căn chú ý đến mùa vụ để cây trồng vật nuôi có điều kiện phát triển tốt nhất, đem lại hiệu quả và năng suất cao.

- Mô hình khuyến nông phù hợp về đối tượng tuyên truyền: Đối tượng tuyên truyền là một yếu tố rất quan trọng khi triển khai mô hình, chúng ta không thể triển khai mô hình khuyến nông có kỹ thuật phức tạp cho người dân tộc miền núi, trình độ dân trí thấp và còn nhiều hạn chế về kinh tế.

1.1.2.2 Mô hình khuyến nông lý thuyết

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí