biệt có một loài Trăn đất (Python molurus) nằm trong danh lục đỏ thế giới ở mức độ gần bị đe doạ (NT). [33, 36].
Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng là quần thể của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Đây là tập hợp của hệ thống núi đá vôi có tuổi rất cao, đỉnh cao nhất 322m, tầng đá vôi hình thành lên kiểu karst bị xói mòn mạnh (các núi đá hình nón) rất ấn tượng.[4].
Tài nguyên thiên nhiên rừng biển rất đa dạng và phong phú, rừng nguyên sinh và khu rừng kim giao rậm rạp tạo thành một nhân tố mạnh về sự phong phú của di sản. Trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thì đây là một trong các khu rừng có sự đa dạng về động vật, thực vật.
Cùng với đa dạng sinh học tài nguyên rừng, VQG Cát Bà còn có nhiều hang động, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo với nhiều di chỉ khảo cổ. Chính sự ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên nên hàng năm có hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch. Điều này tác động không nhỏ đến nhiệm vụ quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng của lực lượng kiểm lâm.
Nhận xét: tài nguyên du lịch tại VQG Cát Bà rất đa dạng, phong phú và có tiềm năng lớn để phát triển tham quan, du lịch và nghiên cứu.
Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 137 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan …Nhiều đảo có hình dạng kỳ dị, bờ dảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn mòn. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn.[33].
Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Việc quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và nghiên cứu khoa học.[33].
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa
a. Dân số và nguồn dân cư
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà - 2
- Ảnh Hưởng Môi Trường Đến Các Hoạt Động Du Lịch
- Tổng Quan Vấn Đề Phát Triển Du Lịch Tại Các Vqg Việt Nam
- Trung Tâm Dịch Vụ, Dlst Và Giáo Dục Môi Trường Được Xây Tại Gần Cổng Vào Vqg Cát Bà
- Hội Đua Thuyền Rồng Tại Xã Phùng Long, Cát Bà Tháng 8, 2014
- Trên Tuyến Đường Du Lịch Tại Vqg Rất Dễ Dàng Bắt Gặp Các Loại Rác Thải Do Khách Du Lịch Để Lại
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Theo thống kê đến tháng 6, 2015 , dân số toàn huyện Cát Bà là 30451 người chiếm 1.6% dân số toàn thành phố Hải Phòng. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 89 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động hiện nay là 15000 người. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Cát Bà. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm cho người thất nghiệp cần được quan tâm và tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng. [17].
Dân số vùng đệm VQG Cát Bà khoảng 10.500 người. Có khoảng 80 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu sống tại vùng lõi VQG thuộc xã Việt Hải. [6].
b. Các hoạt động kinh tế - xã hội
b.1. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các hoạt động cơ khí nhỏ, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đá, nước khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, điện, nước phát triển nhanh phục vụ kịp thời sản xuất và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Cụ thể, xí nghiệp điện nước Cát Bà đang tiến hành đóng chai nước khoáng. Năm 2000 sản xuất 5 – 8 triệu chai trên năm, đến năm 2015 sản xuất 17 – 20 triệu chai. Những năm 1998 đường điện lưới quốc gia đã nối ra đảo Cát Bà tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành kinh tế của đảo. Về lượng khai thác nước sinh hoạt năm 2014 đạt 35 500m3. Sửa chữa tàu thuyền đạt 1700 tấn bằng 80% kế hoạch năm. Sản lượng đá (nước) bằng 4320 tấn, đạt 67% kế hoạch năm Nhìn chung các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa mạnh, còn manh múm, tản mạn, còn nhiều khó khăn và tập trung ở thị trấn. Ngoài ra ở Cát Bà còn phát triển được một số nghề truyền thống như đan lưới, sản xuất đồ hộp. [17].
b.2. Sản xuất nông nghiệp
Đảo Cát Bà có địa hình là núi đá vôi nên phần lớn là thiếu nước bề mặt. [6].
Bên cạnh 2 ngành kinh tế mũi nhọn thì nông nghiệp cũng được coi là ngành kinh tế quan trọng.
Huyện Cát Hải được phân bố dân cư tại 2 đảo Cát Hải và Cát Bà. Diện tích đất
canh tác nông nghiệp của huyện có 212 ha, nhưng chủ yếu là thung áng và vườn đồi.
Trong đó, diện tích trồng lúa là 37ha tập trung ở Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào và Việt Hải; diện tích trồng rau màu 21,1ha; còn lại là diện tích trồng cây lấy củ và cây ăn quả.[17].
Hình 1: Dự án trồng rau sạch tại xã Xuân Đán, Cát Bà
(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa Tháng 9, 2015)
Huyện đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ sản xuất, tạo điều kiện về vốn vay từ các nguồn giải quyết việc làm, vay vốn hộ nghèo, vay tín chấp từ ngân hàng chính sách; đồng thời hợp tác triển khai nhiều mô hình kinh tế giúp dân có điều kiện mở rộng mô hình sản xuất, trong đó chú trọng triển khai các dự án bảo tồn, nhân rộng giống cây, con bản địa như: Mô hình phục tráng vườn cam Gia Luận; Dự án bảo tồn và phát triển Gà Liên Minh; mô hình nhân rộng giống khoai sọ Mùn ốc xã Việt Hải; Dự án phát triển đàn Dê núi Cát Bà và mô hình bảo tồn giống ong nội Cát Bà – sản phẩm mật ong đã được cấp chứng nhận thương hiệu “Mật ong Cát Bà”. Ngoài ra, còn xây dựng các mô hình nuôi lợn nái, nuôi bò sinh sản… [17, 22, 23].
Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển những giống cây bản địa, huyện còn chú trọng đưa vào trồng thử nghiệm nhiều giống mới có giá trị kinh tế cao như khoai tây Hà Lan, trồng hoa, dưa hấu, cây dược liệu hồng hoa, mô hình nuôi chim bồ câu pháp,
25
nuôi nhím; nuôi vịt trời...
Huyện tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp liên kết phối hợp xây dựng các mô hình trồng rau an toàn tại địa phương, trong đó, tiêu biểu là mô hình rau an toàn của nông dân xã Việt Hải. Tại xã Xuân Đám Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển & Phát triển Cộng đồng (MCD) cũng đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân triển khai mô hình trồng rau an toàn và chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.[14].
Hệ thống kênh mương tưới tiêu cũng được đầu tư nâng cấp, đồng thời xây dựng hồ chứa nước ngọt tại các xã nông nghiệp để phục vụ tưới tiêu.
Với các xã trên đảo Cát Bà, có nhiều thuận hơn đảo Cát Hải bởi có diện tích tùng áng nên huyện khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hàng trăm gia trại kết hợp với trồng cam, vải, nhãn, na, hồng với chăn nuôi lợn, gà, ong, dê và nuôi trâu bò và xen canh các loại cây lấy củ như: Gừng, sắn, khoai, lạc, ngô... Mỗi năm mang lại nguồn thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng/1 hộ như: trang trại của anh Nguyễn Tiến Chinh xã Xuân Đám; anh Vũ Hữu Dũng xã Gia Luận; anh Vũ Thanh Bình ở thị trấn Cát Bà…[14].
Không chỉ tập trung trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm, nông dân huyện đảo phát triển diện tích trồng rau xanh với đa dạng các loại rau theo mùa vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên đảo. [22].
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì nông nghiêp huyện đảo còn gặp không ít khó khăn thách thức do diện tích đất nông nghiệp ít và không tập trung nên khó xây dựng được những vùng sản xuất mang tính chuyên canh, thiếu nước ngọt thường xuyên, nhất là vào mùa khô hanh nên việc trồng trọt khó phát triển.
b.3. Kinh tế rừng
Đảo Cát Bà có diện tích rừng là 15200ha, trong đó đất rừng do VQG quản lý
>9800 ha còn lại > 6500 ha do các xã quản lý. Rừng gỗ tự nhiên có khoảng 293 ha (rừng cây bụi). Rừng trồng: Thông nhựa 126 ha phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Bạch đàn, Keo 66 ha chủ yếu ở Trung Trang, Phi lao, Xoan 8 ha, Sa mộc 30 ha, Tre nứa 40 ha. Hiện nay công tác điều tra quy hoạch, giao đất, giao rừng cho dân theo nghị
định 02 của chính phủ đợc thực hiện tốt; tiếp tục triển khai thực hiện dự án 327. Trong những năm qua toàn đảo Cát Bà đã trồng được121ha, nạn phá rừng dần dần đợc hạn chế. [6].
b.4. Khai thác và nuôi truồng thủy hải sản
Năng suất khai thác ở khu vực đảo Cát Bà và lân cận biến động khá mạnh giữa các năm và các mùa vụ khai thác (Đỗ Văn Khương và nnk, 2005). Đối với lưới kéo cá, năng suất khai thác trung bình đạt 76,8 kg/giờ ở chuyến điều tra tháng 11, 12/2001 đại diện cho mùa gió Đông Bắc; tuy nhiên ở chuyến điều tra tháng 5, 6/2001 đại diện cho mùa gió Tây Nam, năng suất đánh bắt chỉ đạt 26,7 kg/giờ. [17].
Đối với lưới kéo tôm, năng suất khai thác thấp hơn. Năng suất khai thác trung bình chung dao động trong khoảng 4,6 – 12,4 kg/giờ ở các năm 2002 đến 2004. Năng suất khai thác ở mùa gió Tây Nam thường cao hơn so với ở mùa gió Đông Bắc. [17].
Bên cạnh hoạt động khai thác thì hoạt động nuôi trồng thủy hải sản rất phát triển trên vùng biển đảo Cát Bà.
Thêm vào đó, với mật độ các hộ nuôi bè cao, rác thải sinh hoạt hàng ngày từ nuôi trồng thủy sản tập trung gây ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước. [12]
b.5. Giao thông vận tải
Địa hình đá vôi hiểm trở cũng là một nguyên nhân cản trở cho việc phát triển giao thông đường bộ.
Có thể đến Cát Bà bằng hai loại phương tiện giao thông:
- Đi tàu thủy từ Bến Bính Hải Phòng hoặc từ Vịnh Hạ Long;
- Đi tàu Cao Tốc từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà;
- Đi tàu Cánh Ngầm từ Bến Bính Hải Phòng đến cầu cảng Cát Bà;
- Đi đường bộ từ Hải Phòng, qua phà biển Đình Vũ nối Hải Phòng với đảo Cát Hải, và phà Bến Gót nối đảo Cát Hải với đảo Cát Bà.
Về giao thông trên đảo: Cho đến nay cả đảo mới có một số trục đường được xây
dựng như đường trục chính chạy từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 23 km và một con đường khác nối với trục đường chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây (dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải. Tương lai đây sẽ là con đường bộ nối Hải Phòng qua nẻo Đình Vũ, Cát Hải bằng hai con phà biển Đình Vũ - Ninh Tiếp và Bến Gót - Phù Long đó là con đường du lịch tuyệt đẹp của Hải Phòng. Phía Tây Nam con đường giao thông lên xã ở ven đảo nối với con đường trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào và là con đường du lịch rất đẹp ven bờ biển phía Tây Nam đảo Cát Bà.[6, 17].
Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà là một tuyến giao thông đường bộ và đường thủy kết hợp nối đảo Cát Bà và đảo Cát Hải với đất liền ở Hải Phòng. Toàn tuyến dài 35km, điểm đầu là đảo Đình Vũ, điểm cuối là trụ sở UBND huyện Cát Hải tại đường 1/4 thị trấn Cát Bà. Nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m gồm hai làn xe. Trên tuyến có hai phà biển, một là phà Đình Vũ, hai là phà Gót - Cái Viềng.
Công trình xây dựng tuyến đường xuyên đảo trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 năm 1999 và kết thúc vào 1 tháng 1 năm 2003 đã tiến hành cải tạo, nâng cấp, làm mới 30,73 km. Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 năm 2004 đến ngày 24 tháng 5 năm 2005, nâng cấp tuyến đường 4 km xuyên đảo tới VQG Cát Bà.[34].
Hình 2: Đường xung quanh rìa đảo Cát Bà
(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)
Quan phân tích có thể nhận thấy rằng, hiện nay giao thông tại các xã vùng đệm VQG Cát Bà rất phát triển và thuận lợi. Giao thông thủy từ đất liền đến VQG cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên vào mùa du lịch cao điểm (Tháng 5 đến tháng 8) hiện tượng tắc phà, quá tải phà thường xuyên xảy ra.
b.6. Dịch vụ
Hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phong phú về cả hình thức và loại hình trong những năm trở lại đây. Hoạt động du lịch đóng vai trò chủ chốt đối với đời sống của người dân các xã/thị trấn vùng đệm VQG Cát Bà.
Rất nhiều tuyến du lịch được hình thành nhằm khai thác triệt để nguồn lợi, vốn tài nguyên vốn có tại VQG Cát Bà.
Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch rất đa dạng như: Buôn bán hải sản, đồ lưu niệm, xe điện, xe ôm, khách sạn, quán ăn...vv
b.7. Lịch sử - văn hóa
- Truyền thuyết về Cát Bà
Tương truyền, quần đảo Cát Bà là nơi các bà, các mẹ và chị em phụ nữ lo trồng tỉa, hái lượm, chuẩn bị lương thảo giúp các chiến binh đánh đuổi giặc Ân. Bởi thế, hòn đảo các chiến binh đóng quân nơi tiền phương gọi là đảo Các Ông (đọc chệch thành Cát Ông), và đảo hậu phương được mang danh là đảo Các Bà (Cát Bà).
Một sự tích khác về Cát Bà được lưu truyền theo năm tháng cho đến ngày nay, đó là: Ngày xửa ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có hai xác nữ thần chết trẻ không biết từ đâu trôi dạt vào đảo và được bà con ngư dân đắp thanh hai ngôi mộ. Trong đêm ấy, các nữ thần hiển linh, báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của, lập miếu thờ hai nữ thần ngay bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Sau khi lập miếu thờ, những năm tháng sau đó, ngư dân trên đảo không gặp các tai nạn trên biển như trước, đời sống không có dịch bệnh hoành hành, không có giặc ngoại xâm và cướp biển, dân trên đảo hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Tâm nguyện người dân trên đảo đều cho rằng đó là do các nữ thần hiển linh phù hộ.[6].
Hiện nay, đền thờ Các Bà ở Áng Ván – thị trấn Cát Bà, đền Bà – xã Hiền Hào cũng còn tồn tại với thời gian. Đảo Các Bà được đọc chệch đi thành Cát Bà như ngày nay.
- Lịch sử Cát Bà
Vùng đất cổ Cát Bà được hình thành từ cuối nguyên đại cổ sinh sớm (Cách ngày nay khoảng 410 triệu năm) nhờ chuyển động tạo núi Celadoni và chế độ lục địa kéo dài suốt nguyên đại Trung sinh (Cách ngày nay khoảng 240 - 267 triệu năm). Các nhà địa chất đã phát hiện được nhiều di tích hóa thạch động vật và thực vật cổ xa lưu giữ trong các trầm tích ở Cát Bà phản ánh những biến cố địa chất lớn và tiến hóa của sự sống hàng trăm triệu năm tại miền đất này.
Các tài liệu khảo cổ học đã xác nhận Cát Bà là một trong những nơi có người nguyên thủy sinh sống. Khoảng thời gian biển tiến (Cách ngày nay khoảng 9.000 -
17.000 triệu năm), hệ thống các đảo trong vịnh Bắc Bộ bị phân tách ra khỏi lục địa, đã có một nhóm cư dân chuyên sống trong các hang động đá vôi, mà khảo cổ học gọi là
cư dân văn hóa Hòa Bình. Nơi ở của họ, những mái đá, những hang động như: Trung