Giá trị BCR của 9 mô hình
2
1.5
1
0.5
0
1.69
1.43
1.89 1.56
1.29
1.41
1.54
1.26
1.55
MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 MH9
Mô hình
Huyện Ngọc Lặc
Huyện Quan Hóa Huyện Lang Chánh
Chỉ tiêu
BCR
BCR
+ Về chỉ tiêu BCR (tỉ suất thu nhập so với chi phí): Đây cũng là một chỉ tiêu phản ảnh mỗi một đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận, và như vậy BCR càng cao đồng nghĩa với phương án kinh doanh càng có lãi. Kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, BCR trong tất cả các mô hình điều tra đều lớn hơn 1 điều này có nghĩa là các mô hình trồng Luồng đều có lãi.
Hình 4.14: Tổng hợp giá trị BCR ở các mô hình trồng Luồng
Từ hình 4.14 cho thấy, ở các mô hình khác nhau thì giá trị BCR là khác nhau. Trong đó, ở huyện Ngọc Lặc có mô hình trồng Luồng hỗn loài với Keo + Lim xanh + Trám trắng là cao nhất (1,89), tiếp đến là mô hình thuần loài theo hướng thâm canh (1,69) và thấp nhất là mô hình trồng Luồng quảng canh của huyện Lang Chánh (1,26)
Giá trị BCR của mô hình trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh cao hơn mô hình trồng Luồng thuần loài theo hướng quảng canh truyền thống, điều chứng tỏ rằng trồng Luồng theo mô hình thâm canh đem lại lợi nhuận cao hơn đối với mô hình trồng và canh tác theo hướng quảng canh và tại huyện Ngọc Lặc giá trị BCR của 02 mô hình trên là cao hơn giá trị BCR của 02 mô hình tương ứng của hai huyện Quan Hóa và Lang Chánh. Mặc dù, huyện Ngọc Lặc có diện tích rừng Luồng ít hơn 02 huyện còn lại nhưng đã có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển rừng Luồng như: Dự án LDP, DA 661, World Bank...
Đối mô hình trồng hỗn loài tại huyện Ngọc Lặc (Luồng trồng hỗn giao với keo, lim xanh, trám) có giá trị BCR cao nhất trong 3 huyện (1,89) điều tra. Mô hình có giá trị thấp nhất là mô hình tại huyện Quan Hóa (Luồng trồng hỗn giao với cây nông nghiệp) là 1,41. Mặc dù mô hình tại huyện Quan Hóa có khả năng hoàn vốn và thu nhập trong những năm đầu, nhưng chi phí nhân công bỏ ra, lợi nhuận thu từ cây nông nghiệp không cao.
Giá trị IRR của 9 mô hình
0.4
0.3
0.2
0.1
0
37%
29%
18%
16%
17%
14%
19%
17%
19%
Chỉ tiêu IRR
mô hình
MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7 MH8 MH9
Huyện Ngọc Lặc
Huyện Quan Hóa
Huyện Lang Chánh
IRR (%)
+ Về chỉ tiêu IRR (Tỉ lệ hoàn vốn nội tại): là một hệ số mà nếu chương trình đầu tư vay vốn bằng đúng tỷ lệ đó sẽ hoà vốn. Với mức chiết khấu được đặt ra là r = 10% thì ta thấy giá trị IRR đạt được trong các mô hình đều cao hơn rất nhiều, điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của các phương án đầu tư kinh doanh áp dụng theo các mô hình trên đều rất hiệu quả.
Hình 4.15: Giá trị IRR đạt được trong một số mô hình trồng Luồng
Trong đó các mô hình trồng Luồng xen cây nông nghiệp huyện Quan Hóa có tỷ lệ IRR đạt cao hơn hẳn so với các loại mô hình còn lại (39%), điều đó phản ảnh thực tế là khả năng thu hồi vốn của mô hình nông lâm kết hợp là rất nhanh do chu kỳ khai thác của cây nông nghiệp ngắn, có thể ngay trong năm đầu tiên người dân đã có nguồn thu từ các sản phẩm nông nghiệp, trong khi đó ở các mô hình còn lại phải từ năm thứ 4, thứ 5 trở đi mới bắt đầu cho khai thác. Do đó, giá trị IRR ở các mô hình khác là thấp hơn và đạt thấp nhất là ở mô hình trồng Luồng thuần loài theo hướng quảng canh của huyện Quan Hóa.
Nhận xét chung:
Đối với các mô hình trồng thuần loài có thời gian trồng như nhau, điều kiện tự nhiên, lập địa như nhau thì biện pháp kỹ thuật tác động là như nhau ở giai đoạn từ năm đầu tiên đến năm thứ 13. Nhưng đến thời điểm rừng bước sang tuổi thứ 14 thì bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt về phương thức tác động, ở mô hình trồng thuần loài quảng canh tuy không tác động bất kì hoạt động tích cực nào cho rừng mà chỉ tiến hành khai thác, trong khi đó ở mô hình tác động thâm canh với cường độ chăm sóc hợp lý, bón phân đầy đủ cho rừng, trong 2 năm đầu tác động thâm canh không tiến hành khai thác, nên sản lượng rừng mang lại lớn hơn rất nhiều và đồng nghĩa với nó là hiệu quả kinh tế đạt được từ rừng cao hơn so với mô hình thuần loài quảng canh. Hiệu quả của mô hình thâm canh không ngừng tăng lên hàng năm, trong khi đó mô hình quảng canh hiệu quả thấp lại có xu hướng giảm, năng suất và chất lượng rừng Luồng cũng bị giảm đi nghiêm trọng, lợi nhuận thu được cũng giảm thể hiện tại hình 4.16. Mô hình trồng Luồng thâm canh của huyện Quan Hóa cao nhất là 154,900 triệu đồng, và mô hình trồng Luồng quảng canh của huyện Lang Chánh thấp nhất là 36,890 triệu đồng.
Bi- ci 180000
160000
145480
154900
136260
Triệu đồng
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
58580 59395
51910
36570
36890
55530
MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6 MH7
Bi-Ci
MH8 MH 9
Mo hinh
Huyện Ngọc Lặc Huyện Quan Hóa Huyện Lang Chánh
Hình 4.16: Lợi nhuận các mô hình trồng Luồng của 3 huyện
Các mô hình trồng thuần loài đã được khai thác trong 18 - 19 năm, mà các mô hình hỗn loài được điều tra trong đề tài hầu như mới chỉ khai thác trong thời gian 2 - 6 năm, bên cạnh đó, chi phí để xây dựng các mô hình hỗn loài lại lớn vì ở
mô hình hỗn loài thì chi phí về giống, công làm đất và công trồng cao hơn mô hình trồng Luồng thuần loài. Vì vậy tính đến thời điểm hiện tại thì lợi nhuận của rừng hỗn loài vẫn còn thấp nhưng con số này sẽ tăng dần khi mà cây gỗ bước vào tuổi khai thác.
Khác với các loài cây khác, cây Luồng hằng năm đều sinh ra một thế hệ mới và cứ nối tiếp liên tục. Luồng chỉ chết di khi bị khuy, còn lại nếu biết áp dụng các biện pháp chăm sóc thâm canh đúng kỹ thuật thì năng suất của rừng không hề bị sút giảm. Từ đó cho thấy vệc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng Luồng là vô cùng quan trọng. Đã đến lúc người dân cần thay đổi quan niệm trong cách thức trồng Luồng truyền thống, áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất kinh doanh rừng Luồng. Việc áp dụng các biện pháp thâm canh như bón phân, chăm sóc rừng và khai thác với cường độ hợp lý, tuy phải đầu tư một khoản chi phí hàng năm, xong lợi nhuận mà nó mang lại là rất lớn. Điều này mở ra cơ hội và thách thức cho việc nâng cao năng suất của rừng Luồng hiện nay của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, muốn tăng hiệu quả kinh tế và kinh doanh bền vững rừng Luồng thuần loài thì việc đầu tư thâm canh là rất quan trọng.
Nếu như các mô hình Luồng trồng thuần loài hay hỗn loài cây gỗ thì ít nhất 5 năm mới bắt đầu cho doanh thu thì ở mô hình nông lâm kết hợp đã có doanh thu từ cây nông nghiệp ngay từ những năm đầu. Chính vì có được thu nhập sớm từ cây nông nghiệp mà tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) của mô hình này cao hơn rất nhiều so với các loại mô hình khác. Sang đến năm thứ 4 khi rừng Luồng đã bắt đầu khép tán không thể trồng xen cây nông nghiệp được rừng trở về trạng thái thuần loài. Tuy nhiên việc canh tác cây nông nghiệp trong giai đoạn đầu đã tạo ra nguồn phân bón rất lớn từ các vật liệu để lại trên đất rừng Luồng, do đó lượng phân bón cho rừng Luồng không cần nhiều như trong các mô hình rừng Luồng thuần loài thâm canh nên cây Luồng có điều kiện phát triển tốt hơn. Mặt khác, lúc này người dân đã có thu nhập từ cây nông nghiệp nên càng có điều kiện để chăm sóc cây Luồng tốt hơn theo hướng thâm canh. Như vậy rừng Luồng sẽ ngày càng phát triển, số lượng
Luồng ngày càng nhiều và kéo theo đó hiệu quả kinh tế từ rừng Luồng sẽ ngày càng cao và ổn định.
Mô hình này có ưu điểm vốn đầu tư ban đầu không quá lớn mà lại có ngay thu nhập từ những năm đầu khiến cuộc sống người dân bớt khó khăn, bên cạnh đó người dân có kinh tế để chăm sóc cây Luồng theo hướng thâm canh, vì thế mô hình xây dựng theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài ” và nó đang được đánh giá cao ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình trồng Luồng
Hiệu quả xã hội góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác trồng rừng, nhất là đối với rừng Luồng. Trên thực tế, những mô hình nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được các chủ đầu tư, đặc biệt sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, từ đó nâng cao khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân,... Với phạm vi của đề tài, việc đánh giá hiệu quả xã hội thông qua lượng công lao động
Bảng 4.8: Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất
Tổng số công lao động | |
MH1 | 860 |
MH2 | 464 |
MH3 | 365 |
MH4 | 988 |
MH5 | 464 |
MH6 | 410 |
MH7 | 1232 |
MH8 | 872 |
MH9 | 413 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Sinh Trưởng Rừng Luồng Ở Thanh Hóa
- Mô Hình Rừng Trồng Luồng Thuần Loài Theo Hướng Thâm Canh
- Tổng Kết Nhu Cầu Thị Trường Tới Kinh Doanh Và Phát Triển Rừng Luồng
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 11
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Qua bảng 4.8 cho thấy lượng công lao động tạo ra từ các mô hình trồng rừng Luồng thâm canh nhiều hơn hai mô hình còn lại. Qua điều tra, khảo sát cho thấy các mô hình đều cần nhân lực tập trung vào thời gian trồng rừng, các hộ trong huyện vừa thuê khoán nhân công vừa sử dụng công lao động trong gia đình để
làm, kết hợp áp dụng phương thức đổi công (nhờ hàng xóm, anh em sang làm hộ sau đó làm trả công cho gia đình vào lúc khác). Như vậy, các mô hình rừng Luồng ở các huyện không chỉ đơn thuần hấp dẫn người lao động về hiệu quả kinh tế mà còn tạo được công ăn việc làm cho người dân, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với gia đình đông người, thiếu việc làm.
4.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại mô hình rừng trồng Luồng
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường của Luồng thông qua ảnh hưởng của rừng Luồng đến thảm thực vật dưới tán rừng.
* Đánh giá thực trạng thảm thực vật phục hồi dưới tán rừng Luồng:
Lớp thực bì dưới tán rừng Luồng có một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn dòng chảy bề mặt, giảm xói mòn đất, tăng cường độ ẩm cho đất và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của rừng. Tùy thuộc vào biện pháp chăm sóc cũng như ý thức của người dân trong việc chăm sóc rừng mà thực bì dưới tán rừng cũng biến động rất nhiều. Kết quả điều tra về thảm thực bì dưới tán rừng Luồng theo các mô hình khác nhau được tổng hợp trong bảng 4.9
Bảng 4.9: Đặc điểm thực bì dưới tán rừng Luồng tại Thanh Hóa năm 2012
Loài cây chủ yếu | Chiều cao bình quân (m) | Độ che phủ (%) | |
Luồng thuần loài | Ba gạc, Cỏ mật, Cỏ lào, Sim, mua,... | 0,7 | 35 |
Luồng hỗn loài với cây thân gỗ | Đơn nem, Chẹo tía, Kháo, Dẻ, Thôi ba, Lim xẹt, Lim xanh,...... | 1,0 | 70 |
Luồng trồng NLKH | Cỏ lào, Cỏ mật, cỏ lá tre, Ba gạc, .... | 0,8 | 50 |
Từ kết quả bảng 4.9 cho thấy, thực bì dưới tán rừng Luồng chủ yếu là các loài cây bụi thảm tươi, có chiều cao trung bình từ 0,4-1,0 m và độ che phủ thực bì từ 35-70%. Tổ thành loài tương đối đơn giản, phần lớn chỉ là các loài cây không có giá trị kinh tế như Ba gạc, các loài cỏ dại, Sim, Mua, .... Mặc dù là những loài cây ít có giá trị kinh tế, song lớp thảm thực bì dưới tán rừng Luồng cũng có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và cải thiện
độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh hầu hết các hộ dân đều không giữ lại thảm thực bì dưới tán rừng Luồng mà thường phát trắng để tiện lợi cho việc đi lại và khai thác Luồng. Chỉ có những hộ gia đình đang áp dụng loại mô hình trồng Luồng hỗn loài với cây thân gỗ mới ý thức được vai trò của cây bụi thảm tươi cũng như cây tái sinh thân gỗ dưới tán rừng. Và kết quả là thành phần loài cây cũng như số lượng các loài cây tái sinh có mục đích như Chẹo tía, Re, Thôi ba, Lim xẹt đã được giữ lại nuôi dưỡng. Điều đó đã tạo cho rừng càng trở nên phong phú về thành phần loài cũng như khả năng chống xói mòn, bảo vệ đất, nước của rừng ngày càng tốt hơn.
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Luồng thuần loài
Luồng hỗn loài với cây thân gỗ
Luồng trồng NLKH
mô hình
Độ che phủ (%)
Độ che phủ (%)
Hình 4.17: Lim xẹt tái sinh dưới tán Luồng Hình 4.18: Re dưới tán Luồng
Hình 4.19: Độ che phủ của các mô hình
Qua hình 4.20 ta thấy mô hình trồng hỗn loài với cây thân gỗ có độ che phủ cao hơn các mô hình còn lại, điều đó chứng tỏ hiệu quả môi trường từ rừng trồng hỗn loài cây thân gỗ là cao nhất.
Qua đó ta có thể thấy giá trị môi trường mà rừng Luồng mang lại là rất lớn trong việc góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước, chất lượng dòng chảy, hạn chế xói mòn.
4.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả tổng hợp của các mô hình
Do điều kiện nghiên cứu đề tài chưa định lượng được giá trị bảo vệ môi trường của các mô hình nên việc tính toán hiệu quả tổng hợp các mô hình chỉ tập trung vào hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Ect có trị số tối ưu là 1. Mô hình nào có Ect càng gần 1 thì hiệu quả tổng hợp càng cao. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 4.10; bảng 4.11