Hội Đua Thuyền Rồng Tại Xã Phùng Long, Cát Bà Tháng 8, 2014

Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã thu hút rất nhiều du khách thập phương.[6].


Hình 5 Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long Cát Bà tháng 8 2014 Nguồn Tác 1


Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014


(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)



Hình 6 Lễ hội đình Phù Long Cát Bà tháng 7 2014 Nguồn Tác giải tự chụp 2



Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014


(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)


b. Các di tích lịch sử - văn hóa


Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Người dân trên đảo cũng rất tự hào về con đường học hành đỗ đạt của cha ông một thời. [8].

3.2. Phân tích, đánh giá và định hướng vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà theo hướng phát triển bền vững

3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving Forces) trong chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng

3.2.1.1. Quy hoạch và QL MTDL tại VQG Cát Bà của UBND thành phố Hải

Phòng


Trong phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng và “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015 – 2020” của UBND huyện Cát Hải không có một mục tiêu nào liên quan đến việc QL MTDL đảo Cát Bà nói chung, VQG Cát Bà nói riêng. [18, 21].

VQG Cát Bà được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1986 theo Quyết định số 79- CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) với tổng diện tích là

15.200 ha. Ngày 19/5/2005 UBND thành phố Hải Phòng giao Sở NN&PTNT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với VQG Cát Bà tại Quyết định số 605/QĐ - UB.

Chức năng: Bảo vệ giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo gồm các hệ sinh thái thực vật, động vật rừng, biển và các nguồn gen động thực vật quý hiếm. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của một số loài động, thực vật đặc trưng của Vườn, các hệ sinh thái điển hình rừng nhiệt đới vùng núi đá vôi. Tổ chức tham quan học tập, du lịch giới thiệu cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên.

Năm 2004, Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận KDTSQ thế giới quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là 26.140ha.

Ngày 30/10/2006 dự án điều tra quy hoạch VQG Cát Bà thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 được phê duyệt tại Quyết định 2355/QĐ-UBND với tổng diện tích là 16.196,8ha.[33].

VQG Cát Bà được phân chia thành 3 khu vực chức năng sau:


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4914,6ha: Được chia thành 6 phân khu, các phân khu này đều có hợp phần biển, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Phương thức quản lý bảo vệ bảo tồn các phân khu nghiêm ngặt của VQG Cát Bà được đề xuất dụa theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

Phân khu phục hồi sinh thái 1.1189,1ha: Được chia thành 4 phân khu, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Việc phân chia khu phục hồi sinh thái căn cứ chủ yếu vào đực điểm, đặc thù về kiểu thảm thực vật, căn cứ vào đặc điểm địa lý tự nhiên, ngoài ra còn căn cứ vào tình trạng chung về các loại rừng, loại đất trong khu vực.

Phân khu phục vụ hành chính 93,1ha: Là khu vực bố trí trụ sở Ban quản lý VQG là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường trong khu vực.

3.2.1.2. Định hướng QL MTDL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND thành phố Hải Phòng

Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH và cảnh quan thiên nhiên, định hướng QL MTDL tại Cát Bà trong những năm tới đã được thể hiện trong một vài giải pháp về quy hoạch tại phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng tháng 12, 2014. Định hướng QL MTDL tại VQG Cát Bà được lồng ghép trong kế hoạch phát triển của ngành du lịch. [21].

Các giải pháp về quản lý:


- Xem xét việc xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý quần đảo Cát Bà trực thuộc UBND thành phố với chức năng quản lý các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn giá trị sinh thái - đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường quần đảo Cát Bà.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại VQG, Khu dự trữ sinh quyển thế giới,...

- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn quần đảo Cát Bà.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy

hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.


Giải pháp về cơ chế, chính sách:


UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau:

- Chính sách về thuế: Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của các luật thuế hiện hành, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa có.

- Chính sách thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư, mặt bằng xây dựng, hạ tầng và đảm bảo hài hòa lợi ích.

- Chính sách thị trường khách: Tạo môi trường dịch vụ công tốt nhất (bảo hiểm, y tế, ngân hàng, viễn thông...) và điều kiện đi lại thuận lợi nhất để khách du lịch tiếp cận Cát Bà.

- Chính sách về phát triển cộng đồng: Hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch; khuyến khích sử dụng nhân lực địa phương.

- Chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường; khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch thân thiện với môi trường.

Giải pháp ứng phó với BĐKH:


- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch.


- Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái.

- Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC trong các cơ

sở dịch vụ du lịch; hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch trên đảo và trên vịnh với việc thực hiện lộ trình cắt giảm phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu.

- Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất thải (3R: Reduce - Reuse - Recycle) trong hoạt động phát triển du lịch Cát Bà.

Nhóm các dự án phát triển du lịch gắn với bảo tồn:


1

Trung tâm cứu hộ, cứu nạn du lịch Cát Bà.

- Cứu hộ, cứu nạn trên biển; cấp cứu y tế.

- Hướng dẫn, sơ cứu du khách khi bị sinh vật độc

VQG Cát Bà

2015 -


2016

Hỗ trợ quốc tế

2

Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn từ Phù Long dọc theo bờ Tây đảo Cát Bà.

- Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch sinh thái.

- Tạo “lá chắn” hạn chế tác động của Cảng Lạch Huyện đến môi trường

đảo.

Dải ven bờ Phù Long - vịnh Cái Giá

2015 -


2017

Xã hội hóa Hỗ trợ quốc tế

3

Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại các đảo Cát Ông, Cát Dứa, Vạn Bội, Tai Kéo, Áng Thảm.

Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô vùng biển Cát Bà

Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch sinh thái - lặn biển.

Tại vùng nước quanh các đảo lựa chọn

2015 -


2017

Hỗ trợ quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Phát triển khu nuôi động vật bán hoang dã trên tuyến Vườn Quốc gia - Ao Ếch - Việt Hải.

Bảo tồn các loài động vật ở VQG Cát Bà.

Góp phần tăng tính hấp dẫn tuyến du lịch sinh thái.

VQG Cát Bà

2015 -


2017

Hỗ trợ quốc tế

4


Nhận xét: Thông qua những giải pháp về quy hoạch, QL MTDL tại VQG Cát Bà có thể nhận thấy rằng vấn đề quản lý môi trường tại điểm du lịch Cát Bà chưa thực sự được UBND thành phố Hải Phòng chú trọng. Định hướng chính của UBND thành phố Hải phòng là nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh ngành dịch vụ du lịch tại đây.

3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà Sức ép tự nhiên

Việc BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là điều có thể thấy rõ. Tại “Lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho các nhà báo” trong thời gian gần đây, các nhà khoa học cho biết trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà, nước biển ở Hải Phòng đã dâng lên mức 20cm. Khoảng 10 năm qua nhiệt độ tại đây tăng 0,12ºC, nhiệt độ trung bình những tháng mùa Đông luôn ở mức cao hơn so với mức trung bình của khí hậu và vẫn có xu hướng tăng. Năm 2009 xảy ra hiện tượng mưa đá, đầu năm 2011 xảy ra hiện tượng lốc xoáy. Gió bão gây triều cường lớn tại thị trấn Cát Hải, sương muối khiến cây héo lá và hàng loạt cây trồng chết. Thiên tai lũ lụt gia tăng dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển… [27].

Tuy cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá toàn diện, cụ thể về những tác động của biến đổi khí hậu tới khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nhưng những biểu hiện của nó tới đời sống người dân đã ngày càng hiện rõ, như ông Mark Hawkes - chuyên gia tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nhận định: “Đó là nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và

sản xuất trong mùa khô, tăng nguy cơ nhiễm mặn của một số giếng, diện tích nuôi trồng thủy sản nói riêng có nguy cơ giảm do nước biển dâng…”.

Vấn đề về tác động của BĐKH là một trong những thách thức lớn đối với công tác QL MTDL và bảo tồn tại một VQG nhạy cảm như Cát Bà.

Sức ép nhân tác


a. Thói quen, tập tính sinh hoạt của người dân tại vùng đệm VQG


Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và trên đảo còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm ổn định, thói quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, gây ra cháy rừng.

Trong quá trình thực địa tại VQG Cát Bà, tại chợ thị trấn Cát Bà ngoài các mặt hàng hải sản còn có rất nhiều mặt hàng người dân địa phương khai thác từ rừng để bán cho khách du lịch như: sáp ong, mật ong rừng, các loại côn trùng như tắc kè, thằn lằn...vv.


Hình 7 Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều 3

Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách

(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong thời gian thực địa 6, 2015)


b. Hoạt động du lịch

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí