So Sánh Truyền Thông Trực Tuyến Và Marketing Truyền Thống

Bảng 1. 1 So sánh Truyền thông trực tuyến và Marketing truyền thống


Đặc điểm

Truyền thông trực tuyến

Marketing truyền thống


Phương thức

Sử dụng Internet, các thiết bị

số hóa

Chủ yếu sử dụng các phương tiện

truyền thông đại chúng


Không gian

Không bị giới hạn bởi biên

giới quốc gia và vùng lãnh thổ

Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và

vùng lãnh thổ


Thời gian

Mọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập nhật thông tin sau

vài phút

Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay

đổi mẫu quảng cáo hoặc clip


Phản hồi

Khách hàng tiếp nhận thông

tin và phản hồi ngay lập tức

Mất một thời gian dài để khách hàng

tiếp nhận thông tin và phản hồi


Khách hàng

Có thể chọn được đối tượng cụ thể , tiếp cận trực tiếp với

khách hàng

Không chọn được nhóm đối tượng cụ thể


Chi phí

Thấp, với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được, có thể kiểm

soát được chi phí quảng cáo

Cao, ngân sách quảng cáo lớn, được ấn định dùng 1 lần

Lưu trữ thông tin

Lưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng, nhanh chóng

Rất khó lưu trữ thông tin của khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 4

(Nguồn: http://doanhnhanso.info/) Qua bảng trên thấy được những lợi thế vượt trội truyền thông trực tuyến so với marketing truyền thống, nhưng không vì thế mà cho rằng truyền thông trực tuyến là tất cả mà phủ nhận đi vai trò marketing truyền thống. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp chiến lược marketing truyền thống có thể hỗ trợ chiến lược online marketing và ngược lại. Điều này được ứng dụng uyển chuyển trong từng trường hợp, tùy vào mục đích tiếp thị của từng doanh nghiệp, từng chiến dịch quảng cáo. Do vậy nếu có thể thì việc kết hợp hai hình thức marketing này là điều lý tưởng nhất cho chiến dịch của doanh

nghiệp, từ việc tăng mức độ nhận biết thương hiệu đến doanh số kinh doanh.

1.1.2.4 Phân tích các công cụ truyền thông trực tuyến

1.1.2.4.1 Quảng cáo trên mạng xã hội

Quảng cáo trên mạng xã hội là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lợi ích của quảng cáo trên mạng xã hội:

Quảng cáo trên mạng xã hội mang lại cho doanh nghiệp là tính lan truyền rộng lớn. Với hoạt động này, thông tin được cập nhật liên tục, không giới hạn về số lượng và thời gian gửi. Hơn nữa, ngay khi thông tin về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được đăng lên trên các trang mạng xã hội, chúng sẽ được lan truyền và chia sẻ bởi triệu cư dân mạng một cách nhanh chóng.

Quảng cáo trên mạng xã hội giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ còn là xu hướng mà đã trở thành thói quen không thể thiếu với những người sử dụng. Nếu doanh nghiệp biết tận dụng điều đó, xây dựng chiến lược rõ ràng, phân tích thị trường và đối tượng khách hàng cụ thể thì chắc chắn hiệu quả của marketing qua mạng xã hội sẽ không thua kém bất cứ phương thức quảng cáo truyền thống nào. Với một chi phí không hề lớn, nếu có hướng đi đúng đắn, quảng cáo của doanh nghiệp sẽ xuất hiện một cách rộng khắp và đem lại hiệu quả tối ưu.

Cuối cùng quảng cáo trên mạng xã hội có độ tương tác cao. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, cùng trao đổi và chia sẻ những vấn đề với cộng đồng, thực hiện các cuộc thăm dò hoặc giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát được tối đa các vấn đề có thể phát sinh.

Các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay:

Facebook: là một mạng xã hội, cho phép mọi người kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Facebook là một ứng dụng web, App được cài đặt trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần có thiết bị điện tử như trên và có kết nối internet thì bất kỳ đang ở đâu đều có thể sử dụng được mạng xã hội này. Mọi người dùng facebook để chia sẻ những tâm sự của bản thân. Facebook được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để phục vụ mục đích kinh doanh, quảng cáo, truyền thông để tương tác với khách hàng. Theo thống kê từ datareportal.com cho thấy, Facebook đứng thứ ba trong số các website được truy cập nhiều nhất thể giới, chỉ đứng sau Google và Youtube.

Youtube: Youtube là một nền tảng chia sẻ video phổ biến, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải video về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video. Kiếm tiền Online với Youtube bằng cách tạo một kênh cá nhân trên đây và phát triển nó theo một mục tiêu đã định sẵn. Hình thức này đang ngày càng thu hút sự chú ý của người dùng Youtube và cả cộng đồng. Hầu như các chương trình trên TV chúng thường được đăng tải trên Youtube bằng một kênh dành riêng cho chương trình đó hoặc một kênh của đơn vị tài trợ ngay sau khi công chiếu. Bằng cách này, các đơn vị truyền thông vừa có thể thu được lợi nhuận, vừa đem chương trình của mình đến với nhiều khán giả hơn.

Hiện nay, Youtube là trang chia sẻ video lớn nhất thế giới và là trang web phổ biến số 2 ở cả thị trường toàn cầu. (Wikipedia)

Instagram: Instagram cũng là một mạng xã hội được khá nhiều người sử dụng. Instagram là một cách đánh khác của Facebook khi tập trung hơn về hình ảnh và bản quyền ảnh, tức là bạn không thể tải ảnh về máy trên Instagram. Người dùng yêu Instagram là vì chức năng chỉnh sửa ảnh quá điêu luyện của nó. Đó là sự kết hợp thông minh và thuận tiện giữa mạng xã hội với ứng dụng chỉnh ảnh.

1.1.2.4.2 Website

Theo Markdao Agency Vietnam, Website là một trong những kênh thông tin giúp quảng bá hình ảnh, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi.

Có thể nói website là công cụ không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó được ví như là xương sống của ngành thương mại điện tử đồng thời là nền tảng giúp cho các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động bán hàng trên internet và thu hút khách hàng. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều website, ứng với mỗi dịch vụ hay sản phẩm khác nhau, để mở rộng thị trường rộng lớn hơn đem đến cho doanh nghiệp những giá trị sử dụng thích hợp nhất.

Lợi ích từ website:

Giúp khách hàng có được những thông tin cần thiết, nhanh chóng và hiệu quả, mang tính cập nhật để phục vụ tốt các đối tượng khách hàng trong quá trình tìm hiểu.

Khối lượng thông tin cung cấp không hạn chế, giúp cho khách hàng thoải mái tìm hiểu như trên báo đài và dễ dàng nắm được thông tin sản phẩm của doanh nghiệp.

Quảng bá hình ảnh một cách tốt nhất trên thị trường toàn cầu, bất cứ đâu cũng có thể biết đến doanh nghiệp nếu bạn biết cách tận dụng và quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình qua hệ thống website.

Chi phí truyền thông trực tuyến qua website rẻ hơn nhiều so với các dịch vụ marketing truyền thống khác và hiệu quả lại cao hơn.

Mở rộng thị trường kinh doanh và tìm kiếm được khách hàng mục tiêu, giúp cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Website là nơi để doanh nghiệp tiếp nhận những phản hồi, đánh giá của khách

hàng và có phương án điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

1.1.2.4.3 Email marketing

Theo Rob Stokes tác giả của cuốn “E-marketing – The essential guide for marketing” được xuất bản vào năm 2009 thì email marketing là một hình thức marketing trực tiếp sử dụng công cụ là các thiết bị điện tử để truyền tải thông điệp đến khách hàng. Đây là công cụ để thiết lập mối quan hệ giữa công ty với những khách

hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Email marketing là phương thức cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu thập những phản hồi từ phía khách hàng thông qua email.

Lợi ích của Email:

Email marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu

dùng, tăng mối liên hệ, tạo lòng tin với khách hàng.

Email marketing giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí so với việc marketing truyền thống như đặt biển quảng cáo ngoài trời, báo giấy,… hay các hoạt động marketing online khác như đặt banner trên báo điện tử thì mức giá của dịch vụ e

– mail marketing lại thấp hơn rất nhiều và giúp doanh nghiệp có thể gửi thông tin đến đúng đối tượng một cách nhanh chóng nhất.

Doanh nghiệp có thể đo lường được kết quả của chiến dịch e-mail marketing ngay lập tức mà không mất thời gian chờ đợi nhờ các công cụ thống kê trực quan giúp doanh nghiệp biết được có bao nhiêu người đã nhận e-mail, số người đã đọc nội dụng e-mail,…

E-mail marketing có tính ứng dụng linh hoạt. E-mail không hạn chế hình thức thiết kế và khối lượng nội dung của thông điệp, không giới hạn số người nhận thông tin và có thể điều chỉnh nội dung. Nội dung của doanh nghiệp có thể được trình bày bằng chữ, hình ảnh, video nhằm mục đích làm tăng hiệu quả của việc marketing.

Lợi ích cuối cùng của e-mail marketing chính là tốc độ nhanh chóng. Khi sử dụng dịch vụ e-mail marketing, thông điệp của doanh nghiệp sẽ được gửi một cách nhanh chóng đến hàng ngàn người mà không cần mất nhiều thời gian chờ đợi, thông tin sẽ được gửi tới khách hàng trong khoảng thời gian ngắn nhất.

1.1.2.4.4 Marketing thông qua công cụ tìm kiếm SEM

SEM là viết tắt của thuật ngữ Search Engine Marketing, nghĩa là marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM là một hình thức marketing online liên quan đến việc nghiên cứu, sử dụng nhiều phương pháp marketing khác nhau nhằm đưa website của cá nhân/ doanh nghiệp đứng ở vị trí mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên Internet. Trong SEM bao gồm hai thành phần chính đó là SEO và PPC.

SEO: được viết tắt bởi thuật ngữ Search Engine Optimization là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là tập hợp các cách thức nhằm đưa thứ hạng webite lên vị trí cao nhất trong các kết quả tìm kiếm của người dùng trên công cụ tìm kiếm thông qua cách mà các doanh nghiệp xây dựng cấu trúc website như thế nào, cách doanh nghiệp biên tập và đưa nội dung vào trang web, kết nối với nhau giữa các trang trong website,… Ưu điểm lớn nhất của SEO là nếu website của doanh nghiệp được xếp trong top kết quả tìm kiếm của google thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao mặc dù doanh nghiệp không

phải trả phí và người tiêu dùng thường có xu hướng click vào kết quả thông thường (kết quả của SEO) hơn chứ không phải là quảng cáo (kết quả của PPC).

PPC: được viết tắt bởi thuật ngữ Pay Per Click, nghĩa là trả tiền theo click. Tác dụng của hình thức quảng cáo này là giúp website của doanh nghiệp sẽ được lên top dễ dàng mà không mất nhiều thời gian, giúp tăng lượng người truy cập vào website và hiệu quả có thể được đo lường được một cách nhanh chóng. Theo hình thức này, các đơn vị đặt quảng cáo phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được quy định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo.

1.1.2.4.5 Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến là một hình thức quảng bá sử dụng mạng Internet để đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng mục tiêu, nhằm làm tăng doanh thu cũng như tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

Lợi ích của quảng cáo trực tuyến:

Tiết kiệm chi phí: So với marketing truyền thống, các giải pháp quảng cáo của marketing trực tuyến tốn chi phí ít hơn rất nhiều, đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ với ngân quỹ dành cho việc quảng cáo không nhiều.

Tiếp cận thị trường toàn cầu: Với một website và một kế hoạch online marketing hợp lý, bạn hoàn toàn có thể đưa hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, thương mại điện tử giúp bạn dễ dàng tiếp nhận và xử lý các đơn hàng toàn cầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Dễ dàng kiểm soát tính hiệu quả và tạo những thay đổi trong chiến dịch quảng cáo: Marketing trực tuyến giúp bạn kiểm tra độ hiệu quả của chiến dịch với các báo cáo chi tiết (bao nhiêu người đã xem quảng cáo của bạn; lượng truy cập hàng ngày,...). Dựa vào thông tin thu được, bạn có thể điều chỉnh lại các thành phần, giải pháp trong chiến lược của mình ngay lập tức nhằm thu được kết quả mong muốn.

Liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng: Khi khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn, họ sẽ gửi một nội dung yêu cầu thông qua các tiện ích miễn phí (email, live chat,...) và bạn có thể dễ dàng phản hồi lại tới họ. Marketing trực tuyến cùng với các sản phẩm ứng dụng thương mại điện tử đã mang lại tính tương tác cao hơn và dễ dàng hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.

1.1.3 Đánh giá hoạt động truyền thông marketing trực tuyến

Sau khi thực hiện các chương trình truyền thông, người truyền thông phải đo lường tác dụng của nó đến công chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó bao nhiêu lần, họ cảm thấy như thế nào về thông điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó. Người truyền thông cần thu thập những số đo hành vi phản ứng đáp

lại của công chúng như có bao nhiêu người đã mua sản phẩm, thích nó và nói chuyện với những người khác về nó. (Nguồn: Giáo Trình Quản Trị Marketing – Philip Kotler)

Ngoài ra, doanh nghiệp cần dựa vào những chỉ số KPIs –Key Performance Indicators để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông trực tuyến theo từng kênh triển khai. KPIs là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức, bộ phận chức năng của doanh nghiệp.

Chỉ số KPIs cho chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO

Dựa vào vị trí website trên trang kết quả tìm kiếm của Google với từ khóa

tương ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến các chỉ số bao gồm:

- Từ khóa SEO có bao nhiêu lượng tìm kiếm /tháng

- Thứ hạng trang của doanh nghiệp thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO?

- Tỷ lệ khách hàng mới truy cập, khách hàng cũ quay lại website là bao nhiêu

- Nguồn truy cập: thống kê khách hàng truy cập website đến từ đâu (search

trên google, thấy trên quảng cáo của facebook,…)

- Thiết bị truy cập: khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập vào website (thiết bị di động, laptop, máy tính bàn,…)

- Thời gian tải website là bao nhiêu

- Thời gian khách hàng lưu lại trên website trung bình là bao nhiêu

- Số trang trên mỗi lượt truy cập là bao nhiêu

- Tỷ lệ thoát là bao nhiêu

Chỉ số KPIs cho chiến dịch truyền thông mạng xã hội

Chưa bao giờ mạng xã hội hết hot trong việc bán hàng, truyền bá sản phẩm. Vậy khi giữ một vị trí quan trọng như thế thì cần phải có những công cụ để đo đạc chỉ số KPIs tốt nhất để có thể đánh giá được hiệu quả của việc bán hàng:

- Đối với mạng xã hội Google+: Google+ là mạng xã hội hỗ trợ công tác SEO hiệu quả nhất, bên cạnh đó là nhận biết thương hiệu. Doanh nghiệp cần kiểm soát hiệu quả của kênh Google+ thông qua các chỉ số sau:

+ Có bao nhiêu bạn bè trong vòng kết nối tài khoản cá nhân

+ Có bao nhiêu người theo dõi trang Google+

+ Mức độ tương tác các thông điệp trên Google+ như thế nào

+ Lượng truy cập website đến từ Google+ là bao nhiêu/ngày/tháng

- Đối với mạng xã hội Facebook: Facebook là kênh bán hàng, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Để doanh nghiệp đạt hiệu quả cần phải kiểm soát kênh Facebook qua các chỉ số sau:

+ Lượng truy cập website từ Facebook là bao nhiêu/ngày/tháng

+ Lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng là bao nhiêu/ngày/tháng

+ Các sự kiện trên Fanpage có bao nhiêu người biết đến, bao nhiêu người được mời, bao nhiêu người tham gia

+ Mức độ tương tác của Fanpage (lượt like, comment, chia sẻ) như thế nào

+ Tốc độ tăng lượng like bao nhiêu/ngày/tháng

+ Số lượng đặt hàng trực tiếp từ Fanpage là bao nhiêu/ngày/tháng

- Đối với mạng xã hội Youtube: Youtube hiện nay đang là một kênh truyền thông và hỗ trợ đắc lực cho Marketing online, bởi tính chất thu hút “dễ xem, dễ nhớ, dễ hiểu” của nó, khả năng lan truyền của video cũng khá cao. Và để cho chất lượng kênh này tốt thì doanh nghiệp cần quan tâm đến những chỉ số sau:

+ Có bao nhiêu người đăng kí theo dõi kênh Youtube.

+ Kênh Youtube có được liên kết với bao nhiêu mạng xã hội khác

+ Mức độ tương tác mỗi video trên kênh Youtue như thế nào (số người xem, like, comment, chia sẻ video là bao nhiêu)

+ Lượng truy cập website từ kênh youtube là bao nhiêu/ngày/tháng

Chỉ số KPIs cho chiến dịch Email Marketing: Email Marketing là một hoạt động truyền thông trực tuyến, một kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng chủ động và nó thích hợp với hầu hết các ngành hàng kinh doanh. Với Email marketing, doanh nghiệp dễ dàng gia tăng lượng khách hàng, từ chính khách hàng cũ hay cả những người chưa từng biết doanh nghiệp. Vì vậy, người làm marketing cần phải theo dõi và phân tích những dữ liệu thu về sau khi thực hiện chiến dịch gửi email cho khách hàng. Để thực hiện được một chiến dịch Email Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần phải thông qua các chỉ số sau:

- Lượng e-mail gửi đi thành công trên tổng số email gửi

- Số lượng người click vào đường link trong mail

- Số lượng email được chuyển tiếp cho người khác

- Số lượng người từ chối nhận email

- Lượng dữ liệu khách hàng thu thập được là bao nhiêu/ngày/tháng

- Lượng truy cập website từ email chuyển đổi thành khách hàng

Chỉ số KPIs cho các chiến dịch quảng cáo

Quảng cáo Google Adwword: Là một dịch vụ của Google giúp cho những ai đang kinh doanh hay bán hàng Online có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng tốt nhất, sản phẩm của bạn sẽ có những vị trí tốt nhất trên trang tìm kiếm của Google và cách thức hoạt động của kênh này là trả tiền cho mỗi click của khách hàng

vào quảng cáo của mình. Vì vậy, doanh nghiệp chạy quảng cáo hay thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo thì cần phải chú ý tới các chỉ số đo lường hiệu quả:

+ Lượng tìm kiếm của từ khóa chạy quảng cáo là bao nhiêu/tháng

+ Chi phí cho 1 click là bao nhiêu

+ Số lần hiển thị và số lần click vào quảng cáo là bao nhiêu/ngày

+ Điểm chất lượng quảng cáo là bao nhiêu

+ Vị trí của quảng cáo hiển thị ở đâu

+ Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng từ click vào quảng cáo là bao nhiêu

Quảng cáo Facebook: Đây là một kênh tiếp cận khách hàng một cách chủ động, họ chưa cần biết tới bạn, chưa cần biết tới sản phẩm nhưng sản phẩm của doanh nghiệp vẫn có thể xuất hiện trước họ. Để doanh nghiệp đạt hiệu quả cần phải kiểm soát các chiến dịch quảng cáo facebook thông qua các chỉ số sau:

+ Ngân sách/ngày cho quảng cáo là bao nhiêu

+ Mức độ hiển thị quảng cáo/ngày là bao nhiêu

+ Tốc độ tăng like trên số lần hiển thị mỗi ngày

+ Mức độ tương tác với thông điệp quảng cáo là bao nhiêu

1.2 Cơ sở thực tiển

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau đều áp dụng hình thức Digital Marketing vào hệ thống hoạt động kinh doanh, marketing của mình nhờ tính hiệu quả và chi phí hợp lý. Đặc biệt, các trung tâm đào tạo như kế toán, ngoại ngữ,… hiện nay xuất hiện ngày càng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người đi làm. Ở thành phố Huế cũng không ngoại lệ, với số lượng các trung tâm đào tạo mở ra ngày càng nhiều thì việc mỗi trung tâm cần thay đổi nội dung giáo trình mới cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, hoạt động chăm sóc khách hàng, đặc biệt là chú trọng vào các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm thu hút học viên.

Theo xu hướng đó, có thể kể đến một số trung tâm đào tạo tại huế đã áp dụng hình thức truyền thông trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của mình rất thành công như Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức, Trung tâm Đào tạo dạy kế toán chuyên nghiệp ATA GLOBAL, Trung tâm Anh ngữ Ames, Học viện Đào tạo Quốc tế Ani,… Những trung tâm đều có vị trí thuận lợi, với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cùng với thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo hiệu quả đã thu hút được một lượng học viên theo học. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trung tâm đã và đang tìm mọi cách để đạt hiệu quả kinh doanh của mình bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là các trung tâm cần phải nắm bắt được một trong những công cụ cơ bản là xây dựng năng lực truyền thông online hiệu quả, hình ảnh

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí