Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 2

1.1.1 Truyền thông marketing 7

1.1.1.1 Khái niệm truyền thông marketing 7

1.1.1.2 Vai trò của truyền thông marketing 7

1.1.1.3 Các công cụ truyền thông marketing 8

1.1.1.4 Mô hình truyền thông marketing 8

1.1.1.5 Các bước xây dựng chương trình truyền thông marketing 9

1.1.2 Giới thiệu về truyền thông trực tuyến 12

1.1.2.1 Khái niệm 12

1.1.2.2 Vai trò của truyền thông trực tuyến 12

1.1.2.3 So sánh giữa truyền thông trực tuyến và Marketing truyền thống 13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.1.2.4 Phân tích các công cụ truyền thông trực tuyến 14

1.1.2.4.1 Quảng cáo trên mạng xã hội 14

Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức - 2

1.1.2.4.2 Website 16

1.1.2.4.3 Email marketing 16

1.1.2.4.4 Marketing thông qua công cụ tìm kiếm SEM 17

1.1.2.4.5 Quảng cáo trực tuyến 18

1.1.3 Đánh giá hoạt động truyền thông marketing trực tuyến 18

1.2 Cơ sở thực tiển 21

1.3 Bình luận các nghiên cứu liên quan đến đề tài 22

1.4 Tóm tắt chương 1 22

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN TẠI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC 23

2.1 Tổng quan về Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 23

2.1.1 Giới thiệu chung 23

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 24

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm 26

2.1.5 Sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 27

2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm 30

2.2 Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 35

2.2.1 Mục tiêu của hoạt động truyền thông trực tuyến 35

2.2.2 Phân bổ ngân sách Marketing 35

2.2.3 Các công cụ truyền thông trực tuyến mà Trung tâm đang áp dụng 37

2.2.3.1 Kênh Website 37

2.2.3.2 Kênh Facebook 42

2.2.3.3 Kênh Email 45

2.3 Đánh giá của khách hàng đối với hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm

Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 45

2.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 45

2.3.2 Đặc điểm hành vi khách hàng 48

2.3.3 Đánh giá của khách hàng về các hoạt động truyền thông online của trung tâm thông qua các kênh 50

2.3.3.1 Đối với kênh Website của trung tâm 51

2.3.3.2 Đối với kênh Facebook của trung tâm 53

2.3.3.3 Đối với kênh Email của trung tâm 55

2.3.4 Đánh giá chung về hoạt động truyền thông trực tuyến của trung tâm 57

2.3.5 Tác động của truyền thông trực tuyến đối với hành vi và nhận thức của học viên

Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 58

2.4 Tóm tắt chương 2 60

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN HỒNG ĐỨC 61

3.1 Định hướng mục tiêu phát triển các hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung

tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 61

3.2 Giải pháp cho hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức 62

3.2.1 Giải pháp về chi phí marketing 62

3.2.2 Thực hiện truyền thông trực tuyến một cách có chiến lược 62

3.2.3 Giải pháp cho các công cụ truyền thông trực tuyến 63

3.2.3.1 Đối với công cụ Website 63

3.2.3.2 Đối với công cụ Facebook 63

3.2.3.3 Đối với công cụ Email marketing 64

3.3 Tóm tắt chương 3 65

PHẦN III: KẾT LUẬN 66

1. Kết luận 66

2. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 70

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và thời gian. Từ khi xuất hiện internet, ngành marketing đã có nhiều thay đổi vô cùng lớn. Các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí đang ngày càng kém thu hút đối với doanh nghiệp do hiệu quả của hoạt động marketing qua những kênh này ngày càng giảm sút. Thay vào đó, internet lại nổi lên như một trong những phương thức giúp các chủ doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất mà vẫn tiết kiệm được chi phí một cách tối đa.

Theo báo cáo Việt Nam Digital 01/2021 do We Are Social và Hootsuite thống kê, tỷ lệ người sử dụng Internet là hơn 68 triệu người, chiếm 70% dân số. Nếu thời gian trước đây, người tiêu dùng tìm đến tờ báo tiếp thị hằng ngày để tìm kiếm tin tức về sản phẩm thì bây giờ sự lựa chọn của họ là đọc tin tức trên mạng Internet. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đang dần chuyển dịch từ kinh doanh truyền thống sang môi trường Internet, chủ yếu tập trung đầu tư nguồn lực vào truyền thông trực tuyến. Tầm quan trọng của truyền thông trực tuyến được đưa lên hàng đầu. Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, truyền thông tác động đến nhận thức của con người và từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử. Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết tiếp cận với sản phẩm dịch vụ một cách dễ dàng hơn, cũng từ đó giúp tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.

Để có thể cạnh tranh trên thị trường, các trung tâm kế toán không chỉ cần cung cấp những khóa học chất lượng tốt, mức giá cạnh tranh mà còn phải có những hoạt động truyền thông thích hợp. Trước sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ các trung tâm khác ở thị trường Thành phố Huế thì Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức đã không ngừng nâng cao các hoạt động truyền thông trực tuyến để quảng báo thương hiệu và sản phẩm của mình, dễ dàng giới thiệu các khóa học của mình cũng như chuyển tải hình ảnh, thông điệp đến các khách hàng một cách tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút học viên, nâng cao uy tín của công ty. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra các hoạt động truyền thông trực tuyến mà Trung tâm sử dụng trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, từ đó có thể đóng góp những ý tưởng giúp nâng cao hoạt động truyền thông trực tuyến đến với khách hàng nhằm khẳng định vị thế, nâng cao mức độ cạnh tranh. Với mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn nữa về lĩnh vực này tôi đã

quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung

tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức” làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Thông qua khảo sát, đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông trực tuyến tại trung tâm giúp thu hút khách hàng.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông trực tuyến

- Đánh giá hoạt động truyền thông trực tuyến của trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức.

3.2 Đối tượng khảo sát

Các học viên đã và đang tham gia các khóa học tại Trung tâm Đào tạo và Tư

vấn Hồng Đức.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu này chỉ chú trọng tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến của Trung tâm trên ba công cụ chủ yếu: Website, Facebook và Email.

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức trên địa bàn Thành Phố Huế, đồng thời thông qua khảo sát trực tuyến.

- Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2017-2019

+ Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp thu thập được do Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức cung cấp như: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức các phòng ban, bộ phận, số liệu, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm, ...

Thu thập các lý thuyết, cách thức xây dựng, thực hiện và nghiên cứu các hoạt

động truyền thông trực tuyến thông qua Website, mạng xã hội, Email,…

Thu thập, tìm kiếm các thông tin thông qua sách, báo tạp chí chuyên ngành, qua các bài báo, bài chia sẻ trên website chuyên ngành.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhân viên trong trung tâm để xem tình hình hoạt động của trung tâm, các hoạt động truyền thông trực tuyến đã được áp dụng tại trung tâm thực hiện nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thông tin được thu thập và kế thừa có chọn lọc các cơ sở dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn tài liệu các khóa luận, luận văn, các đề tài nghiên cứu trước đó tại các website uy tín, tại thư viện trường Đại học Kinh Tế Huế để tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến hoạt động truyền thông trực tuyến, các công cụ truyền thông làm cơ sở cho việc làm bảng hỏi và tiến hành điều tra khách hàng.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Nghiên cứu định tính: Thu thập số liệu bằng cách sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, những người thực hiện các hoạt động liên quan đến truyền thông trực tuyến cho Trung tâm để biết được các hoạt động truyền thông trực tuyến mà trung tâm đã triển khai trong thời gian qua. Sử dụng các câu hỏi để thực hiện việc phỏng vấn rồi tiến hành ghi chép các thông tin có thể phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Các câu hỏi dùng để phỏng vấn như:

+ Mục tiêu hoạt động của truyền thông trực tuyến?

+ Các công cụ truyền thông trực tuyến mà công ty đang sử dụng?

+ Chi phí để phát triển các công cụ truyền thông trực tuyến?

+ Quy trình để thực hiện hoạt động truyền thông trực tuyến?

- Nghiên cứu định lượng:

+ Điều tra các học viên đã và đang tham gia các khóa học tại Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng Đức thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Tiến hành thực hiện khảo sát thử 20 học viên xem họ có đồng ý cung cấp những thông tin được hỏi hay không, từ ngữ trong bảng hỏi có dễ hiểu hay không, nhằm lượng hóa những phản ứng của người được phỏng vấn về độ dài của phiếu điều tra và nhận xét đối với các câu hỏi và đáp án trả lời được đưa ra trong phiếu điều tra, từ đó điều chỉnh lại bảng hỏi và phỏng vấn chính thức.

+ Thống kê các thông tin, mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ từ các bảng hỏi điều tra từ khách hàng của Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Hồng

Đức để xem hiệu quả của các hoạt động truyền thông trực tuyến mà Trung tâm đã triển khai. Từ đó, có thể lượng hóa, đo lường, phản ánh và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trực tuyến.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm thang đo định danh, thang

đo thứ bậc và thang đo Likert:

- Thang đo định danh được sử dụng để đo các biến như giới tính, nghề nghiệp, nguồn thông tin tiếp cận, loại sản phẩm/dịch vụ sử dụng…

- Thang đo thứ bậc được sử dụng để đo các biến tuổi tác, thu nhập nhằm phân loại các câu trả lời giữa các nhóm được phỏng vấn.

- Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo các biến định lượng nhằm đánh giá các hoạt động truyền thông online mà trung tâm thực hiện dưới góc độ khách hàng. Thang đo Likert gồm 5 mức độ từ 1 – Rất không đồng ý đến 5 – Rất đồng ý.

Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu

Phương pháp xác định kích thước mẫu

Kích thước mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức Cochran (1977) như

(1 −

)

sau:


=


Trong đó:


n: Số lượng mẫu cần cho nghiên cứu


Z: là giá trị biến thiên chuẩn được tính sẵn trong bảng ứng với độ tin cậy (1 –

). Với mức ý nghĩa = 0,05 thì độ tin cậy (1- ) = 0,95 nên / = 1,96 : tỷ lệ tổng thể

: sai số mẫu cho phép nằm trong khoảng 5% - 10%, với nghiên cứu này ta chọn = 9% = 0,09

Để đảm bảo kích thước mẫu là lớn nhất và được ước lượng có độ an toàn nhất thì (1- ) phải đạt cực đại. Tức là p phải nhận giá trị mà tại đó đạo hàm riêng của p là ’ = – 1 = 0. Do đó ta chọn = 0,5 thì (1- ) = 0,5, ta có số quan sát trong mẫu theo công thức là:


,

× , × (

,

, )

= = 119

Để đảm bảo cho việc nghiên cứu, số mẫu đề nghị là 150% số mẫu theo công thức trên, tức là số mẫu cần thực hiện điều tra là: n = 119*150% = 180.

Vì vậy tôi quyết định tiến hành khảo sát 180 khách hàng để phục vụ việc nghiên

cứu.


Phương pháp chọn mẫu:

Với vấn đề nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối

với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được, lấy đủ số quan sát theo kích thước mẫu. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà có khả năng gặp được đối tượng để điều tra, không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu.

Cách thức chọn mẫu: Từ cơ sở dữ liệu của trung tâm với danh sách học viên đang tham gia các khóa học tại trung tâm. Cụ thể là tại các lớp học, khi học viên đến học, người điều tra có thể gặp bất cứ học viên nào mà họ gặp để xin khảo sát điều tra. Nếu học viên này không đồng ý thì chuyển sang học viên khác. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập tại trung tâm, những học viên nào đến nhận chứng chỉ thì tác giả có thể xin khảo sát điều tra học viên đó. Ngoài ra, có thể gửi bảng hỏi online được tạo trên Google Form để học viên điền vào.

4.2 Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu

Đối với dữ liệu thứ cấp:

Sau khi tiến hành thu thập các dữ liệu, tiến hành việc kiểm tra, xác minh tính chính xác của dữ liệu, sau đó sử dụng các phương pháp sau để phục vụ cho việc nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp các số liệu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm từ 2017 – 2019.

- Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm của kì trước so với kì sau.

Đối với dữ liệu sơ cấp:

Sau khi tiến hành điều tra, thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu vào máy tính, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0

Một số phương pháp phân tích, xử lý số liệu được sử dụng:

Thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả quy mô tổng thể điều tra, mô tả các biến: giới tính, thu nhập, nghề nghiệp,… và đánh giá các đặc điểm của mẫu điều tra như giá trị trung bình (mean), phần trăm (Percent), độ lệch chuẩn (Std Deviation),… của các biến quan sát.

Kiểm định giá trị trung bình One Sample T- test: là phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí