Những Điều Kiện Thuận Lợi Và Khó Khăn Để Phát Triển Rừng Luồng


Hệ thống sông phần đầu nguồn và trung lưu có điều kiện vận chuyển bè mảng nhỏ nứa, Luồng. Phần hạ lưu vận chuyển được bè mảng Luồng.

3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.2.1. Nguồn nhân lực

a) Dân số

Theo cố liệu niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (năm 2010) toàn tỉnh có 3,406 triệu người; 13 huyện vùng Luồng có 309.588 hộ với 1,261 triệu người chiếm 37,05% so toàn tỉnh;

Mật độ dân số bình quân trong vùng là 147 người/km2, cao nhất là huyện Thọ Xuân 727 người/km2, thấp nhất là huyện Quan Sơn 38 người/km2.

Trong đó phân theo độ tuổi:

+ Dưới 16 tuổi chiếm 33,0% dân số toàn vùng;

+ Từ 16- 30 tuổi chiếm 26,4 % dân số toàn vùng;

+ Từ 31-55 tuổi chiếm 24,0% dân số toàn vùng;

+ Trên 55 tuổi chiếm 16,7% dân số toàn vùng;

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm: 1,14%.

(Chi tiết theo phụ biểu 02)

b) Lao đông

Tổng số lao động theo độ tuổi trong vùng có 604 ngàn người chiếm 56,7% dân số trong vùng. Lực lượng lao động dồi dào, hoạt động trên mọi lĩnh vực, nhưng không đồng đều giữa các ngành. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tới 81,3 % tổng số lao động trong vùng, lực lượng lao động chủ yếu là phổ thông, qua đào tạo nghề còn thấp; đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

c) Dân tộc

Trong vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống đoàn kết: Dân tộc Kinh chiếm 45,8%; Thái 27,9%; Mường 23,3%; Hơ Mông 1,40%; Thổ 0,9% và các dân tộc khác (Dao, Khơ Mú...) chiếm 0,7% dân số vùng.


d) Tập quán sản xuất đối với cây Luồng

Tập quán trồng Luồng chủ yếu là quảng canh, lợi dụng điều kiện tự nhiên, chưa chú trọng đến việc chăm sóc, bón phân. Trước những năm 70 kinh nghiệm trong nhân dân là trồng Luồng bằng gốc và thân, hầu hết là trồng Luồng thuần loại và trồng ở tất cả các nơi mà họ nghĩ là có thể trồng được. Từ thập kỷ 70 đến nay, thực hiện phát triển vùng Luồng theo quy hoạch được Thủ Tướng phê duyệt, quy mô diện tích được tăng lên, từ đó việc tạo giống Luồng bằng chiết cành, dâm cành được áp dụng rộng rãi, đồng thời đã có những hướng dẫn kỹ thuật về trồng, chăm sóc và khai thác sử dụng Luồng.

3.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế

Nhìn chung trong vùng tỷ lệ hộ nghèo còn cao, bình quân 50,7%; trong đó có 7 huyện nghèo trong vùng thực hiện theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ: Mường Lát, Quan Sơn; Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân, Thường Xuân.

- Tổng giá tri ̣sản xuất theo giá hiện hành trong vùng đến năm 2010 đạt 14.500 tỷ đồng;

- GDP bình quân đầu người 11,5 triệu VNĐ/người/năm 547 USD/người/năm. Trong đó tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2010 là 531 tỷ đồng,

trong đó giá trị sản xuất cây Luồng là 230 tỷ đồng chiếm 43,3 %.

Thu nhập về lâm nghiệp bình quân 6 trđ/người/năm, trong đó từ cây Luồng là 2,6trđ/người/năm chiếm > 40%.

Giá trị xuất khẩu hàng TCMN (từ cây Luồng) năm 2010 500.000USD

b) Về cơ sở hạ tầng

+ Giao thông đường bộ

Trong vùng có Quốc lộ 217, 15A và Đường Hồ Chí Minh đi qua. Giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn bản. Nhìn chung mật độ đường còn thấp, chất lượng đường nhiều đoạn xấu, nhất là hệ thống đường huyện gồm các trục kết nối với các trung tâm cụm xã và xã, phần lớn chỉ lưu thông được xe ô tô vào mùa khô.

+ Giao thông đường sông


- Sông Mã trên địa phận Thanh Hoá có chiều dài 267km từ cửa khẩu Tén Tằn (biên giới Việt - Lào) đến cửa Hới (Lạch Trào). Lưu vực Sông Mã có các nhánh sông chính như Sông Luồng, Sông Lò...

- Sông Chu có chiều dài 135 km, tiếp giáp giữa Quế Phong (Nghệ An) với xã Vạn Xuân (Thường Xuân) về Thọ Xuân, Thiệu Hóa nhập vào sông Mã ở ngã ba Giàng. Lưu vực sông Chu có các nhánh sông chính như Sông Khao, Sông Đạt, Sông Đằn, Sông Âm...

Với hệ thống sông ngòi dày đặc, là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển cây Luồng và giao thương trao đổi giữa các vùng trong, ngoài tỉnh.

+ Thủy lợi

Công trình tưới tự chảy có hệ thống thuỷ nông sông Chu, tổng diện tích tưới cho

> 50 ngàn ha. Công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt với dung tích hồ chứa 1,45 tỷ m3 .

Tổng số hồ chứa nước trong vùng 422 cái lớn nhỏ; số đập xây 354 cái; số phai rọ xếp khan 90 cái và 1.721 km kênh mương tưới, tiêu.

+ Thông tin truyền thông

Mạng lưới dịnh vụ bưu điện có 13 điểm bưu điện huyện; 151 điểm bưu điện văn hóa xã; số máy điện thoại cố định 167 ngàn cái (21 máy/100 dân), điện thoại di động 111,8 ngàn cái; 100% số xã được phủ sóng phát thanh và truyền hình, 50 xã chưa có trạm truyền thanh.

Dịnh vụ Internet cũng đã trải rộng khắp các trung tâm huyện, xã. Số lượng cơ sở có trang tin điện tử riêng cũng đã và đang phát huy được tác dụng...

c) Về văn hóa-xã hội

+ Thực trạng y tế

Trong vùng có 14 bệnh viện; có 160 phòng khám và trạm y tế xã với 2.625 giường bệnh, 2.334 y bác sỹ.

+ Giáo dục

Trong vùng có 581 trường học; 7.593 lớp học, 13.239 giáo viên, 192.987 học sinh, 5.866 phòng học kiên cố, 1.605 phòng học bán kiên cố và 122 phòng tạm tranh tre.

+ Văn hóa, xã hội


Cây Luồng đã đi vào đời sống văn hóa xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi; đi vào trong thơ ca, sáng tác của các nghệ sỹ... Măng Luồng là một loại rau sạch và quý được người dân rất ưa thích và là thực phẩm có truyền thống trong các ngày lễ, tết, tiệc cưới...

Các hoạt động sản xuất kinh doanh từ trồng, khai thác, chế biến nguyên liệu từ cây Luồng đã thu hút hàng ngàn lao động, tạo việc làm tăng thu nhập cho họ và góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững cho vùng đồng bào các dân tộc miền núi. Từ đó hạn chế các tệ nạn xã hội do không có việc làm tạo nên, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội và an ninh quốc phòng trong vùng.

Trong những năm qua tỉnh đã triển khai thông qua các Dự án 661; 147 và GRET; mục tiêu là phát triển toàn diện ngành hàng tre Luồng bằng cách trợ giúp nông dân sản xuất và chế biến tại chỗ.

d) Về môi trường

Rừng Luồng chủ yếu thường xanh, thời gian rụng và thay lá nhanh, hệ rễ chùm phát triển, vật rơi rụng nhiều, vì vậy khả năng giữ đất, nước của Luồng cao hơn so với một số loại lá rộng như Cao Su, Trẩu... Đặc biệt khi trồng rừng hỗn giao giữa Luồng với các loài cây lá rộng khác thì khả năng giữ đất, giữ nước là tốt hơn. Với diện tích Luồng như hiện nay đã đóng góp 6,4% độ che phủ rừng toàn tỉnh Thanh Hoá.

3.3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển rừng Luồng

3.3.1. Những thuận lợi và cơ hội

Điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản thuận lợi cho công tác sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là phát triển rừng Luồng.

Nguồn năng lượng điện để chế biến đảm bảo.

Đồng bào các dân tộc có truyền thống, kinh nghiệm trồng Luồng.

Phương tiện vận tải có khả năng đáp ứng vận tải bộ và thủy về cây Luồng.

3.3.2. Những khó khăn thách thức

Tỷ lệ hộ nghèo các huyện vùng Luồng còn cao, chiếm 50,67%, đây là thách thức lớn nhất gây áp lực vào rừng Luồng lớn nhất (mọi chi phí trồng chờ vào cây Luồng).


Trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, lao động hầu hết chưa được đào tạo ảnh hưởng đến phát triển rừng Luồng.

Ngành công nghiệp chế biến Luồng chưa phát triển mạnh, chủ yếu các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chủ yếu ở dạng sơ chế nguyên liệu sản xuất thô xuất đi tỉnh ngoài, tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu thấp, giá trị cây Luồng thương phẩm và hàng hóa sản xuất từ cây Luồng không cao. Tỷ lệ lợi dụng trong khai thác, chế biến thấp gây lãng phí.


Chương 4

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng Luồng tại tỉnh Thanh Hóa

4.1.1. Hiện trạng diện tích rừng luồng phân theo chủ quản lý

a) Về diện tích toàn tỉnh:

Thanh Hóa có 13 huyện có diện tích rừng Luồng, với 71.053 ha, chiếm 55,1% diện tích rừng trồng trong vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Bá Thước với 62.939 ha, chiếm 88,6% diện tích rừng Luồng toàn tỉnh.

Theo số liệu cập nhật diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp năm 2010, kết hợp điều tra thu thập bổ sung, hiện trạng diện tích rừng Luồng tỉnh Thanh Hóa phân bố cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Diện tích rừng Luồng phân theo loại rừng



TT


Huyện

Số xã có rừng

Luồng

Tổng diện tích (ha)

Theo 3 loại rừng

Rừng

đặc dụng

Rừng

phòng hộ

Rừng sản

xuất

1

Bá Thước

22

7.854,6


454,1

7.400,5

2

Cẩm Thủy

20

1.839,2


257,0

1.582,2

3

Lang Chánh

11

11.537,2



11.537,2

4

Mường Lát

5

497,4


159,5

337,9

5

Ngọc Lặc

20

8.728,3


72,0

8.656,3

6

Như Thanh

9

2.066,0


369,2

1.696,8

7

Như Xuân

2

232,3



232,3

8

Quan Hóa

18

25.148,2

240,5

2.039,4

22.868,3

9

Quan Sơn

13

9.616,1


546,4

9.069,7

10

Thạch Thành

12

386,6



386,6

11

Thọ Xuân

1

616,3



616,3

12

Thường Xuân

12

2.427,6


42,8

2.384,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


13

Triệu Sơn

4

103,2



103,2


Cộng

149

71.052,9

240,5

3.940,4

66.872,0

(Nguồn: Đoàn QHKS & TK nông lâm nghiệp Thanh Hóa tháng 9 năm 2011)

Chủ yếu hiện trạng diện tích rừng Luồng thuộc đối tượng rừng sản xuất, với 66.872,0 ha, chiếm 94,2%; phòng hộ 3.940,4ha, chiếm 5,5%; đặc dụng 240,5 ha,

chiếm 0,3%.

Qua bảng 4.1 cho thấy, cây Luồng được trồng ở 13 huyện miền núi, trung du của tỉnh Thanh Hóa, trong đó mức độ Luồng tập trung giảm dần theo các huyện từ phía Tây Bắc đến Đông Nam của tỉnh (tức là giảm dần theo độ cao tuyệt đối).

Hình 4 1 Bản đồ hiện trạng phân bố rừng Luồng tại Thanh Hóa Diện tích 1

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng phân bố rừng Luồng tại Thanh Hóa

Diện tích Luồng tập trung nhiều nhất là ở huyện Quan Hóa, với trên 25.148,2 ha (chiếm trên 35%) diện tích rừng Luồng toàn tỉnh; tiếp đến là huyện Lang Chánh 11.537,2 ha (chiếm trên 16%), Quan Sơn 9.616,1 ha (chiếm trên 13%) và Ngọc Lặc 8.728,3 ha (chiếm trên 12%).

Diện tích rừng Luồng mới trồng biến động, do một số diện tích đáng kể ở các vùng gần các nhà máy mía đường, tinh bột sắn, người dân đã tự chặt bỏ rừng Luồng để trồng các loài cây nông nghiệp để giải quyết nhu cầu trước mắt, làm cho diện tích rừng Luồng ở các vùng này bị co hẹp đáng kể (huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh). Do đây là những vùng đồi thấp khá thích hợp trồng các loại cây công


nghiệp có đầu tư thâm canh này

Nhìn chung, từ kết quả hiện trạng về diện tích rừng Luồng tập trung lớn có thể là cơ sở cho các nhà khoa học nghiên cứu các điều kiện sinh thái phù hợp nhằm phát triển cây Luồng thành những khu vực tập trung để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tre Luồng đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh.

b) Diện tích rừng Luồng phân theo chủ quản lý

Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế, rừng Luồng thuộc các hộ gia đình quản lý sử dụng 66.515,6 ha chiếm 93,7%. Công ty lâm nghiệp 2.616,40 ha chiếm 3,68%; Các Ban quản lý rừng phòng hộ 1.015,8 ha chiếm 1,43%; Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên 397,2 ha chiếm 0,56%; Cộng đồng thôn, bản 71,0 ha chiếm 0,10%. Lực lượng vũ trang 310,0 ha chiếm 0,44%; Các Nông trường quốc doanh 27,01 ha chiếm 0,04%.“Nguồn: Số liệu điều tra tháng 7-9 năm 2011, Đoàn QHKS & TK nông lâm nghiệp”

Hình 4 2 Diện tích Luồng phân theo chủ quản lý Như nhìn vào hình 4 2 cho ta thấy 2


Hình 4.2: Diện tích Luồng phân theo chủ quản lý

Như nhìn vào hình 4.2 cho ta thấy rằng tình hình phát triển Luồng ở các đối tượng khác nhau là khác nhau và phụ thuộc vào mục đích, chức năng nhiệm vụ của chủ rừng. Hiện nay, diện tích rừng Luồng trong tỉnh tập trung chủ yếu của hộ gia đình (66.515 ha) chiếm 93,7%, đây là đối tượng chính có ảnh hưởng đến sự phát triển của Luồng hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

c) Về chất lượng rừng Luồng.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí