Tổng Quan Vấn Đề Phát Triển Du Lịch Tại Các Vqg Việt Nam

an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng trong hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sức khỏe cho du khách, người dân địa phương, uy tín ngành Du lịch tại điểm đến.

1.2. Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam


Việt Nam vốn được mệnh danh là đất nước “rừng vàng, biển bạc” với 164 khu BTTN (tổng diện tích khoảng 2,5 triệu hécta), phải nói rằng đây là một con số không nhỏ. Do đó, việc chú trọng quy hoạch các khu bảo tồn này sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chúng ta hiện tại chưa có đủ kinh phí và nguồn lực để quy hoạch và phát triển tất cả các KBTTN nói trên.[32].

Một trong những nguồn kinh phí phục vụ việc phát triển, quy hoạch các khu bản tồn là nhờ hoạt động du lịch. Nhìn chung hiện nay các hoạt động du lịch diễn ra tại các VQG nói riêng hay các KBTTN nói chung diễn ra ồ ạt, tự phát, không được kiểm soát và có chương trình phát triển bài bản và rõ ràng. Đa phần các VQG hay KBTTN đang bị suy cấp dưới tác động vô cùng mạnh mẽ từ các hoạt động du lịch.

Hiện tại các đa số các KBTTN của Việt Nam đều đang phải oằn mình chống chọi với sức ép từ bên ngoài đặc biệt là nhân tác. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng đánh giá độ nóng (độ rủi ro, mức độ tổn thương) – BVIh của các KBTTN do đề tài của Cục bảo tồn ĐDSH thực hiện năm 2012.

Bảng 1: Bảng tổng hợp chỉ số BVIh của 51 khu BTTN trên đất liền Việt Nam


STT

Tên

Khu BTTN/VQG

Vị trí (nơi đặt

TT hành chính)

BVIh

Độ chính

xác r

Xếp

hạng độ

1.

KBTTN Bà Nà – Núi

Chúa

Đà nẵng

0,78

0,89

Rất cao

2.

VQG Bạch Mã

Thừa Thiên Huế

0,78

0,78

Rất cao

3.

VQG Phú Quốc

Phú Quốc

0,78

0,78

Rất cao

4.

VQG U Minh

Thượng

Kiên Giang

0,67

0,89

Rất cao

5.

VQG Yokdon

Đăk Nông

0,67

0,89

Rất cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 4

VQG Mũi Cà Mau

Cà Mau

0,67

0,89

Rất cao

7.

Bán đảo Sơn Trà

Đà Nẵng

0,67

0,89

Rất cao

8.

VQG Hoàng Liên

Sơn

Lào Cai

0,67

0,78

Rất cao

9.

VQG Núi Chúa

Bình Thuận

0,67

0,67

Rất cao

10.

VQG Cát Bà

Hải Phòng

0,67

0,67

Rất cao

11.

VQG Pù Mát

Nghệ An

0,67

0,67

Rất cao

12.

VQG Vũ Quang

Hà Tĩnh

0,67

0,67

Rất cao

13.

VQG Bến En

Thanh Hóa

0,67

0,67

Rất cao

14.

KBTTN Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

0,67

0,78

Rất cao

15.

VQG U Minh Hạ

Cà Mau

0,67

0,78

Rất cao

16.

KBTTN Ngọc Linh

Kon tum

0,56

0,89

Rất cao

17.

VQG Tràm Chim

Đồng Tháp

0,56

0,89

Rất cao

18.

VQG Bù Gia Mập

Bình Phước

0,56

0,78

Rất cao

19.

VQG Phong Nha-Kẻ

Bàng

Quảng Bình

0,56

0,78

Rất cao

20.

VQG Cúc Phương

Ninh Bình

0,56

0,78

Rất cao

21.

KBTTN Cù Lao

Chàm

Quảng Nam

0,56

0,78

Rất cao

22.

KBTTN Lung Ngọc

Hoàng

Hậu Giang

0,56

0,78

Rất cao

23.

KBTTN Tiền Hải

Thái Bình

0,56

0,78

Rất cao

24.

KBRTN Kim Hỷ

Bắc Cạn

0,56

0,78

Rất cao

25.

VQG Bái Tử Long

Quảng Ninh

0,56

0,67

Rất cao

26.

VQG Tam Đảo

Vĩnh Phúc

0,56

0,67

Rất cao

27.

KBTTN Pia Oắc

Cao Bằng

0,56

0,67

Rất cao

28.

KBTTN Vĩnh Cửu

Đồng Nai

0,56

0,67

Rất cao

6.

KBTTN Bình Châu –

Phước Bửu

Bà Rịa – Vũng

Tàu

0,56

0,67

Rất cao

30.

VQG Ba Vì

Hà Nội

0,56

0,56

Rất cao

31.

KBTTN Đa Krong

Quảng Trị

0,44

0,78

Cao

32.

KBTTN Krong Trai

Phú Yên

0,44

0,78

Cao

33.

VQG Xuân Sơn

Phú Thọ

0,44

0,78

Cao

34.

VQG Lò Gò Xa Mát

Tây Ninh

0,44

0,78

Cao

35.

VQG Côn Đảo

Bà Rịa- Vũng

Tàu

0,44

0,78

Cao

36.

VQG Chư Mom Ray

Kon Tum

0,44

0,78

Cao

37.

VQG Chư Yang Sin

Đắk Lắc

0,44

0,78

Cao

38.

VQG Bidoup Núi Bà

Lâm Đồng

0,44

0,67

Cao

39.

VQG Kon Ka Kinh

Gia Lai

0,44

0,67

Cao

40.

KBTTN Bắc Hướng

Hóa

Quảng Trị

0,44

0,67

Cao

41.

KBTTN Tà Cú

Bình Thuận

0,44

0,67

Cao

42.

KBTTN Na Hang

Tuyên Quang

0,44

0,56

Cao

43.

KBTTN Núi Cấm

An Giang

0,44

0,56

Cao

44.

KBTTN Thạnh Phú

Bến Tre

0,44

0,56

Cao

45.

Rừng quốc gia Yên

Tử

Quảng Ninh

0,44

0,44

Cao

46.

VQG Xuân Thủy

Nam Định

0,33

0,78

Cao

47.

KBTTN Xuân Nha

Sơn La

0,33

0,56

Cao

48.

KBTTN Khe Rỗ

Bắc Giang

0,22

0,67

Cao

49.

KBTTN Phong Điền

Thừa Thiên –

0,22

0,67

Cao

50.

VQG Phước Bình

Ninh Thuận

0,22

0,56

Cao

51.

KBTTN đất ngập

nước Vân Long

Ninh Bình

0,22

0,33

Cao

29.

Độ nóng, độ rủi ro BVIh của các khu BTTN đều rất cao và nguyên nhân chính là do hoạt động du lịch. Vì vậy, cần có nghiên cứu chi tiết về MTDL từng địa điểm để có định hướng, chiến lược khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả mà vẫn bảo vệ được môi trường sống của các loài sinh vật.

1.3. Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà


Trong những năm gần đây hoạt động nghiên cứu khoa học của VQG Cát Bà mới được quan tâm đầu tư nhiều. Trong đó phải kể đến một số đề tài, dự án được Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao và đã được nghiệm thu:[33]

- 1. Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm VQG Cát Bà”.

- 2. Đề tài: “Thực nghiệm nhân giống và trồng Cọ Hạ Long (Livistona halongensis) tại VQG Cát Bà”

- 3. Đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ hiệu quả loài Sơn Dương (Capricornis sumatraensis) tại VQG Cát Bà”

- 4. Dự án: “Nâng cao năng lực về sưu tập, lưu giữ và bảo quản cho phòng trưng bày mẫu vật tại VQG Cát Bà”.

- 5. Dự án bảo tồn Đa dạng sinh học VQG Cát bà giai đoạn 2007 -2011.


Ngoài các đề tài dự án đã được đánh gía, nghiệm thu thì hiện nay VQG Cát Bà đang triển khai một số đề tài, dự án sau:[33]

- 1. Đề tài: “Thực nghiệm kỹ thuật gây nuôi một số loài Bướm quý hiếm, một số loài đặc hữu phục vụ công tác bảo tồn tại VQG CátBà”.

- 2. Đề tài: “Đánh giá thực trạng các loài cây gỗ quý hiếm trên đảo Cát Bà.

Đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả.


Nhận xét: Nhìn chung đã có một số đề tài, dự án nghiên cứu về tài nguyên, ĐDSH, phát triển du lịch tại VQG Cát Bà nhưng chưa có đề tài hoặc dự án nào đi sâu nghiên cứu về môi trường du lịch tại đây.

1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu


1.4.1. Điều kiện tự nhiên


a. Vị trí địa lý


VQG Cát Bà thành lập năm 1986 nằm trong quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng cách Hải Phòng 50km, cách Hà Nội 150km và tiếp giáp Vịnh Hạ Long ở phía Bắc VQG Cát Bà có toạ độ địa lý: 200 43' 50" đến 200 51' 29" vĩ độ bắc và 1060 58' 20" đến 1070 10' 05" kinh độ đông. VQG Cát Bà nằm trên địa giới hành chính thuộc 6 xã và một thị Trấn: xã Gia Luận, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu, Việt Hải và thị trấn Cát Bà, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam.[33].

Diện tích 16.196,8 ha trong đó 10.931,7ha là đồi núi và đảo; phần đảo là 5.265,1ha. VQG Cát Bà là VQG đầu tiên có khu hệ sinh thái rừng và biển.[33].

VQG Cát Bà được chia thành 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4.914,6ha; phân khu phục hồi sinh thái 11.094ha ; phân khu hành chính dịch vụ 91.3ha.[33].

Chức năng, nhiệm vụ chính là: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.[33,34].

b. Khí hậu thuỷ văn


VQG Cát Bà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu ven biển.[6].

- Nhiệt độ bình quân năm: 200C.

- Tổng lượng mưa bình quân năm: 1700 - 1800mm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm bình quân năm: 85%, tháng 4 ẩm nhất và tháng 1 khô nhất. Lượng bốc hơi bình quân là 700mm/năm.

- Gió mùa đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau gió đông nam từ tháng

4 đến tháng 8, mỗi năm có trung bình 2 - 3 cơn bão.


c. Địa hình, địa thế

VQG Cát Bà có độ cao phổ biến là 100m, những đỉnh cao trên 200m rất hiếm, cao nhất là đỉnh 331m nằm trên dãy núi Hang Đê và núi Cao Vọng (322m). Các đảo nhỏ có đầy đủ các dạng địa hình của một miền Karst bị ngập nước biển. Nhìn chung Cát Bà có các kiểu địa hình chính như sau:[33,34]

Địa hình núi đá vôi;


Địa hình đồi đá phiến;


Địa hình thung lũng giữa núi;


Cánh đồng Karst;


Thung lũng đá vôi;


Kiểu địa hình bồi tích ven biển.


d. Địa chất đất đai


Đặc điểm chung của vùng núi đá vôi Cát Bà là vùng karst có mức độ phong hoá mạnh, ở đây có những thung lũng rộng, nơi tập trung khu dân cư.Dòng chảy trên mặt rất ít, chảy ngầm là chính, xen kẽ các dãy núi đá vôi, có các núi đá mẹ chủ yếu là mác ma axít, trên nền các loại đá mẹ đã hình thành các loại đất ở vùng Cát Bà.[33].

e. Đa dạng sinh học VQG Cát Bà


VQG Cát Bà chứa đựng giá trị cao về cảnh quan thiên nhiên, ĐDSH; là nơi có số lượng kiểu thảm thực vật đa dạng vào bậc cao so với các khu rừng đặc dụng của Việt Nam; là nơi có quần thể Voọc Cát Bà là một loài linh trưởng đặc hữu duy nhất trên thế giới chỉ có ở Cát Bà - Việt Nam.

Đến năm 2014, Khu Dự trữ sinh quyển Cát Bà đã ghi nhận 3.956 loài động vật và thực vật, (tăng gần gấp 2 lần so với số lượng ghi nhận thời điểm năm 2004 - 2.320 loài); bao gồm thực vật có mạch: 1.588, Nấm: 44, Thú: 58, Chim: 205, Bò sát: 55, Lưỡng cư: 25, Cá nước ngọt: 11, Giáp xác cạn: 1, Côn trùng: 274, Thực vật ngập mặn:

31, Rong biển: 102, Thực vật phù du: 400, Động vật phù du: 131, Động vật đáy: 658, San hô: 177, Cá biển: 196. Loài đặc hữu Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới trong danh mục đỏ của IUCN suốt từ năm 2000. Khu DTSQ Cát Bà cũng chứa đựng hầu hết những hệ sinh thái tiêu biểu như: [33].

-HST rừng mưa nhiệt đới,


-HST rừng ngập mặn,


-HST vùng triều,


-HST hồ nước mặn (tùng, áng),


-HST san hô,


-HST đáy mềm (động thực vật phù du, thảm rong, cỏ biển..),


-HST hang động đá vôi.


Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm hỗ trợ đã đưa lại kết quả là trong vòng 10 năm sau khi được công nhận đã phát hiện 12 loài mới tại Quần đảo Cát Bà và vùng lân cận.

Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ nghiên cứu MTDL tại VQG Cát Bà phần trên đất


liền.


Khu hệ thực vật rừng

Theo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trong Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên Quần đảo Cát Bà, VQG Cát Bà hiện có 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ và 5 ngành thực vật khác nhau. Quần đảo Cát Bà hiện có 1.117 loài cây tài nguyên thuộc 4 nhóm công dụng khác nhau: Nhóm cây cho gỗ, nhóm cây làm thuốc; nhóm cây ăn được, nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát. Tính chung cho cả Việt Nam và thế giới, Quần đảo Cát Bà có tới 72 loài bị đe doạ cần đợc bảo vệ.[33,34].

Khu hệ động vật trên cạn


Cát Bà hiện có 275 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 21 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới của IUCN. Đặc biệt, sự có mặt của một số loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Cát Bà như: Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus)-hiện nay còn lại 63 cá thể sinh sống duy nhất trên đảo Cát Bà, Sơn dương, Khỉ vàng - Macaca mulatta, rái cá thường - Lutra lutra, Rái cá vuốt bé - Aonyx cinerea và một số loài Cầy, Sóc bụng đỏ (Callosciurus erythraeus), Sóc Chuột hải nam (Tamiops maritimus) có ý nghĩa bảo tồn quan trọng.[33, 34].

Là một phần của khu hệ chim Vùng Đông Bắc và ven biển Việt Nam, Khu hệ chim Cát Bà hiện có 155 loài chim thuộc 16 bộ, 46 họ. Một số loài thường xuyên gặp và đặc trưng cho Cát Bà gồm Diều hâu (Milvus migrus), quạ đen (Corvusmacrorhynchos, Chào mào, Chiền chiện bụng hung và Chim manh, Diệc đen (Egretta sacra)... Ngoài ra, theo danh sách chim Cát Bà – Long Châu, hiện có 1 loài Cốc đế (Phalacrorax carbo) nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ hiếm (R).[33, 34].

Bò sát, ếch nhái


Trong số 66 loài bò sát và ếch nhái được thống kế tại Cát Bà có 11 loài trong sách đỏ Việt Nam chiếm 18% tổng số loài; trong số các loài quí hiếm có 2 loài cấp độ CR (Loài bị đe dọa cực kì nghiêm trọng), 5 loài cấp độ EN (Loài bị đe doạ nghiêm trọng), 3 loài cấp độ VU (Loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng), 1 loài cấp độ R (Loài hiếm). Đặc

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí