Thực Trạng Về Sinh Trưởng Rừng Luồng Ở Thanh Hóa


Chất lượng của rừng Luồng được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như sinh trưởng đường kính, chiều cao, tỷ lệ Luồng theo tuổi cây, phân loại Luồng theo thương phẩm, tình hình sâu bệnh hại,…

+ Sinh trưởng phát triển Luồng theo chiều cao và cấp kính

Kết quả điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển rừng Luồng ở 3 huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa được tổng hợp trong bảng sau

Bảng 4.2: Thực trạng về sinh trưởng rừng Luồng ở Thanh Hóa



Địa điểm

Đánh giá sinh trưởng

D1.3

TB (cm)

S%

Hvn

TB (m)

S%

D bụi

TB (m)

S%

Số cây

TB/ô

Ngọc Lặc

9,02

13,69

12,78

16,03

2,38

26,15

3840

Lang Chánh

8,19

20,21

12,54

11,81

1,6

32,73

3240

Quan Hóa

8,1

21,37

12,74

10,19

2,37

25,25

4800

Trung bình

8,44

18,42

12,69

12,68

2.12

28.04

3960

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Qua bảng 4.2 cho thấy, sinh trưởng trung bình của rừng Luồng ở Ngọc Lặc đạt cao nhất: DTB= 9,02 cm; Hvn TB =112,78 m. Tính trung bình cho cả 3 huyện, sinh trưởng đường kính trung bình đạt 8,44 cm và chiều cao đạt 12,69 m. Biến động về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng rất lớn, hệ số biến động về đường kính trung bình là 18,42% và về chiều cao là 12,68 %. Số cây trung bình trên 9 ô tiêu chuẩn của mỗi huyện, trong đó huyện có số lượng cây nhiều nhất là huyện Quan Hóa là 4800 cây, còn huyện có số cây trung bình thấp nhất là huyện Lang Chánh là 3240 cây. Chứng tỏ ở các địa bàn khác nhau thì sinh trưởng và phát triển của Luồng là khác nhau, đây cũng là yếu tố để nghiên cứu nhằm phát triển và nhân rộng các mô hình trồng Luồng trên địa bàn tỉnh.

+ Sinh trưởng phát triển Luồng phân theo độ tuổi cây:

Kết quả điều tra, phân loại tỷ lệ Luồng theo tuổi được tổng hợp trong bảng sau:


Bảng 4.3: Thực trạng rừng Luồng phân theo tuổi cây tại Thanh Hóa


Địa điểm

Số cây TB

/bụi

Phân theo tuổi (%)

Tuổi 1

Tuổi 2

Tuổi 3

Tuổi >=4

Ngọc Lặc

11

48,33

27

17,67

7,0

Lang Chánh

9

46,39

30,22

18,69

4,7

Quan Hóa

10

41,81

32,92

25.27

0,0

Trung bình

10

45,51

30,05

20,54

3,9

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy, số cây trung bình trên bụi là 10 cây, trong đó phân theo cấp tuổi thì Luồng tuổi 1 đạt 45,51 %, tuổi 2 đạt 30,05%, tuổi 3 đạt 20,54%, cọn lại 3,9% là từ tuổi 4 trở lên. Như vậy, ta có thể thấy tỷ lệ Luồng non (cây tuổi 1+2) chiếm tỷ lệ trên 70% sản lượng rừng Luồng. Đây cũng chính là những cây Luồng có khả năng sinh măng, qua đó phản ảnh sức sản xuất của rừng Luồng rất lớn và là đối tượng chính để xác định các mục đích kinh doanh.

+ Sinh trưởng Luồng theo thương phẩm

Luồng chủ yếu được bán theo cây, tùy thuộc vào cấp phân loại Luồng mà giá cũng rất khác nhau. Theo tiêu kết quả điều tra kết hợp chuẩn Luồng thương phẩm của Luồng hiện nay trên thi trường,. Kết quả thống kê được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.4: Thực trạng chất lượng rừng Luồng phân theo tiêu chuẩn thương phẩm


Địa điểm

Số cây TB

/bụi

Phân loại Luồng theo thương phẩm (%)

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Ngọc Lặc

11

43,5

34,8

16,7

5,0

Lang Chánh

9

13,49

14,71

22,46

49,34

Quan Hóa

10

26,88

31,82

19,20

22,10

Trung bình

10

27,96

27,11

19.45

25,48

Ghi chú: Luồng loại 1: D>=9,5 cm; Hsd>=6-7m. Luồng loại 2: 8<=D<9,5; Hsd>=6-7m. Luồng loại 3: 6,5<=D<8; Hsd>=6-7m.

Luồng loại 4 (ruẫn): D<6,5; Hsd >2m hoặc D>6,5; Hsd=2-5 m.


Kết quả bảng 4.4 cho thấy, tiêu chuẩn phân loại Luồng hiện nay ở Thanh Hóa là dựa vào đường kính và chiều cao đoạn thân sử dụng của cây Luồng. Theo đó, đường kính Luồng loại 1 có D>=9,5 cm, loại 2 có 8<=D<9,5 cm, loại 3 có 6,5<=D<8 cm, những cây có D<6,5 được xếp vào loại 4 (cọc, ruẫn). Về chiều cao thì loại 1+2+3 đều có chung một tiêu chuẩn là chiều dài đoạn thân sử dụng là 6-7m, riêng đối với loại 4 (cọc, ruẫn), chiều dài từ 2-5 m. Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ Luồng loại 1 hiện nay chiếm 27,96 %, loại 2 chiếm 27,11%, loại 3 chiếm 19,45% và 25,48

% là loại 4. Như vậy ta có thể thấy, Luồng hiện nay chủ yếu là Luồng loại 2 và 3 chiếm xấp xỉ 60% sản lượng rừng Luồng.

4.1.2. Thực trạng về chính sách và thị trường tới phát triển rừng Luồng tại tỉnh Thanh Hóa.

a) Ảnh hưởng của chính sách phát triển rừng Luồng

Thực hiện Nghị định 02/CP (nay là Nghị định 163/CP) về cơ bản đã giao đất cho các tổ chức, các đơn vị và các hộ gia đình. Giao đất cho hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 78%, các đơn vị và các hộ gia đình sau khi nhận đất rừng đã được các cơ quan chức năng tư vấn, xác định các dạng lập địa thích hợp đối với cây Luồng, đã mạnh dạn tập trung đầu tư vốn và các nguồn lực cho việc trồng cây Luồng trên diện tích của mình làm cho diện tích rừng trồng của tỉnh tăng lên đáng kể.

Tình hình đầu tư vốn phát triển Luồng được nhà nước quan tâm thông qua các dự án bằng nguồn ngân sách nhà nước, vốn của các dự án như dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy; Dự án 661/QÐ-TTg; Dự án Khu vực lâm nghiệp ADB; Dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất.

Dự án trồng rừng sản xuất được Nhà nước hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu cây trồng dựa trên nguyên tắc chung của trồng rừng sản xuất và phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng cụ thể của từng tỉnh; Nguyên tắc lựa chọn cây trồng rừng sản xuất: Phù hợp với mục tiêu kinh doanh: (Phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng; Phù hợp với lòng dân; Chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh cho sản phẩm).

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Chương trình tài trợ các dự


án nhỏ tại Việt Nam (GEF SGP) bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhân dân trong vùng dự án về trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng Luồng bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời góp phần nâng cao giá trị cây Luồng không những trong nước mà ra cả nước ngoài.

Tóm lại, mặc dù đã có những chính sách cho việc phát triển rừng nói chung và phát triển cây Luồng bản địa nói riêng, nhưng trên thực tế chính sách về phát triển cây Luồng còn nhiều hạn chế, chưa kích cầu Đồng bào các dân tộc thiểu số thúc đẩy phát triển kinh doanh có hiệu quả cao cây Luồng để có thể cạnh tranh với các nhóm loại cây trồng khác trên địa bàn.

Cơ chế chính sách đã có tác dụng phát huy nguồn vốn nội lực trong nhân dân. Trong những năm gần đây kinh tế hộ phát triển các hộ gia đình tự bỏ vốn để sản xuất kinh doanh Luồng trên diện tích đất rừng được giao.

b) Thực trạng thị trường đến phát triển cây Luồng của tỉnh Thanh Hóa.

Luồng là cây lâm nghiệp nổi tiếng đã được trồng và sử dụng lâu đời trên, từ xa xưa đời sống của người dân miền núi đã gắn bó với cây Luồng nhưng do giao thông đi lại khó khăn, giao lưu kinh tế giữa các vùng còn hạn chế nên cây Luồng lúc đó chỉ phục vụ cho xây dựng nhà cửa tại chỗ và cung cấp cho một số vùng lân cận theo giao thông đường sông. Trong những năm qua, dưới tác động của cơ chế thị trường, giao thông thuận tiện việc giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài tỉnh đã có nhiều thuận lợi cây Luồng không còn là cây sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp mà cây Luồng đã trở thành cây lâm nghiệp hàng hoá phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, sử dụng chế tác các đồ thủ công mỹ nghệ, cho công nghiệp xây dựng….Luồng không những là cây đa tác dụng vào bậc nhất hiện nay mà còn là cây chủ đạo trong vùng rừng núi Thanh Hoá đang được chú ý quy hoạch, thực hiện thâm canh, góp phần tăng hiệu quả kinh tế rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn miền núi.

Tuy là cây trồng, nhưng Luồng cũng như nhiều cây rừng khác, người dân chủ yếu khai thác tự nhiên theo phương thức quảng canh. Rừng Luồng nhiều nơi đang tàn kiệt, nhiều vùng Luồng bị khai thác với cường độ cao không có sự đầu tư chăm sóc,


một số hộ còn khai thác măng tuỳ tiện thậm chí xâm hại vườn Luồng người khác…Do đó, hiện nay nhiều nơi rừng chỉ còn 1-2 thế hệ, bình quân chỉ có 3-4 cây/ bụi, mật độ cây/ ha giảm nghiêm trọng chỉ còn 80- 150 bụi/ha, tỷ lệ rừng Luồng bị suy thoái chiếm tới 80% diện tích Luồng hiện có chỉ cho thu nhập vài triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, đời sống của một bộ phận người dân miền núi chủ yếu sống bằng nghề rừng còn gặp nhiều khó khăn một số hộ đã phá Luồng để trồng mía và cây màu khác để giải quyết nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích Luồng bị giảm ở những năm 1995-2000. Tuy nhiên trong 5 năm gần đây, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế lâm nghiệp nhất là vị trí của cây Luồng trong phát triển kinh tế rừng, cây Luồng đã dần được khôi phục, diện tích Luồng trồng thuần loài tăng lên hàng năm từ 7.334,2 ha (2001) lên 8.601,6 ha (2006). Luồng trồng hỗn loài tăng từ 1698,8 ha (2001) lên 4.439,3 ha (2006), hàng năm khai thác 7 triệu cây Luồng thu về hàng chục tỷ đồng đời sống của người dân nghề rừng dần được cải thiện và ổn định. Tuy nhiên, do diện tích Luồng chủ yếu là trồng thuần loài theo phương thức tuyền thống nên chịu ảnh hưởng lớn của sâu bệnh phá hại nhất là : châu chấu hại Luồng, bệnh chổi xể, bệnh sọc tím…Đến nay, diện tích Luồng đã được nông dân vận dụng trồng theo phương thức hỗn giao với các cây trồng khác như: Keo, Trám, Lát, Xoan…tạo điều kiện cho cây Luồng sinh trưởng phát triển tốt, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, tạo ra sản phẩm lâm nghiệp đa dạng nâng cao thu nhập từ nghề rừng.

Công nghệ chế biến đã dần được thay thế từ chế biến nhỏ lẻ đến chế biến tập trung. Từ thủ công, công nghệ thấp đến chế biến với công nghệ cao. Từ doanh nghiệp nhỏ đến vừa và doanh nghiệp lớn. Cơ chế chính sách lưu thông tiêu thụ Luồng đã mở ra một thị trường rộng lớn. Khác với trước đây, các tư thương cấp tỉnh ở Thanh Hoá bắt đầu đưa người lên thu mua tận vùng nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu (số lượng, chất lượng và giao hàng) của khách hàng, cũng như cạnh tranh với các tư thương ngoài tỉnh. Nhờ vậy, hệ thống thu mua Luồng cây ở các vùng nguyên liệu phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Trước đây, nhiều tư thương ngoài tỉnh trước đây phải mua Luồng cây qua các tư thương cấp tỉnh. Đến nay, phần lớn các tư thương ngoài tỉnh đó đã chuyển sang kinh doanh trực tiếp với các


tư thương địa phương. Luồng Thanh Hoá đã được tiêu thụ tại nhiều tỉnh phía Bắc phục vụ cho công nghiệp giấy trong nước như Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Ninh Bình...Nhìn chung thị trường tiêu thụ Luồng đã dần đi vào ổn định.

4.2. Tổng kết công tác kinh doanh trồng Luồng ở Thanh Hóa:

4.2.1.Tổng kết về mục tiêu trồng Luồng

Qua điều tra, khảo sát tại 3 huyện cho thấy mục tiêu trồng Luồng có thể chia thành 2 nhóm chính:

+ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ: vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, nguyên liệu giấy dăm,...

+ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: Luồng, măng, quả trám và một số sản phẩm nông nghiệp...

Với quy mô khối lượng sản phẩm tạo ra lớn và tập trung nên nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ (Thân Luồng và măng) là những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Hiện nay, rải rác ở các tỉnh chúng ta đã quy hoạch và xây dựng được một số các nhà máy giấy, dăm và chế biến lâm sản khác, những cơ sở chế biến này đã tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm. Mục tiêu trồng rừng cung cấp cho các nhu cầu về vật liệu xây dựng, gia dụng, thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng ở tỉn chưa rõ ràng, đặc biệt trên quy mô nhỏ. Từ các mô hình trên, một số sản phẩm được gỗ và ngoài gỗ được tạo ra từ các mô hình.

Mục tiêu trồng rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa được trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Mục tiêu trồng rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa


Mục tiêu, sản phẩm trồng rừng Luồng

Loài cây trồng chính

I. Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ

1. Nguyên liệu giấy, dăm, bóc,...

Các loại Bạch đàn, Keo,...

2. Vật liệu xây dựng

Các loại Bạch đàn, Keo,...

3. Gỗ gia dụng

Các loại Keo, Xoan ta, Lát hoa, Lim,...

II. Nhóm cung cấp sản phâm ngoài gỗ

1. Thân tre, Luồng

Thân Luồng

2. Nhóm thực phẩm

Măng Luồng, trám


3. Nguyên liệu giấy, dăm, ...

Thân Luồng

4. Vật liệu xây dựng

Thân Luồng

5. Đồ gia dụng

Thân Luồng, gốc Luồng. Rễ Luồng

Có thể thấy rằng mục tiêu trồng rừng Luồng của tỉnh Thanh Hóa đã được định hình khá rõ ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, dăm, bóc,... với loài cây chủ yếu là Luồng và một số loài cây gỗ khác như Bạch đàn, Keo các loại, ... Ngoài ra, các sản phẩm như măng, thân Luồng, quả trám...giữ vai trò quan trọng trọng trong việc giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và tạo thêm thu nhập cho người dân.

4.2.2. Theo hình thức canh tác

Trước đây Luồng được trồng theo phương pháp quảng canh, mỗi năm trồng một ít, lâu dần tạo thành vườn Luồng, rừng Luồng, nên rừng Luồng thường không đồng tuổi. Một số diện tích gây trồng trên các điều kiện lập địa không phù hợp (cao, dốc, độ ẩm thấp), rừng Luồng sinh trưởng phát triển rất kém. Trong những năm gần đây, thông qua các chương trình dự án chủ yếu trồng bằng hom cành, gốc chiết địa phương thuận lợi cho việc trồng đại trà trên quy mô lớn và hầu hết diện tích đều trồng hỗn giao với cây gỗ, nên tính ổn định và bền vững của rừng Luồng được nâng lên. Nhìn chung người dân chưa có thói quen trồng rừng theo phương thức thâm canh và bón phân, nên năng suất, chất lượng rừng Luồng còn thấp, thu nhập bình quân chỉ đạt khoảng 4 – 6 triệu đồng/ha/năm.

Các loại mô hình rừng trồng Luồng ở Thanh Hóa:

Hiện nay ở Thanh Hóa đang áp dụng nhiều mô hình trồng Luồng khác nhau, tùy vào loại mô hình cũng như quan điểm và trình độ nhận thức của người dân mà quy mô của mỗi loại mô hình cũng có sự khác nhau. Có những mô hình đã trở thành phổ biến và được phát triển rộng rãi trên nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang áp dụng 3 loại mô hình rừng trồng Luồng chủ yếu sau đây:


Hình 4 3 Phân loại các loại mô hình rừng Luồng trồng ở Thanh Hóa hiện nay 1

Hình 4.3. Phân loại các loại mô hình rừng Luồng trồng ở Thanh Hóa hiện nay

Trong mỗi loại mô hình trên, các mô hình cụ thể cũng rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là các mô hình thuộc loại mô hình rừng Luồng trồng hỗn loài. Dưới đây là bảng tổng hợp các mô hình về thông số kỹ thuật, nguồn vốn và đối tượng mà đề tài đã điều tra đánh giá trên địa bàn 3 huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh và Quan Hóa của tỉnh Thanh Hóa. (Cụ thể chi tiết tại phần phụ biểu 04)

Qua điều tra cho thấy có 2 mô hình điển hình của loại mô hình trồng Luồng thuần loài đó là trồng quảng canh và thâm canh. Sự khác biệt chủ yếu của 2 mô hình này chủ yếu là ở việc bón phân và kỹ thuật chăm sóc. Đối với mô hình trồng Luồng hỗn loài, nhiều loài cây bản địa đã được sử dụng để trồng xen với Luồng như Lim xanh, Trám trắng, Xoan,… Một số loài cây thân gỗ mọc nhanh cũng đã được sử dụng như Keo tai tượng, Keo lai,… Loại mô hình trồng Luồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì loài cây nông nghiệp được lựa chọn chủ yếu là Mía, Lạc, Sắn, Ngô trong 4 năm đầu. Nhìn chung, mô hình trồng Luồng hỗn loài chủ yếu được trồng bằng vốn của các dự án như 327, 661, LDP,… còn vốn tự có của người dân là rất ít, bà con chủ yếu trồng Luồng thuần loài và có kết hợp trồng cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu.

Trên cơ sở kết quả điều tra các mô hình trồng Luồng đang được gây trồng ở Thanh Hóa. Xét theo tiêu chí lựa chọn mô hình đề tài tiến hành lựa chọn một số mô hình điển hình, đang được áp dụng phổ biến trên địa bàn 3 huyện hiện nay. Các loại mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện. Chính vì vậy đề tài lựa chọn các mô hình sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023