Xử lý rác thải là một vấn đề rất quan trọng tại các khu du lịch. Nếu việc xử lý chất thải rắn không phù hợp sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng về cảnh quan: thay đổi hướng dòng chảy, biến đổi đường bờ… vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng và xung đột xã hội [9, tr.23].
Ô nhiễm khí
Ô nhiễm khí trong hoạt động Du lịch do các phương tiện vận chuyển hành khách: xe ô tô, xe máy, tàu thuyền, máy bay… thải ra chất carbon dioxide góp phần gây hại cho môi trường toàn cầu, ô nhiễm không khí môi trường địa phương. [9, tr.23].
Năng lượng
Tiêu thụ năng lượng đáp ứng các nhu cầu cho du khách và các cơ sở kinh doanh du lịch: đốt củi, than, dầu, điện, gas… thường không hiệu quả và lãng phí. Ví dụ như ở các nước rất nóng hay rất lạnh, các xe buýt chở du khách trong các tour vẫn để động cơ nổ nhiều giờ trong khi du khách đã ra khỏi xe đi tham quan vì họ muốn sau khi tham quan xong sẽ được vào trong một chiếc xe có điều hoà không khí. [16, tr. 45]
Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển giao thông, phương tiện giải trí, phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động của du khách có thể gây khó chịu, phiền toái, stress, thậm chí là mất thính giác đối với con người và còn làm suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là những khu vực nhạy cảm. [16,tr.46].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 1
- Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 2
- Tổng Quan Vấn Đề Phát Triển Du Lịch Tại Các Vqg Việt Nam
- Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội, Văn Hóa
- Trung Tâm Dịch Vụ, Dlst Và Giáo Dục Môi Trường Được Xây Tại Gần Cổng Vào Vqg Cát Bà
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Làm xấu cảnh quan
Làm xấu cảnh quan được gây ra do các nguyên nhân sau:
- Khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí, thô kệch hoặc xa lạ với cảnh quan địa phương.
- Sử dụng các vật liệu ốp lát không phù hợp.
- Bố trí các công trình dịch vụ kém khoa học.
- Xây dựng, san ủi mặt bằng, cải tạo cảnh quan kém.
- Sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là phương tiện xấu xí.
- Dây điện, cột điện tràn lan.
- Bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan.
Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động tệ nhất gây suy thoái môi trường và cảnh quan. [9, tr.23]
Làm nhiễu loạn sinh thái
Phát triển du lịch thiếu kiểm soát gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái: tác động lên đất gây xói mòn, trượt lở…, làm biến động habitat, đe dọa các loài động vật hoang dại. Xây dựng các đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở các loài động vật hoang dại tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản. [9, tr.24]
b. Tác động của du lịch lên xã hội – nhân văn
Tác động tích cực
Lợi ích về kinh tế
Du lịch góp phần làm tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế… đóng góp GDP góp phần phát triển kinh tế địa phương, vùng và cả nước. Du lịch tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển: xây dựng, dịch vụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… [9, tr.25]
Góp phần bảo tồn di tích, di sản, lịch sử - văn hóa
Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là di tích ở những đất nước nghèo không đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ. Du lịch góp phần bảo tồn hay khôi phục:
- Các di sản kiến trúc.
- Nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống.
- Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp (thông qua ngân sách) cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả
văn hóa ẩm thực.
- Góp phần khôi phục niềm tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hóa, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy du khách, nhất là khách ngoại quốc thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. [9, tr.25]
Giao lưu trao đổi văn hóa giữa du khách và người địa phương góp phần phong phú thêm bản sắc văn hóa của cả hai phía cũng như sự hiểu biết, hợp tác trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
Du lịch củng cố cộng đồng, tăng cường mức sống cho cộng đồng bằng nhiều cách: góp phần giảm sự di cư từ vùng nông thôn lên thành thị, tăng cường mức sống cho người dân địa phương qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây dựng, cơ sở vui chơi giải trí…[16,tr.54].
Du lịch cổ vũ cho lòng tự hào và quan hệ cộng đồng: Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa và qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh ... người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. [9,tr.55]
Trên đây là các ảnh hưởng tích cực của du lịch đối với môi trường xã hội - nhân văn mà trong đó, thái độ người dân địa phương có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, khi muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng đó là phát triển cộng đồng.
Tác động tiêu cực
Dịch bệnh
Nhiều loại dịch bệnh sinh ra do lượng nước - rác thải quá nhiều mà chưa được xử
lý tốt từ các khu du lịch lan truyền trong nước: các bệnh đường ruột, viêm gan, bệnh thương hàn, bệnh ngoài da; bệnh xã hội, bệnh hô hấp, lao, cúm…
Để phòng tránh và ngăn ngừa dịch bệnh biện pháp tốt nhất là đảm bảo đủ nước sạch và điều kiện cư trú hợp vệ sinh bằng cách:
- Kiểm soát vi trùng gây bệnh (tẩy uế).
- Phun thuốc muỗi.
- Biện pháp chống ruồi.
- Kiểm soát chất lượng thực phẩm.
- Tăng cường dịch vụ y tế, cấp cứu. [9, tr.26].
Suy giảm nguồn lợi kinh tế tiềm năng địa phương
Do sự cạnh tranh du lịch từ các chủ doanh nghiệp vùng khác. Theo Ngân hàng Thế giới (1992) tính rằng các nước phát triển thu khoảng 55% doanh thu từ tổng doanh thu du lịch tại các nước đang phát triển.[9,tr.26]
Gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm
Sự rối loạn kinh tế có thể xảy ra khi hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc vài khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối tương xứng với các vùng khác. Điều này sẽ dẫn đến sự bùng phát giá đất, hàng hóa, dịch vụ trong vùng, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. [9,tr.27].
Quá tải dân số và các tiện nghi môi trường
Xảy ra khi khách du lịch quá đông, người dân địa phương sẽ bị tranh giành các dịch vụ công: tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa và xuất hiện cảm giác bực bội vì mất chủ quyền. [9,tr.27].
Tác động văn hóa
Trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn bản sắc văn hóa, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của bản sắc văn hóa ngoại lai du khách mang đến so với nền văn hóa bản
địa, giữa khách và chủ có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí dẫn đến hiềm khích do sự khác biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán… [9, tr.27].
Ngoài ra có thể xảy ra sự bất hòa giữa cư dân địa phương và nhà cung ứng du lịch khi họ đưa khách đến. Thực chất của vấn đề là người làm du lịch chưa nắm được quan điểm tiếp cận cộng đồng, vì tài nguyên du lịch là của quốc gia, không ai có quyền hưởng lợi khi khai thác chúng. [15, tr.144]
Các vấn đề xã hội
Các vấn đề có thể bùng phát liên quan đến phát triển du lịch: trộm cướp, ma túy, mại dâm, lao động trẻ em…
1.1.3.2. Ảnh hưởng môi trường đến các hoạt động du lịch
a. Môi trường tự nhiên và hoạt động du lịch
Môi trường địa chất
Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành tố địa chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong hóa, các tai biến địa chất ảnh hưởng đến môi trường hoặc chi phối môi trường.
Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các chỉ số địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình… [8].
Chất lượng môi trường địa chất trong du lịch được đánh giá qua:
- Thiết kế cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch: đường sá, bãi đậu xe, bến tàu, công trình cấp thoát nước…
- Thiết kế công trình cơ sở vật chất kỹ thuật: khách sạn, khu mua sắm, khu vui chơi giải trí…
- Xây dựng các tuyến và điểm du lịch. [16,tr.79].
Môi trường nước
Trong du lịch, môi trường nước được đánh giá ở khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí nghĩ dưỡng và chữa bệnh cho khách du lịch.
Các biến động về môi trường nước đặc biệt là nhiệt độ và chất lượng nước sẽ dẫn đến nhiều sự thay đổi về sức hấp dẫn trong du lịch. [16,tr.81].
Môi trường không khí
Môi trường không khí ảnh hưởng đến việc qui hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng, mùa vụ khai thác du lịch… các yếu tố của môi trường không khí (nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, ánh nắng mặt trời…) có vai trò khá lớn trong việc xem xét định hướng quy hoạch khu du lịch, bố trí không gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch. [8].
Trong hoạt động du lịch, chất lượng môi trường không khí được đánh giá qua mức độ ô nhiễm của không khí, mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với tổ chức các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe của du khách.
Chất lượng môi trường sinh học
Đa dạng sinh học có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch như hoạt động du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu… góp phần hình thành nên các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các khu rừng văn hóa cảnh quan môi trường. Nhưng đây cũng là những nơi gây ra các nguy cơ cho du khách: các loại côn trùng độc hại, động vật hoang dã nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết, sars, cúm gia cầm…) [16, tr.83].
Tai biến và sự cố môi trường
Theo luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam: “Tai biến môi trường là các sự cố hoặc do rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc những biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”. [5].
Sự cố môi trường là những rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như cháy rừng, rò rỉ hoá chất, tràn dầu trên sông hay biển, nhiễm độc môi sinh do sự cố cơ sở sản xuất hoá chất, sự cố trong lò phản ứng hạt nhân…
Các tai biến và sự cố môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động du lịch nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung.[8].
b. Môi trường văn hóa xã hội – nhân văn và các hoạt động du lịch
Môi trường xã hội
Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm các cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ du lịch… chủ yếu là để phục vụ khách du lịch.
Trong Du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò như sau:
- Tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng cho khách du lịch đến khu du lịch.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao tiếp, trao đổi thông tin cho du khách khi họ rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch khai thác tiềm năng du lịch.
- Cung cấp điện, nước và các nhu cầu không thể thiếu khác cho các hoạt động du lịch. [16,tr.84].
Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:
- Trao đổi thông tin, quảng bá hình ảnh du lịch, ứng dụng trong giao dịch kinh doanh du lịch, thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh chóng…
- Tạo khả năng phát triển các sản phẩm hiện đại và hấp dẫn: các công viên giải trí nhân tạo, công viên nước, thủy cung ngầm dưới mặt đất, tàu lặn ngắm cảnh dưới biển.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra và nghiên cứu du lịch. [16,tr.8]
Thể chế chính sách
Hệ thống chính trị, các văn bản pháp luật đặc biệt là các chủ trương, chính sách về phát triển du lịch dài hạn có ảnh hưởng khá lớn đối với khả năng cạnh tranh của một điểm du lịch trên thị trường quốc tế. Thể chế chính sách linh hoạt phù hợp với từng điều kiện cụ thể và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng đóng góp đáng kể vào sự thành bại của các khu du lịch. [16,tr.85].
Môi trường nhân văn
Lịch sử và văn hóa
Các yếu tố lịch sử văn hóa là phương tiện hữu hiệu nâng cao các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách du lịch. Trong du lịch, các yếu tố lịch sử và văn hóa gồm có: các di tích lịch sử - văn hóa (di sản văn hóa thế giới, di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia và địa phương), lễ hội, văn hóa dân tộc, các làng nghề truyền thống… [16,tr.86].
Xã hội
Hai yếu tố quan trọng nhất của xã hội để phát triển du lịch là trật tự và an toàn. Trật tự an toàn xã hội góp phần tạo hiệu quả cao cho hoạt động du lịch, tạo điều kiện đảm bảo cho các hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi, tạo sự thoải mái và sự hài lòng cho du khách. [16,tr.90].
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Văn hóa ẩm thực là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch. Do đó, vệ sinh