Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 2

Bảng 4.11 : Cơ sở vật chất ,dụng cụ chế biến của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 84

Bảng 4.12 : Chi phí chế biến mắm tép của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 87

Bảng 4.13 : So sánh kết quả chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu 88

Về HQKT của nhóm hộ tự đánh bắt và nhóm hộ mua nguyên liệu( nhóm hộ chỉ chế biến) 89

Bảng 4.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm của nhóm hộ tự đánh bắt 90

và nhóm hộ mua nguyên liệu 90

Bảng 4.15 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư 94

Bảng 4.16 : Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo mức đầu tư 95

Bảng 4.17 :Mức độ tham khảo thông tin về kĩ thuật chế biến mắm của chủ hộ 100

Bảng 4.18 : Một số khó khăn của các hộ chế biến mắm tép 104

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Bảng 4.19 : Kết quả và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến 106

Bảng 4.20 : Hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm phân theo kinh nghiệm chế biến 109

Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa - 2

DANH MỤC CÁC HỘP, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH

Thứ tự Nội dung Trang

Hộp 1: Dân làng tôi chủ yếu sống bằng nghề làm mắm tép 46

Hình 4. 1 : Hộ dân Phạm Thị Nghìn đang đánh bắt tép 47

Hình 4.2: Hộ dân Đinh Thị Son và Trần Thị Tươi đang đãi tép 48

Hình 4.3: Chủ hộ Hà Thị Liên đang chế biến mắm tép 49

Sơ đồ 4.1: Quy trình muối mắp tép 50

Hình 4.4: Sản phẩm mắm tép Hà Yên 67

......................................................................................................................................... 67

Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên năm 2014 69

Đồ thị 4.1 : Năng suất chế biến của nhóm hộ quy mô lớn,quy mô trug bình và quy mô nhỏ 77 Đồ thị 4.2: Giá bán mắm tép bình quân qua các năm 102

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Những hạn chế, yếu kém của nghề chế biến mắm trên địa bàn xã Hà

Yên, huyện Hà Trung có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về

phía Nhà nước. Để phát triển nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên cần có phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu và tiềm năng, cần phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của địa bàn. Từ những yêu cầu đó, đã thúc đẩy em chọn đề tài “Đánh giá hiu qukinh tế nghchế biến mm tép ca các hdân xã Hà Yên, huyn Hà Trung, tnh Thanh Hóa”

nhm đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hiệu

quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ

đó đề

xuất giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép, góp phần phát triển bền vững trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể là : Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép. Đánh giá thực thực trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả

kinh tế

nghề

chế

biến mắm tép của các hộ

dân xã Hà Yên, huyện Hà

Trung, tỉnh Thanh Hóa. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới HQKT của

nghề chế biến mắm tép của các hộ dân tại địa phương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép tại xã trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phiếu điều tra phỏng vấn

hộ chế

biến mắm tép

và các cán bộ địa phương

bằng bảng câu hỏi đã

chuẩn bị sẵn, sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và xử lý số liệu. Thu thập số liệu đã công bố qua liên hệ với các phòng ban của xã và internet, sách, báo… về tình hình đất đai, lao động, tình hình sản xuất chế biến mắm tép trên địa bàn xã để làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu. Thu thập số liệu mới

sử dụng phương pháp quan sát và điều tra, phỏng vấn nhanh. Sử dụng

phần mềm SPSS và excel để xử lý số liệu. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn lực phục vụ sản xuất, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất, Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKT

Ở phần kết quả nghiên cứu đã tập trung làm rõ được 4 nội dung chính

sau:

Về thực trạng sản xuất và chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên:

Trong những năm gần đây số hộ đánh bắt tép và số hộ chế biến tép có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với việc mở rộng về quy mô chế biến thì sản lượng chế biến mắm của các hộ trên địa bàn cũng có xu hướng tăng. Mặc dù giá cả các yếu tố đầu vào liên tục thay đổi nhưng giá bán của mắm tép cũng tăng theo giá các yếu tố đầu vào nên mối quan tâm duy nhất của các hộ chế biến là vấn đề về tiêu thụ. Nếu sản phẩm mắm tép Hà Yên tìm được một chỗ đứng vững trên thì trường thì nghề chế biến mắm tép ở xã Hà Yên sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

­Về đánh giá HQKT: Theo điều tra và phân tổ các nhóm hộ theo các tiêu chí khác nhau cho thấy:

+ Phân tổ theo quy mô chế biến: HQKT của các nhóm hộ phân theo quy mô chế biến là khác nhau. Mặc dù ở nhóm hộ quy mô lớn có mức độ

đầu tư

cho chế

biến cao hơn các nhóm hộ

trung bình và nhóm hộ

nhỏ

nhưng HQKT mang lại của nhóm hộ quy mô lớn lại cao hơn của nhóm hộ còn lại. Có sự khác nhau như vậy do các hộ quy mô lớn thường chế biến theo đơn hàng và hộ đầu tư chi phí cho nguyên liệu cao hơn nên sản lượng

mắm đạt được của họ

cao hơn. Mặt khác, nhóm hộ

này tận dụng được

công lao động nên số công lao động của hộ ít hơn các nhóm hộ khác.

+ Phân tổ theo hình thức tổ chức: Trong nghiên cứu đã có sự phân tổ để so sánh HQKT đạt được của nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến. Từ đó cho thấy, nhóm hộ chỉ tập chung cho chế biến sẽ mang lại HQKT cao hơn nhóm hộ vừa đánh bắt vừa chế biến vì nhóm hộ chế biến thường mua

100% nguyên liệu nên họ

có sự

chọn lựa cho nguyên liệu chế

biến của

mình. Ngược lại nhóm hộ vừa chế biến vừa đánh bắt thì nguyên liệu chế biến của họ là sản phẩm họ đánh bắt được nên dù có những mẻ tép không ngon thì họ vẫn mang về chế biến nên năng suất mắm đạt được là không

cao. Tép nguyên liệu không ngon nên mắm sẽ không đỏ, không ngon làm

cho giá bán của nhóm hộ này thấp hơn nhóm hộ chỉ chế biến.

+ Phân tổ

theo mức độ

đầu tư: Các nhóm hộ

đầu tư

cho công cụ

dụng cụ và nguyên liệu cao thì đạt được HQKT cao hơn các nhóm hộ còn lại vì như đã phân tích thì nguyên liệu chính cho chế biến là tép. Nếu tép nguyên liệu ngon sẽ cho ra sản phẩm năng suất cao, ngon hơn và giá bán sẽ cao hơn. Mặt khác, các hộ đầu tư công cụ dụng cụ chế biến lớn sẽ giúp quá trình chế biến diễn ra liên tục, dụng cụ tốt giúp quá trình lên men mắm tốt hơn và mắm sẽ ngon hơn. Chính vì thế nên những hộ đầu tư cho chế biến cao sẽ mang lại HQKT cao hơn.

­ Về các yếu tố ảnh hưởng: Đề tài đã nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hưởng đến nghề chế biến mắm tép trên địa bàn xã Hà Yên gồm : Ảnh hưởng của mức đầu tư; Ảnh hưởng của quy mô sản xuất; Ảnh hưởng của hình thức tổ chức chế biến; Ảnh hưởng của trình độ của chủ hộ; Ảnh hưởng kinh nghiệm chế biến của chủ hộ; Ảnh hưởng thị trường; Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên; Ảnh hưởng của cơ chế chính sách.

Từ các

nghiên cứu về

yếu tố ảnh hưởng đến HQKT nghề

chế

biến

mắm tép, đề tài đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp gồm: Giải pháp về quy

mô sản xuất; giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật; giải pháp về tiếp cận yếu tố đầu vào vốn và nguyên liệu; giải pháp về thị trường tiêu thụ; giải pháp về môi trường.

Nghề chế biến mắm tép đã và đang phát triển theo chiều hướng tốt trên địa bàn xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tình Thanh Hóa. Tuy nhiên, để

nâng cao HQKT nghề

chế

biến mắm tép thì cần có sự

góp sức của cả

chính quyền địa phương và người dân nơi đây, có vậy thì nghề chế biến

mắm tép sẽ

có chỗ

đứng nhất định trên thị

trường, người sản xuất đạt

được hiệu quả cao, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

PHẦN I MỞ ĐẦU‌


1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua,


nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ với

nền kinh tế thế giới.

Kinh tế

đất nước đã đạt được những thành tựu to

lớn. Nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu kém phát triển với đa số người dân sống ở nông thôn, gắn bó với nông nghiệp. Vì

vậy, muốn kinh tế nước nhà đi lên các nhà hoạch định chính sách phải

đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Những

năm gần đây, sản xuất ở nông thôn đã có những bước biến chuyển

mạnh mẽ

từ nền nông nghiệp tự

cung tự

cấp sang nền sản xuất hàng

hoá đem lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự

phát triển chung đó thì sản xuất tại nông thôn đang phải đứng trước những khó khăn lớn khi hàng hóa của chúng ta chịu sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp của các nước khác. Vì vậy, để cạnh tranh cần phải tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và phát triển các mặt hàng mang tính truyền thống của mỗi một địa phương. Đất nước khởi sắc từng ngày nhưng có những nét xưa, những món ăn truyền thống vẫn còn đọng lại trong lòng của người dân Việt, và trong đó có món mắm tép, món ăn đã được dâng lên tiến vua. Nhưng chẳng phải nơi đâu cũng làm được món ăn dân dã mang đậm bản sắc quê hương này. Một trong số ít nơi chế biến được không thế không nhắc tới quê hương Hà Yên,

Hà Trung, Thanh Hóa.

Ở Hà Yên, nghề chế biến mắm tép là một trong những nghề truyền

thống có từ xa xưa của người dân nơi đây. Trải qua bao thăng trầm bởi

biến cố chiến tranh và kinh tế thị trường chi phối, đến nay nó vẫn là nghề

truyền thống không bị mai một.

Hà Yên lại được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển thủy sản nước ngọt đặc biệt mà không phải vùng, miền nào cũng có là tép riu. Bao đời nay người dân nơi đây đúc rút thành những kinh nghiệm quý để chế biến thành món mắm tép có chất lượng và có thương hiệu, được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, món mắm tép quê hương mới chỉ được chế biến để phục vụ cho địa bàn xã, người dân Việt vẫn chưa được thưởng thức nhiều về món ăn đồng quê này bởi lẽ người dân Hà Yên chưa phát triển chế biến sản xuất

mắp tép với quy mô rộng để xuất bán đi các tỉnh thành. Xuất phát từ thực tế

đó, việc xem xét tình hình chế biến mắm tép của địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng

đến HQKT nghề

chế

biến mắm tép là một trong những cơ sở để

đưa ra

những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả chế biến mắm tép để

giúp các hộ sản xuất có hiệu quả hơn. Vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu

“Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, hiệu quả kinh tế của nghề chế biến mắm tép, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả

kinh tế

nghề

chế

biến mắm tép góp phần nâng cao thu nhập và đời

sống của người dân trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

­ Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT của nghề chế biến mắm tép.

­ Đánh giá thực thực trạng sản xuất, chế biến và hiệu quả kinh tế

nghề

chế

biến mắm tép của các hộ

dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung,

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí