Đặc Điểm Và Vai Trò Của Kinh Tế Hộ

tỉnh Thanh Hóa .

­ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương.

­ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại xã Hà Yên trong thời gian tới.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng phát triển nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên đang diễn ra như thế nào? Hiệu quả kinh tế mang lại cho các hộ từ nghề chế biến mắm tép này ra sao và đang đạt được ở mức độ nào?

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả chế biến mắm tép của các hộ?

kinh tế

nghề

Giải pháp nào giúp các hộ nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân ở địa phương?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

­ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 3

­ Đối tượng khảo sát gồm các hộ gia đình chế biến mắm tép và một số cán bộ chính quyền địa phương của xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế của các hộ chế biến mắm tép ở xã Hà Yên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghề chế biến mắm tép của các hộ dân trong thời gian tới.

* Phạm vi về thời gian nghiên cứu.

Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 3 năm gần nhất giai đoạn

2012­2014. Các số

liệu sơ

cấp phục vụ

nghiên cứu được thu thập trong

năm 2015.

* Phạm vi về không gian

Đề tài được nghiên cứu tại xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có rất nhiều định nghĩa về hộ nông dân:

Theo Frank Ellis(1988): “Hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao”.

Lý thuyết của Tchayanov coi hộ nông dân là một doanh nghiệp không

dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình. Do đó, các khái

niệm kinh tế thông thường không áp dụng được cho kiểu doanh nghiệp

này. Do không thuê lao động nên trong hộ nông dân không có khái niệm tiền lương và tiếp theo là không thể tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế gia đình, đó là sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nông dân là có thu

nhập cao, không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào: trồng trọt, chăn nuôi

hay ngành nghề dịch vụ. Đó là kết quả chung của lao động gia đình.

Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định

dều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia

đình.


2.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân

Theo tạp chí ngân hàng số


75/2003, quan điểm của Frank

Ellis(1988) và quan điểm của Đào Thế đặc điểm sau:

Tuấn thì hộ

nông dân có những

­ Hộ nông dân là một đơn vị khinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản

xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.

­ Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.

­ Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào

hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ giới hạn thế nào là một hộ nông dân.

khác nhau, khiến cho khó có

­ Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.

­ Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong khi khả năng khắc phục lại hạn chế.

­ Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia đình nông dân trước những thiên tai.

­ Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.

­ “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966).

2.1.1.2 Khái niệm kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản,là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt.Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội,là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng.Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp,hộ có mục đích tối đa hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia đình.

2.1.1.3 Đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ

a.Đặc điểm


Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có

đầy đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn

có của hộ nông dân như : lao động, đất đai, vốn kĩ thuật, công cụ….Từ

các yếu tố sản xuất đó nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo

ra của từng hộ

là không lớn.

Tư liệu sản xuất không đầy đủ

nên chất

lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.

Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng, các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính,nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số hộ chuyên sản xuất để cung cấp ra thị trường.

Do đa số

các hộ

nông dân đều thiếu tư

liệu sản xuất,

thiếu vốn,

thiếu đất đai, kỹ

thuật… nên họ

thường đầu tư

sản xuất thấp,

họ luôn

tránh rủi ro. Cũng vì như vậy nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ

thường không cao.

Chỉ

có một số nông hộ

mạnh dạn đầu tư

với quy mô

lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn.

b.Vai trò

Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao…nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ

nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc

sống. Điều đó cũng giải quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.

Ngoài việc tạo ra các thành phần phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đối với người tiêu dùng.

Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không

lớn

và công tác quản lý khá dễ

dàng so với các loại hình sản suất khác

nên kinh tế hộ thường được chọn làm điểm khởi đầu. Mô hình kinh tế

hộ rất phù hợp với những hộ

nông dân có vốn ít,

chưa có nhiều kinh

nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn chế. Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác.

2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh tế

2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọi người “Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Viện Ngôn Ngữ học, 2002).

+ Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó là :“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng

hoá và dịch vụ, có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ

thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế.

Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem

xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào (Mai Hữu Khuê và CS, 2001). Ngày nay, người ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất

về hiệu quả.

Ở mỗi góc độ, lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả

cũng được

xem xét nhìn nhận khác nhau và thông thường khi nói đến hiệu quả của

một lĩnh vực nào đó thì chúng ta xem xét vấn đề hiệu quả trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng ta có 3 phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.

a) Quan điểm truyền thống về HQKT


Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến

phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó

được đo bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo Hoàng Hùng (2001): Các quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét hiệu quả kinh tế. Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất

kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ

xem xét hiệu quả

sau khi đã đầu tư.

Trong khi đó hiệu quả

là chỉ

tiêu rất quan trọng không những cho phép

chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ

hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt

động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán HQKT theo

quan điểm này thường chưa tính đủ và chính xác. Thứ ba, HQKT theo quan

điểm truyền thống chỉ

bao gồm hai phạm trù cơ

bản là

thu và chi. Hai

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, các hoạt động

đầu tư

và phát triển lại có những tác động không chỉ

đơn thuần về

mặt

kinh tế

mà còn cả

các yếu tố

khác nữa. Và có những phần thu lợi hoặc

những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.

b) Quan điểm mới về HQKT

Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống.

Theo Ngô Đình Giao(1997) : “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước”. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản

xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà

không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất của hai quan

điểm này đề

cập đến khía cạnh phân bổ

có hiệu quả

các nguồn lực của

doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân

bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực

trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.

Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ

tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một

phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.

HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022