DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Đán, Cát Bà
Hình 2: Đường rìa xung quanh đảo Cát Bà
Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trường được xây tại gần cổng vào VQG Cát Bà
Hình 4: Mô hình DPSIR
Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 1
- Ảnh Hưởng Môi Trường Đến Các Hoạt Động Du Lịch
- Tổng Quan Vấn Đề Phát Triển Du Lịch Tại Các Vqg Việt Nam
- Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội, Văn Hóa
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014
Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách
Hình 8: Trên tuyến đường du lịch tại VQG rất dễ dàng bắt gặp các loại rác thải do khách du lịch để lại
Hình 9: Màn bắn pháo hoa vào một số dịp cuối tuần trong mùa du lịch tại Cát Bà rất thu hút khách du lịch tuy nhiên gây tiếng nổ lớn ảnh hưởng đến đời sống của các loài động vật tại VQG
Hình 10: Hình ảnh chen lấn của khách du lịch tại bến phà Tuần Châu vào mỗi dịp cuối tuần vào mùa du lịch tại Cát Bà
Hình 11: Poster giới thiệu các hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà
Hình 12: Hình ảnh giới thiệu một số tuyến/điểm du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà
Hình 13: Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà
Hình 14: Con đường lên đình Ngự Lâm
Hình 15: Sơ đồ cấp độ quản lý dựa vào cộng đồng
Hình 16: Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phương về tầm quan trọng của MTDL và các giải pháp khuyến khích người dân phát triển các sinh kế thích ứng với BĐKH và BVMT tháng 11, 2013
Hình 17: Các bạn thực tập sinh, cán bộ truyền thông của MCD đến từng hộ dân để phổ biến kiến thức về môi trường, các giải phát phát triển đời sống xã hội và bảo vệ môi trường VQG Cát Bà, 2014
Hình 18: Cuộc thi vẽ tranh về MTDL tại trường tiểu học thị trấn Cát Bà và hội thi tìm hiểu các quy định bảo vệ môi trường cho các em học sinh tại Cát Bà, Tháng 11, 2014
Hình 19: Một trong những chiến dịch truyền thông về môi trường đối với các xã vùng đệm VQG Cát Bà của tổ chức MCD năm 2014 mà tác giả được tham gia
Hình 20: UBND huyện Cát Hải kết hợp với một số tổ chức NGO (MCD, CR) thực hiện chương trình truyền thông về môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, ngày đại dương thế giới 8/6, tuần lễ biển và hải đảo năm 2013
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có ĐDSH cao nhất thế giới với nhiều rừng, cây cối, rạn san hô,... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu. Tổ chức bảo tồn chim thế giới (Birdlife International) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật [32].
Tuy nhiên trong những năm gần đây vấn đề suy thoái ĐDSH ngày càng nghiêm trọng. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sự suy thoái ĐDSH là sự tuyệt chủng loài do môi trường sống bị tổn hại. Tốc độ tuyệt chủng các loài đang ở mức báo động.
VQG Cát Bà là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao nhất nước ta, là nơi tập trung nhiều loài quý hiếm, đặc hữu có tầm quan trọng trong khu vực với 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ. Với kiểu rừng nhiệt đới thưòng xanh mưa mùa ở đai thấp.Với nhiều kiểu phụ rừng như: Rừng trên sườn núi đá vôi, rừng trên đỉnh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi và rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn nằm ở phía tây Bắc đảo với chủ yêu các loài họ đước, O zô, ráng, cỏ roi ngựa, thầu dầu, trang, sú... [33].
Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài quý hiếm Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Đặc biệt voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi polyocephalus) là loài đặc hữu ở Cát Bà. Bên cạnh thú nhiều loài chim quý cũng được ghi nhân như chim Sâm cầm, Khướu, chim Cu xanh, Cu gáy. [33].
Một vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên ếch, bò sát nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do các hoạt động nhân tác mà cụ thể là do sự phát triển chóng mặt của hoạt động du
lịch trên đảo Cát Bà trong những năm gần đây. [34].
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả Quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà” nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH.
2. Mục tiêu đề tài
Góp phần nâng cao hiệu quả QL MTDL tại VQG Cát Bà.
3. Nội dung nghiên cứu
Mức độ và tầm quan trọng của du lịch tại các VQG nói chung và VQG Cát Bà nói riêng.
Tài nguyên Du lịch VQG Cát Bà.
Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch đối với VQG Cát Bà.
Hiện trạng quản lý MTDL tại VQG Cát Bà.
Nguyên nhân gây suy thoái MTDL VQG Cát Bà
Đề xuất giải pháp quản lý MTDL tại VQG Cát Bà.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiêncứu Phạm vi nghiên cứu:
VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển của VQG).
Đối tượng nghiên cứu:
MTDL tại VQG Cát Bà ;
Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ;
Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào
cộng đồng và tiếp cận hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát Bà.
Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phương nơi nghiên cứu, thu thập tài liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu;
Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phương pháp.đánh giá nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa để kiểm chứng và bổ sung tài liệu);
Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức);
Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response) (Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong đánh giá hiện trạng MTDL.
5. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về Môi trường du lịch và quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về môi trường du lịch
Có nhiều khái niệm liên quan đến MTDL. Ví dụ như, Theo Phạm Trung Lương, Môi trường Du lịch là: “Theo nghĩa rộng, Môi trường Du lịch là các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”.[8]
Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài tác giả sẽ phân tích MTDL theo khái niệm MTDL tại Điều 2, Quy chế Bảo vệ Môi trường trong lĩnh vực Du lịch năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ không gian lãnh thổ, đất, nước, các hệ sinh thái, các hệ động vật, thực vật, công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động động du lịch”. [1]
1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch
“Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môi trường du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”. [5]
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch
1.1.3.1. Tác động của du lịch đến môi trường
Bao gồm các tác động tích cực và tiêu cực do hoạt động phát triển Du lịch gây ra cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội - nhân văn.
a. Tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên
Tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên
Du lịch góp phần rất lớn vào việc khẳng định giá trị, góp phần bảo tồn các loài động – thực vật hoang dại và diện tích tự nhiên qua việc bảo vệ và qui hoạch các VQG,
Khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ sự chiêm ngưỡng của du khách. [ 9, tr.21]
Nguồn thu nhập từ vé vào cổng tham quan, hoặc thuế doanh thu các cơ sở nghỉ ngơi du lịch, thuế thu nhập du lịch… được sử dụng cho các chương trình và hoạt động bảo tồn hoặc chi trả cho bảo vệ môi trường. [16, tr.42]
Tăng cường chất lượng môi trường
Thông qua các chương trình và luật bảo vệ môi trường du lịch nhằm kiểm soát chất lượng không khí, đất, nước, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.[ 9, tr.21]
Đề cao môi trường
Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao các giá trị cảnh quan. [9, tr.21].
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Du lịch phát triển sẽ kéo theo cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương: Hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc.[9 tr.21]
Tăng cường hiểu biết về môi trường
Đối với cộng đồng địa phương: Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường. Sự tiếp xúc này khiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị của thiên nhiên và có những hành vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường. Ví dụ như học sinh Honduran từ Thủ đô Tegucigalpa thường được đưa đến tham quan rừng La Tigra để hiểu rõ về sự đa dạng của rừng mưa. [16, tr.43]
Đối với khách du lịch: Du lịch cung cấp thông tin và làm tăng nhận thức về những hậu quả mà họ có thể gây ra cho môi trường. Định hướng cho du khách sử dụng những sản phẩm và dịch vụ được sản xuất theo nguyên tắc và hoạt động tiêu dùng bền vững: sản xuất bằng công nghệ sạch, giảm thiểu tác động vào môi trường. [16, tr.43]
Tác động tiêu cực
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước
Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nguồn nước rất nhiều, thậm chí tiêu hao hơn cả sinh hoạt của người dân địa phương. Một du khách trung bình ở Barbados tiêu thụ lượng nước gấp 8 lần một người địa phương. [9, tr.22]
Nước thải
Nước thải thường được tính bằng 75% lượng nước cấp. Lượng nước thải nếu chưa được xử lý tốt thì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước: ô nhiễm sông, hồ xung quanh các khu du lịch; đe dọa sức khỏe con người và động – thực vật: lan truyền các dịch bệnh như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt; gây ô nhiễm hữu cơ và chất dinh dưỡng gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản…
Xử lý nước thải cần phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường: tiêu chuẩn sinh thái và tiêu chuẩn sức khỏe. Khi xử lý nước thải cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Lượng nước sinh hoạt ít sẽ làm cho lượng nước thải bẩn hơn.
- Thói quen ẩm thực khác nhau tạo ra nước thải có nồng độ chất bẩn khác nhau. [9, tr.22]
Du lịch làm tăng lượng nước thải gây ô nhiễm đất và nguồn nước sạch thông qua các hoạt động:
- Trong quá trình xây dựng: xả thải bừa bãi các vật liệu xây dựng vào nguồn nước: đất đá và các chất nạo vét; lượng xăng dầu trong quá trình vận chuyển các vật tư xây dựng… ảnh hưởng đến nước ngầm và nước mặt.
- Trong quá trình hoạt động: sự hoạt động của các cơ sở lưu trú, các khu nghỉ mát, hoạt động của du khách: xả rác bừa bãi xuống sông khi qua phà, trên tàu thuyền.[16,tr.46].
Rác thải