Tổng Kết Nhu Cầu Thị Trường Tới Kinh Doanh Và Phát Triển Rừng Luồng


4.2.4. Tổng kết nhu cầu thị trường tới kinh doanh và phát triển rừng Luồng

a) Đặc điểm chung thị trường rừng trồng Luồng

Kết quả điều tra, khảo thị trường rừng Luồng tại Thanh Hóa về cơ bản có thể chia ra thành các loại sau đây:

- Thị trường nguyên liệu giấy

- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản dân dụng.

- Thị trường chế biến đồ dùng, gia dụng, đồ thủ công

- Thị trường thực phẩm

Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường Luồng: Là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoại tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ gia dụng nhỏ lẻ ngay tại địa phương đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng Luồng; sự ra đời các ngành hàng mới, có giá trị cao như nhà máy ván sàn TBF đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể về giá bán Luồng của người dân (từ trung bình 7.000đ/cây loại A lên 11.000đ/cây loại A).


Hình 4 9 Hệ thống thị trường Cái đích cuối cùng của một hệ thống thị 1

Hình 4.9: Hệ thống thị trường

Cái đích cuối cùng của một hệ thống thị trường đó là lợi nhuận, lợi nhuận chính là những sản phẩm đến tay người tiêu dùng, được sử dụng. Nhìn vào hình trên cho ta thấy một số mối quan hệ như: Giữa người trồng Luồng với người tiêu thụ Luồng trực tiếp; giữa người trồng Luồng với các cơ sở kinh doanh, thu mua, sơ chế, sản xuất; giữa nơi cung ứng với nhà yêu cầu.

Thực tế cho thấy sự phát triển các mô hình hợp tác giữa cơ sở sơ chế với người thu mua địa phương và người trồng Luồng (thu hoạch theo kế hoạch, kiểm soát chất lượng, cung cấp tín dụng, tư vấn kỹ thuật…). Đã giúp các doanh nghiệp,


các cơ sở kinh doanh chế biến phát triển sản phẩm, tìm kiếm và kết nối với các ngành hàng có yêu cầu và với các thị trường có lợi và bền vững.

b) Giá Luồng và giá sản phẩm chế biến

- Giá Luồng thu mua về tới xưởng sản xuất mành dệt tại Điển Trung – Bá Thước bình quân 25.000đ/cây. Giá tại các đại lý thu gom thấp hơn các điểm thu gom Luồng Quan Hóa 1.000 – 2.000đ/cây do chi phí vận chuyển thấp hơn và khu vực Bá Thước ít xưởng chế biến hơn nên ít cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu hơn. Luồng tại khu vực huyện Ngọc Lặc, Thường Xuân thấp hơn nhiều so với Luồng tại các huyện phía trên (Quan Hóa, Bá Thước). Giá cây Luồng 10m tại thu gom chỉ có 16.000 – 17.000đ/cây. Luồng

- Giá sản phẩm chế biến từ Luồng: Giá đũa thô tại xưởng ở mức 4.000 – 4.400đ/kg tùy theo các đối tượng khách hàng thu mua. Đũa sấy từ 8.600 – 8.800đ/kg. Đũa tinh chế (đũa dùng 1 lần) có giá từ 13.000đ – 14.000đ/bịch (70 đôi). Nan bào loại 1,05m x 2,85cm x 7mm có giá đạt tiêu chuẩn tại công ty Tiến Động (Hà Tây) là 1.300đ/nan. Giá rác ngâm 2.300 – 2.500đ/kg, bột giấy nghiền có giá từ 4.400đ – 4.500đ/kg (giá bao gồm cả chi phí vận chuyển đến tận nơi giao hàng).

c) Kênh tiêu thụ Luồng

Sơ đồ các kênh tiêu thụ Luồng và lâm sản từ rừng Luồng được trình bày dưới đây.


Hình 4 10 Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng Hình 4 11 Các kênh tiêu thụ tổng 2

Hình 4.10: Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng


Hình 4 11 Các kênh tiêu thụ tổng quát Luồng Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa 2008 3

Hình 4.11:Các kênh tiêu thụ tổng quát Luồng


Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa 2008 Hình 4 12 Sơ đồ tiêu thụ Luồng tại tỉnh 4

(Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa. 2008).

Hình 4.12: Sơ đồ tiêu thụ Luồng tại tỉnh Thanh Hóa


Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thác thức và các chyến lược thực hiện nhằm phát triển kinh doanh rừng Luồng ở Thanh Hóa theo ma trận SWOT được thể hiện chi tiết.

Nhận xét chung Kinh doah Luồng trên địa bàn tỉnh đã chuyển theo hướng thị 5

Nhận xét chung:

Kinh doah Luồng trên địa bàn tỉnh đã chuyển theo hướng thị trường, cây Luồng thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, được Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi thông thoáng. Đánh giá hiệu quả kinh doanh mô hình trồng Luồng, ngoài đánh giá lợi nhuận thu được thì cần tiến hành đánh giá nhiều mặt khác liên quan như:Luồngchế biến và thị trường tiêu thụ, đồng thời gắn với công tác xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng, trên cơ sở giữ vững cân bằng sinh thái, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác trồng, chăm sóc, cải tạo rừng,...cũng như công tác quản lý bảo vệ, bên cạnh đó phải có chính sách đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, để khuyến khích người dân sản xuất.

4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường:

Với mỗi mô hình đều có đặc điểm đặc trưng về kỹ thuật, về hiệu quả kinh tế xã hội, về hiệu quả bảo vệ môi trường, bảo vệ đất... song do điều kiện nghiên cứu của đề tài nên về môi trường chỉ giới hạn trong nhận xét ban đầu.


4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình

Cơ sở đánh giá: Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng là NPV, BCR, IRR. Với những mô hình cho thu hoạch sớm một phần sản phẩm rải rác trong các năm đầu thì tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR) thường rất lớn, ít có giá trị so sánh. Do đó, ở nội dung này đề tài tính thêm các chỉ tiêu CPV và BPV để so sánh.

Tỷ lệ chiết khấu được tính theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với trồng cây lâm nghiệp là 10 %/năm.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được tính dựa vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán đầu tư trồng rừng và dựa vào kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp các chủ rừng, các hộ gia đình.

Trong quá trình điều tra rừng trồng Luồng hỗn loài, tuy một số cây gỗ chưa bước vào thời kỳ khai thác. Nhưng đề tài tiến hành điều tra và tính hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tại, theo chu kỳ kinh doanh của loài cây và dựa vào kinh nghiệm thực tế của người dân.

Kết quả tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Luồng tại Thanh Hóa được thể hiện qua bảng 4.7


Bảng 4.7: Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số mô hình trồng Luồng điển hình trên địa bản tỉnh Thanh Hóa.

ĐVT:1000 đ


TT


Tên mô hình

Tính hiệu quả kinh tế (tỷ lệ chiết khấu r = 10%)


Mô hình

Tổng chi

(Ci)

Tổng thu (Bi)


Bi-Ci (đ/ha)


NPV


BCR


IRR

(đ/ha)

(đ/ha)

(đ/ha)


MH1

Mô hình trồng Luồng thuần loài thâm canh huyện

Ngọc lặc


66.620


212.100


145.480


21.785


1,6914


18%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.



MH2

Mô hình trồng Luồng thuần loài quảng canh huyện

Ngọc Lặc


34.720


93.300


58.580


9.565,4


1,4344


16%


MH3

Mô hình trồng Luồng hỗn giao Lim xanh+ keo+trám

huyện Ngọc Lặc


34.905


94.300


59.395


23888


1,8893


29%


MH4

Mô hình trồng Luồng thuần

loài thâm canh huyện Quan Hóa


85.000


239.900


154.900


21.502


1,5561


17%


MH5

Mô hình trồng Luồng thuần loài quảng canh huyện

Quan Hóa


39.940


91.850


51.910


7.226,4


1,2852


14%


MH6

Mô hình trồng Luồng hỗn giao cây nông nghiệp

huyện Quan Hóa


40.130


76.700


36.570


12.832


1,4108


37%


MH7

Mô hình trồng Luồng thuần loài thâm canh huyện Lang

Chánh


95.540


231.800


136.260


21.181


1,5408


19%


MH8

Mô hình trồng Luồng thuần

loài quảng canh huyện Lang Chánh


67.910


104.800


36.890


7.484,7


1,26


17%


MH9

Mô hình trồng Luồng hỗn

giao cây xoan huyện Lang Chánh


37.470


93.000


55.530


15.399


1,5502


19%


Ghi chú: Các mô hình thuần loài được tính hiệu quả kinh tế với thời gian 23 năm; các mô hình còn lại được tính hiệu quả kinh tế là 10 năm ( tính từ khi trồng).

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, với mức đầu tư khác nhau thì cho lãi khác nhau. Trong đó, mô hình trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh đạt lợi


nhuận cao nhất với các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR đều vượt trội so với các mô hình Luồng thuần loài theo hướng quảng canh (Do thời gian trồng theo hướng thâm canh dài hơn). Do vậy, đề tài tiến hành so sánh các mô hình tương ứng giữa 3 huyện với nhau, cụ thể: Thuần loài - Thuần loài; hỗn loài - hỗn loài.

Giá trị NPV của 9 mô hình

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0

21784.56

23887.72

21501.80

21180.97

9565.37

12832.05

7226.38

15398.74

7484.72

mô hình

MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 MH9

Huyện Ngọc Lặc

Huyện Quan Hóa

Huyện Lang Chánh

Chỉ tiêu NPV

giá trị NPV (1000 đ/ha)

+ Về chỉ tiêu NPV (Lợi nhận ròng quy về thời điểm hiện tại): Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, trong tất cả các mô hình trồng Luồng được lựa chọn để đánh giá, chỉ tiêu NPV >0 trong cả 9 mô hình. Điều đó chứng tỏ rằng việc kinh doanh rừng Luồng áp dụng theo các mô hình trên đều có lãi.


Hình 4.13: Giá trị NPV đạt được trong một số mô hình trồng Luồng điển hình đang áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tuy nhiên mức lãi giữa các mô hình là có sự khác nhau với NPV giao động từ 7,226 triệu đồng cho đến 23,887 triệu đồng. Đối với mô hình trồng Luồng thuần loài, chỉ tiêu NPV của mô hình được áp dụng biện pháp thâm canh đạt đều cao gấp đôi so với mô hình quảng canh.

Đối với loại mô hình trồng Luồng hỗn loài với cây thân gỗ, chỉ tiêu NPV đạt cao nhất ở mô hình Luồng trồng hỗn loài với Keo tai tượng, Trám trắng và Lim xanh (đạt 23,887 triệu đồng); tiếp đến là mô hình trồng Luồng trồng hỗn loài với cây Xoan (đạt 15,398 triệu đồng) và thấp nhất là ở mô hình Luồng trồng xen cây nông nghiệp (NPV chỉ đạt 12,832 triệu đồng).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023