Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 7

Sau mùa khô 1966 – 1967 tình hình chuyển biến có lợi cho phía cách mạng ở miền Nam. Tháng 12 năm 1967 Bộ chính trị quyết định mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa xuân 1968. Theo sự chỉ đạo của Quân khu, thị xã Quy Nhơn được chọn làm một trong những trọng điểm của Khu 5 trong đợt nổi dậy lần này. Vì vậy, lúc này công tác xây dựng lực lượng, xây dựng thôn xã chiến đấu, huy động nhân dân đóng góp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến đối với tỉnh trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Trong công tác hậu cần phục vụ chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Bình Định thì hậu cần tại chỗ luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Năm 1968 Tỉnh ủy đã chỉ đạo thu mua được 3.985 tấn lương thực. Ở vùng tranh chấp, hầu hết mỗi gia đình đều dự trữ sẵn 15 – 20 kg gạo, 5-10 kg muối.

Sau Mậu Thân 1968 được sự chỉ đạo của cuộc họp Ban cán sự ngày 7, 8 tháng 6 năm 1968 việc xây dựng, phát triển lực lượng du kích và chiến tranh du kích tiếp tục là một trong những nội dung quan trọng của tỉnh trong giai đoạn hiện tại.

Theo Báo cáo tổng kết tình hình phong trào du kích chiến tranh từ tháng 1 đến 31 tháng 12 năm 1968 của Tỉnh đội Bình Định số 2/BC, tháng 10 năm 1967 Tỉnh đội tổ chức Hội nghị du kích chiến tranh thông qua kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu phát triển lực lượng xuống các huyện. Tiếp đó, vào tháng 8 Tỉnh đội tổ chức Hội nghị cán bộ để kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết đồng thời bổ sung phương hướng nhiệm vụ cuối năm, cử cán bộ xuống địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn ở huyện, xã. Nhờ những việc làm cụ thể của Tỉnh đội đã góp phần đưa phong trào chiến tranh du kích trong tỉnh đạt được một số thành tích đáng kể: Năm 1968 tổng số du kích tự vệ đạt 7.319 người, tăng gần 2.000 người so với năm 1967. Trong đó vùng đồng bằng có 2.400 du kích chiếm 3,25% dân số đồng bằng, du kích miền núi có 2.113 người, chiếm 11,7%. Lực lượng du kích mật tăng mạnh trong năm 1968, đây cũng là năm lực lượng du kích mật cao nhất trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Bình Định, có tới 2.048 người. Ngoài du kích tập trung, du kích bán tập trung, du kích mật, đến 1968 ở Bình Định đã tổ chức được các đội

du kích chuyên môn như du kích đặc công, du kích công binh, du kích chuyên bắn. Sau năm 1968 Tỉnh đội Bình Định còn được bổ sung tiểu đoàn đặc công 405.

Các lớp đào tạo, huấn luyện được mở ra ở hầu khắp các cấp:

Cấp tỉnh mở 5 khóa xã đội và trợ lý dân quân huyện đội 110 ngày, có 125 đồng chí tham dự. 1 khóa bồi dưỡng 5 ngày có 16 đồng chí dự. Ngoài ra tỉnh còn cử 10 đồng chí xuống các huyện để triển khai Nghị quyết 4, 5.

Cấp huyện, mở 10 khóa 72 ngày để bồi dưỡng cho cán bộ xã đội và trợ lý dân quân huyện đội, có 123 đồng chí tham dự. Mở 4 lớp đặc công 36 ngày cho 66 đồng chí. 3 lớp bộc phá phóng 20 ngày có 29 đồng chí dự. 1 lớp văn thư 1 ngày 1 đêm có 7 đồng chí dự. 1 lớp cứu thương xã có 3 đồng chí dự.

Xã mở 52 lớp huấn luyện khoảng 455 ngày cho 1.980 du kích xã, du kích thôn và du kích mật.

Các lớp huấn luyện này nhằm bồi dưỡng công tác tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo cho các cán bộ du kích, nâng cao nghiệp vụ, tư tưởng chiến thuật, cách sử dụng một số vũ khí cải tiến, phương thức tác chiến cho học viên.

Công tác xây dựng thôn, xã chiến đấu cũng được đặc biệt chú trọng: năm 1968 đã xây dựng được 46 xã chiến đấu. Trong đó có 3 xã đạt loại khá được Đại hội chiến sĩ thi đua của tỉnh lần thứ 5 tặng cờ khen là xã Hoài Châu (Hoài Nhơn), xã An Mỹ (An Lão), xã Nhơn Hậu (An Nhơn). 6 xã đạt loại trung bình bao gồm xã Cát Hanh (Phù Cát), xã Mỹ Tho (Phù Mỹ), xã An Thạnh (Hoài Ân), xã Phước Thắng (Tuy Phước), xã Bình Giang (Bình Khê) và xã Kongkring (Vĩnh Thạnh). 37 xã đang trong quá trình xây dựng. [123; tr14] Một số xã ở Hoài Nhơn và Phù Mỹ đã xây dựng được công sự bí mật, thường xuyên nuôi dấu và bảo vệ hàng trăm cán bộ, thương binh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Như vậy các chủ trương của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Bình Định về chỉ đạo, lãnh đạo chiến tranh du kích giai đoạn 1965 – 1968 từng bước được hiện thực hóa là điều kiện tiên quyết đưa phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ mùa thu năm 1965 khi địch đang gấp rút thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 - 1966, theo tinh thần nghị quyết số 268/NQ của cuộc họp ban cán sự mở rộng “quán triệt tư tưởng tiêu diệt, nắm vững phương châm đánh địch ngoài công sự là chính”.[102; tr5] Trên cơ sở các lực lượng vũ trang được kiện toàn, thực hiện chủ trương của Hội nghị du kích chiến tranh toàn Khu 5 về “tổ chức vành đai diệt Mỹ ở những vùng Mỹ bắt đầu chiếm đóng”, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội nhanh chóng tổ chức kế hoạch bố trí quân liên hoàn hòng hỗ trợ nhau trong tiêu diệt lực lượng địch:

Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 - 7

Hướng thứ nhất, Tiểu đoàn 50, 1 đại đội đặc công phối hợp với bộ đội huyện Tuy Phước và du kích các địa phương hoạt động ở vùng đông Tuy Phước, nam Phù Cát, cơ động đánh địch ven Quy Nhơn.

Hướng thứ hai, Tiểu đoàn 52 cùng với bộ đội huyện và du kích địa phương hoạt động từ tây An Nhơn đến bắc Bình Khê và bắc Phù Cát.

Trên cả hai hướng đánh này lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đều cần có sự phối hợp đấu tranh của du kích địa phương.

Phản kích lại kế hoạch chuẩn bị mùa khô 1965 - 1966 của địch, hàng loạt những trận đánh của các lực lượng vũ trang chính quy liên tục diễn ra nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng, đập tan mưu đồ “phá chiến tranh du kích” của kẻ thù. Ngày 2 tháng 7 năm 1965 địch dùng 1 tiểu đoàn lính bảo an và 1 trung đội dân vệ càn vào Hòa Phong, Tân Kiều (Nhơn Mỹ, An Nhơn) bị du kích và bộ đội địa phương chặn đánh, diệt 50 tên, thu được 50 súng. Tiếp đó, ngày 5 tháng 8 năm 1965 du kích xã Nhơn Mỹ phục kích một đại đội lính bảo an tại thôn Đại Bình, diệt được 45 tên, thu 37 súng các loại. Cùng ngày, tại Nhơn Phong (An Nhơn), du kích địa phương phối hợp với Tiểu đoàn 50 diệt gọn 1 đại đội lính bảo an, 1 trung đội dân vệ, đánh sập trụ sở xã Nhơn Phong. 100 tên lính Nam Triều Tiên bị du kích ấp Kiên Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 52 loại khỏi vòng chiến vào ngày 10 tháng 8 năm 1965.

Sau chiến thắng có ý nghĩa chiến lược của Sư đoàn 3 có sự phối hợp của quân dân Bình Định tại Thuận Ninh và khu vực suối La Tinh, từ ngày 10 tháng 10 năm 1965 các lực lượng vũ trang trong tỉnh vùng lên tấn công địch theo hiệu lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Trên khắp các địa bàn tỉnh, lực lượng du kích địa phương liên tục phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện tổ chức phục kích, tập kích tiêu diệt địch. Mở màn là sự phối hợp giữa du kích địa phương với Tiểu đoàn 50 tấn công tiêu diệt địch ở thị trấn Đập Đá ngày 6 tháng 11 năm 1965, diệt được 1 đại đội lính bảo an. 1 đại đội lính Nam Triều Tiên bị Tiểu đoàn 52 tập kích tiêu diệt tại Tân Giảng (Phước Hòa, Tuy Phước) ngày 22 tháng 11. Ngày 3 tháng 12 năm 1965 du kích xã Bình Thành (Bình Khê) phục kích diệt hàng chục tên lính Nam Triều Tiên. Trong tháng 12 năm 1965 du kích và bộ đội địa phương toàn tỉnh liên tục tổ chức phục kích, tập kích diệt hàng trăm tên lính Mỹ, Ngụy, Nam Triều Tiên. Một tiểu đội du kích Hoài Ân diệt gọn một trung đội dân vệ. Du kích Bình Khê tổ chức đánh địch trên đường 19. Du kích Hoài Nhơn, Tuy Phước tổ chức chống càn.v.v.

Bên cạnh phong trào đấu tranh quân sự sôi nổi trên khắp các địa bàn tỉnh, phong trào đấu tranh chính trị và binh vận cũng có bước tiến đáng kể. 6 tháng cuối năm 1965 toàn tỉnh có hơn 1500 cuộc đấu tranh chính trị thu hút hơn 160.000 người tham gia nhằm tố cáo tội ác của lính Mỹ, Nam Triều Tiên. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của hơn 20.000 đồng bào huyện Hoài Nhơn kéo về thị trấn Bồng Sơn, bao vây chặt các đồn bảo an, dân vệ, đòi yêu sách, kêu gọi binh lính trở về với vợ con. Trước khí thế đấu tranh cuồn cuộn của quần chúng, bọn ác ôn phải chùn bước. Tên quận trưởng đứng ra nhận tội, chấp nhận mọi yêu sách của nhân dân, bồi thường những người thiệt mạng.

Nhân dân còn rải truyền đơn kêu gọi được 3.554 binh lính về với vợ con, 18 trung đội ngụy rã ngũ tập thể, 25 trung đội làm nội ứng, nộp cho cách mạng 1.045 súng các loại. Ngày 10 tháng 11 năm 1965 có 50.000 lượt người kéo vào thị xã Quy Nhơn, các thị trấn, đồn bốt địch hô vang khẩu hiệu “đả đảo đế quốc Mỹ và tay sai”.

Kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị và binh vận, nhân dân còn tham gia vào bố phòng làng mạc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Ở những nơi đã giải phóng, công tác xây dựng làng chiến đấu được triển khai nhanh chóng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Ở những nơi bị địch kìm kẹp, nhân dân phối hợp với du kích địa phương tiếp tục nổi dậy phá kèm. Trong thu – đông năm 1965 nhân dân đã phá được 15 ấp chiến lược, giải phóng được 15 thôn của 5 xã thuộc huyện Vân Canh với 15.000 dân.

Như vậy trong khoảng nửa năm trực tiếp đọ sức với đội quân thiện chiến Mỹ và Nam Triều Tiên, chúng ta với những vũ khí thô sơ, tự tạo bằng tinh thần nhiệt huyết, mưu trí, dũng cảm đã bẻ gãy hàng loạt cuộc hành quân càn quét của kẻ thù. Đặc biệt bằng lối đánh phục kích, tập kích của bộ đội địa phương phối hợp với lực lượng du kích đã diệt hàng ngàn tên địch, đẩy chúng vào thế lúng túng bị động, mất tinh thần. Một bầu không khí quyết chiến quyết thắng đang lan rộng trong từng con tim khối óc của đồng bào Bình Định yêu nước. Đây là nguồn lực tinh thần quý giá để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Bình Định quyết tâm hơn nữa trong cuộc chiến đập tan hai kế hoạch mùa khô của địch.

Bị đánh phủ đầu ở Vạn Tường, Thuận Ninh, Pleime, Mỹ quyết định đánh một đòn giáng trả. Cuối năm 1965 đầu năm 1966 địch huy động toàn bộ lực lượng quân Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa và đồng minh ồ ạt mở cuộc phản công mùa khô hòng “tìm diệt” bộ đội chủ lực của ta.

Bình Định, nơi đứng chân của Sư đoàn 3, nơi có phong trào cách mạng mạnh, là cầu nối từ từ biển lên các tỉnh Tây Nguyên, là nơi có vùng giải phóng rộng nhất khu 5, trở thành địa bàn “tìm diệt” lớn nhất của Mỹ trong đợt phản công này. Địch huy động hơn 20.000 quân chưa kể quân địa phương, dưới sự chỉ huy của Kina - Sư trưởng sư đoàn kỵ binh không vận số 1, mở hơn 600 cuộc hành quân càn quét trên khắp các địa bàn tỉnh Bình Định. Địch bố trí: ở phía Bắc tỉnh quân Mỹ trực tiếp “tìm diệt”, các huyện phía Nam tỉnh do quân đội Việt Nam cộng hòa

và quân Nam Triều Tiên thực hiện kìm kẹp dân, giữ yên phía Nam để tiện cho quân Mỹ “tìm diệt”. Như vậy địch kết hợp giữa “tìm diệt” và “bình định”, tấn công mạnh mẽ về mặt quân sự đồng thời đẩy mạnh chiến tranh tâm lý để hù dọa nhân dân. Những hành động không thương tiếc của kẻ thù đã gây thiệt hại vô cùng lớn về người và của ở Bình Định.

Theo chủ trương của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu: nơi nào địch chưa tấn công thì ta tiếp tục chuẩn bị và giữ chủ động, nơi nào địch ra quân tấn công thì ta chủ động phản công tiêu diệt địch chống càn, cứu dân, lấy ngày xuất quân đánh

càn là ngày mở màn cho chiến dịch mùa Xuân.

Tại Bình Định, trong lúc Sư đoàn 3 đang chuẩn bị cho chiến dịch mùa Xuân, sư đoàn vẫn bố trí đội hình phối hợp với các lực lượng vũ trang tỉnh và dân quân du kích chuẩn bị phản công địch. Các đơn vị chiến đấu của Sư đoàn 3 được bố trí ở các huyện phía Bắc tỉnh Bình Định – nơi địch mở cuộc phản công lớn nhất mùa khô 1965 - 1966. Theo đó, Trung đoàn 2 đóng ở bắc Phù Cát đến đông Phù Mỹ, Trung đoàn 12 đóng ở bắc Phù Mỹ đến nam Hoài Ân, Trung đoàn 22 đóng ở bắc Hoài Nhơn. Tháng 1 năm 1966 Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định được thành lập do đồng chí Giáp Văn Cương làm chỉ huy trưởng, đồng chí Trần Quang Khanh, Bí thư Tỉnh ủy làm chính ủy.

Bước sang năm 1966, trong khi quân Mỹ đang cố “tìm diệt” ở phía Bắc tỉnh thì ở phía Nam tỉnh Bình Định quân Nam Triều Tiên vẫn tiếp tục mở các trận càn hòng “bình định”. Để tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện có thời gian chuẩn bị cho công tác chống càn quy mô lớn, nhiều nơi du kích đã tổ chức những trận đánh độc lập. Trong số những trận đánh độc lập của du kích đầu năm 1966 thì trận đánh của lực lượng du kích xã Bình An (huyện Bình Khê) diễn ra ngày 23 tháng 1 năm 1966 được xem là một trong những trận đánh điển hình.

Ngày 23 tháng 1 năm 1966 quân Nam Triều Tiên huy động lực lượng mở cuộc càn quét vào xã Bình An. Xã Bình An là một xã đồng bằng của huyện Bình

Khê (nay là huyện Tây Sơn). Đây là nơi tiếp giáp giữa 3 huyện Bình Khê, An Nhơn và Phù Cát, nằm gần sân bay Gò Quánh. Đối với địch, Bình An là một trong những nơi cần làm trắng để bảo vệ sân bay của chúng. Còn đối với ta, Bình An là một địa bàn đứng chân quan trọng trong việc cơ động diệt địch. Do đó các cơ quan của huyện Bình Khê thường đứng chân ở đây để chỉ đạo phong trào đấu tranh của các xã. Tháng 2 năm 1965 Bình An đã được giải phóng. Ở đây nhân dân và du kích địa phương đã xây dựng làng xã chiến đấu. Hầu hết các thôn đều có hệ thống hố chiến đấu cá nhân, giao thông hào ngang dọc, hầm tránh bom pháo, xung quanh

thôn có lũy tre bao bọc.

Để mở rộng vành đai an toàn cho sân bay Gò Quánh, địch huy động 2 đại đội lính Nam Triều Tiên với khoảng hơn 200 tên, được trang bị súng bộ binh, có hỏa lực đi cùng mạnh, được không quân và pháo binh yểm trợ tấn công vào càn quét Bình An.

Ở Bình An, chúng ta có một đơn vị du kích. Đơn vị này được phát triển lên từ đội công tác, vào năm 1961. Đến năm 1966, trung đội du kích Bình An có 15 đồng chí, trong đó có 4 nữ du kích. Trung đội du kích này được trang bị 3 khẩu súng trường mas, 4 khẩu trung chính, 1 khẩu garăn, 8 khẩu cacpin M1, 1 khẩu tiểu liên tuyn. Mỗi du kích được trang bị từ 2 đến 3 quả lựu đạn. Khi địch mở cuộc càn quét vào đây, lực lượng du kích của Bình An được tăng cường thêm 5 du kích của thôn Nhơn Thuận. Như vậy bước vào cuộc chiến, đội du kích Bình An có 20 đồng chí, trong đó đồng chí Bùi Minh Kiệt là xã đội trưởng. Ngoài du kích xã, các thôn còn có du kích thôn phối hợp đánh địch. Với lực lượng này đội biên chế thành 3 tiểu đội, dàn bố trí các tiểu đội theo hướng phối hợp đánh địch. Có dự kiến tình huống và công tác hiệp đồng. Trước khi bước vào trận chống càn, ban chỉ huy xã đội triển khai bố trí địa hình, củng cố công sự, ngụy trang, bố phòng các bãi chông, hầm chông ở khu vực rìa làng, cử người cảnh giới.

3 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1966, 2 đại đội lính Nam Triều Tiên lợi dụng

đêm tối bí mật đánh úp vào các làng An Chánh, Mỹ Thuận, bị du kích hai thôn này nổ súng ngăn chặn. Sau đó chúng tổ chức 2 đợt tấn công: đợt 1 lúc 7 giờ 30, đợt 2 khoảng 9 giờ. Mặc dù địch có số lượng quân đông áp đảo với trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại, trong điều kiện du kích Bình An chưa từng đánh độc lập với quân Mỹ, quân đội Việt Nam cộng hòa, quân Nam Triều Tiên, nhưng nhờ mưu trí, dũng cảm lực lượng du kích nơi đây đã đẩy lùi các cuộc tấn công của địch, loại khỏi vòng chiến 27 tên, làm thương 16 tên và 1 máy bay.

Chiến thắng của du kích Bình An đã góp phần cổ vũ, động viên lớn đối với nhân dân và du kích địa phương. Từ đây tư tưởng dám đánh, quyết đánh và đánh thắng của du kích Bình An càng khẳng định một cách chắc chắn.

Ở phía Bắc tỉnh, sau khi đưa quân Nam Triều Tiên và quân lực Việt Nam cộng hòa ra án ngữ đường số 1 để đảm bảo hành lang an toàn từ Quy Nhơn đến Bồng Sơn. Sáng ngày 27 tháng 1 năm 1966 sau loạt bom do B52 thả để dọn đường, hàng loạt máy bay lên thẳng chở Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn không vận số 1 Mỹ đổ bộ xuống Chợ Cát (Hoài Hảo), Cửu Lợi (Tam Quan Nam), Trường Xuân, An Thái (Tam Quan Bắc), Tài Lương (Hoài Thanh) với cuộc hành quân mang tên “Kẻ nghiền nát” đã chính thức mở màn cho cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 vào mũi tên lớn nhất của Mỹ trên vùng đất Hoài Nhơn của Bình Định.

Ngay từ những ngày đầu Mỹ đổ quân xuống đây, du kích địa phương đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương và quân chủ lực dựa vào các làng chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt phản kích của địch. Ngày đầu tiên ra quân, các lực lượng vũ trang ở Bình Định đã diệt được 500 tên Mỹ, bắn rơi 20 máy bay lên thẳng. Tại chợ Cát, quân Mỹ chết nhiều đến nỗi chúng phải dùng trực thanh phóng loa yêu cầu chúng ta tạm ngừng cuộc chiến để chúng thu lượm xác đồng đội. [11; tr131] Ở An Thái, Chương Hòa, Cửu Lợi, với cách đánh bất ngờ của du kích, lúc ẩn lúc hiện, địch lùng sục đuổi theo quân chủ lực nhưng vấp phải rào càn của hầm chông, bẫy đá, mang cung v.v chết hàng loạt. Số còn lại phải quần nhau với quân ta theo hình thức

Xem tất cả 163 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí