So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Của Nhà Máy Thủy Điện Trong Trường Hợp Có Rừng Và Không Có Rừng


Doanh thu trung bình của mỗi nhà máy khi chạy đủ công suất là 1,7 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, chỉ có 4 tháng mùa mưa nhà máy chạy 100% công suất, 4 tháng chạy 50% công suất và 4 tháng mùa khô chỉ chạy 25% công suất thiết kế.

Doanh thu trung bình 1 nhà máy

1,7 tỷ x 4 tháng + 0,85 tỷ x 4 tháng + 0,425 tỷ x 4 tháng = 11,9 tỷ đồng/năm Tổng doanh thu của 07 nhà máy thủy điện

7 nhà máy x 11,9 tỷ = 83,3 tỷ đồng/năm

Trong trường hợp nếu không có rừng giữ nước, các nhà máy thủy điện sẽ không có đủ nước cho chạy máy sản xuất, lúc này công suất hoạt động trong 4 tháng mùa mưa là 100%, 2 tháng tiếp theo là 50% và 1 tháng tiếp theo là 25%, những tháng còn lại nhà máy phải dừng hoạt động. Tổng doanh thu trong trường hợp này được tính như sau:

1,7 tỷ x 4 tháng + 0,85 tỷ x 2 tháng + 0,425 tỷ x 1 tháng = 8,925 tỷ đồng Tổng doanh thu của 7 nhà máy

7 nhà máy x 8,925 tỷ đồng = 62,475 tỷ đồng

Như vậy, nếu không có rừng đầu nguồn giữ nước, hay nói cách khác nếu không có sự giữ rừng của chủ rừng tham gia cung cấp dịch vụ môi trường thì mức thiệt hại sẽ là: 83,3 tỷ - 62,475 tỷ = 20,825 tỷ đồng

Chi phí nhà máy phải trả cho dịch vụ môi trường rừng là 11.593.675.490 đồng. Như vậy các nhà máy thủy điện thực giảm được:

20,825 tỷ đồng – 11,593 đồng = 9,232 tỷ đồng Trung bình mỗi nhà máy thiệt hại 1,31 tỷ đồng/năm


Hình 4.4: So sánh hiệu quả kinh tế của nhà máy thủy điện trong trường hợp có rừng và không có rừng

Như vậy, nhờ có chương trình dịch vụ chi trả môi trường rừng mà các nhà máy có lưu vực tại huyện Văn Chấn tiết kiệm mỗi năm được 5,671 tỷ đồng/nhà máy/năm.

Mặt khác, nhờ có giữ rừng việc xói mòn, rửa trôi được hạn chế đến mức tối đa, hồ chứa của nhà máy sẽ được bảo vệ tránh được sự bồi lắng của phù sa. Do đó, các nhà máy thủy điện hàng năm sẽ giảm được chi phí nạo vét lòng hồ chứa, tăng được thời gian phát điện và giảm chi phí nạo vét.

Lợi ích gián tiếp

Thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị được hưởng lợi ở đây là các nhà máy thủy điện đã thực hiện đầu tư công tác kiểm đếm diện tích, chất lượng rừng, lập hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ, việc này sẽ góp phần giúp công tác khoanh nuôi, bảo về rừng được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, số tiền chi trả cho diện tích rừng cộng đồng được sử dụng vào nâng cấp cơ sở hạ tầng: mở rộng, sửa chữa


đường liên bản, liên thôn, xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng.

4.2.2.4. Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia

Dựa trên cơ sở các kết quả tính toán ở trên, có thể thấy rằng chương trình chi trả dịch vụ môi trường không chỉ đem lại lợi ích cho người cung cấp dịch vụ môi trường mà còn đem lại lợi ích cho cả người chi trả cho các dịch vụ môi trường đó. Trong bối cảnh của chương trình tại Văn Chấn, những người dân làm nghề rừng có mức thu nhập cao hơn trực tiếp từ rừng cao hơn so với trước đây, đồng thời có khả năng nhận thêm một nguồn thu lớn hơn từ hoạt động du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhà máy thuỷ điện, là những người chi trả, mua các dịch vụ môi trường rừng cũng thu được nhiều lợi ích, đó là giảm thiệt hại về doanh thu do không có các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn. Tóm lại, xét về hiệu quả kinh tế, dự án này đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai bên tham gia.

Trong phạm vi nghiên cứu này mới chỉ tính toán đến giá trị giữ nước cho các nhà máy thủy điện trên địa bàn, chưa tính tới lợi ích của cảnh quan đem lại và các lợi ích khác như hấp thụ cacbon, cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái, cải thiện môi trường … Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sẵn sàng chi trả một lượng phí nhất định để có được chứng chỉ giảm thiểu phát thải cacbon để phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhất là đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Đây cũng là một nguồn lợi ích kinh tế khác từ PFES. Nguồn lợi kinh tế này thuộc về người chủ rừng hay bên bất cứ ai còn phụ thuộc ai là người đầu tư và thiết lập thị trường mua bán các chứng chỉ này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thêm về thị trường mua bán phát thải cac-bon để thấy rằng PFES mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các bên.

4.2.3. Hiệu quả môi trường

Thứ nhất, phát triển cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tất yếu đóng góp lớn vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Các cơ chế quản lý rừng từ trước đến nay của Nhà nước chủ yếu là theo cơ chế khoán và bao cấp, vì thế mức tiền người dân


được hưởng quá thấp nên họ không có trách nhiệm với việc bảo vệ rừng. Với sự có mặt của PFES, người làm rừng là những người cung cấp hàng hoá dịch vụ môi trường, nếu dịch vụ môi trường càng tốt thì càng được trả giá cao, điều này đưa đến hệ quả là người làm rừng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển chính hàng hoá của mình. Chính điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, khai thác không có kế hoạch, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. Người làm rừng sẽ phải tính toán và lên kế hoạch khai thác sao cho vẫn đảm bảo cung cấp được dịch vụ môi trường và vẫn thu được nguồn lợi trực tiếp từ rừng sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng làm nương rẫy sẽ được hạn chế, góp phần giảm diện tích đất rừng bị hoang hoá, không thể sử dụng được tiếp trong tương lai. Thay vào đó là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm phát triển rừng với diện tích ngày càng lớn.

Thứ hai, do rừng phát triển, động thực vật có nơi để cư trú nên PFES cũng góp phần duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học. Như đã biết, Văn Chấn có một diện tích rừng tương đối lớn và nhiều loại động thực vật quý hiếm, việc giữ gìn và bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn các loài hoang dã và duy trì hệ sinh thái hiện có. Rừng bị huỷ hoại tất yếu có nhiều loài động vật bị chết do thiếu nơi cư trú hay mất nguồn thức ăn, từ đó dẫn đến việc suy giảm về số lượng loài, chất lượng loài làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Trong bối cảnh hiện nay, khi đa dạng sinh học đang là vấn đề rất được quan tâm, nhất là sắp tới sẽ có Luật Đa dạng sinh học thì phát triển PFES là một trong những cách để duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái trong tự nhiên.


Hình 4.5: Diễn biến diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu (2015 - 2018)

Số liệu diễn biến diện tích các loại rừng giai đoạn 2015 - 2018 trong khu vực nghiên cứu cho thấy, cùng với các chương trình phát triển lâm nghiệp, việc thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần đáng kể vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích đất chưa có rừng giảm đáng kể, trong khi đó diện tích rừng trồng được tăng lên do sự tham gia của người dân trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng.

Thứ ba, ngoài việc đem lại các giá trị lợi ích về giữ nước, chống bồi lắng lòng hồ thuỷ điện, chống xói mòn đất, rừng còn có giá trị quan trọng trong việc giảm thiểu cacbon, một trong những nhân tố gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang có những giải phảp khuyến khích trồng rừng nhằm giảm phát thải cac-bon thông qua một cơ chế phát triển sạch (CDM) thì PFES là một cơ chế tương đối hiệu quả trong giảm thải cacbon. Trong phạm vi dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng chưa tính đến việc bán các chứng chỉ về giảm thải CO2 nhưng không ai có thể phủ nhận khả năng hấp thụ CO2 của rừng là rất lớn. Một phần trong cơ chế hoạt động của PFES là người chủ rừng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng đầu nguồn và những dịch vụ môi trường đã được mua, như vậy, diện tích rừng không hề bị suy giảm mà còn có khả năng tăng lên. Lượng cac-bon


được hấp thụ nhiều hơn sẽ góp phần ngăn chặn bớt tác hại của hiện tượng ấm lên toàn cầu, không chỉ bảo vệ môi trường cho Việt Nam mà còn góp phần cho hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu. Một nghiên cứu gần đây của Anh đã tính toán được rằng những cánh rừng nhiệt đới đang giúp hấp thụ 20% lượng CO2 từ khí quyển, giúp con người tiết kiệm được 13 tỷ USD mỗi năm.

Thứ tư, dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng đã xây dựng được quỹ cho các hoạt động quản lý và phát triển rừng, góp phần tăng thêm vốn cho các hoạt động môi trường. Theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 10% số tiền thu được từ chi trả dịch vụ môi trường của các nhà máy thuỷ điện sẽ được dùng để thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ này có nhiệm vụ hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn có trong chương trình hoạt động của dự án. Khoản hỗ trợ này được dùng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và phát triển rừng…Nhờ có quỹ này, các hoạt động bảo vệ môi trường được nâng cao hơn, phát triển đa dạng hơn và có hiệu quả hơn.

4.2.4. Hiệu quả xã hội

4.2.4.1. Hiệu quả đối với cộng đồng dân cư

Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường ở Văn Chấn nói riêng và ở Yên Bái nói chung đều là người nghèo. Là một quốc gia đang phát triển, đề cao công tác xoá đói giảm nghèo, do đó những dự án như chi trả dịch vụ môi trường vừa gắn với người nghèo, vừa bảo vệ môi trường rất được Chính phủ khuyến khích. PFES vì người nghèo được định nghĩa là “tất cả các tác động nhằm thúc đẩy và hỗ trợ người nghèo tham gia và hưởng lợi từ PFES”. PFES có thể đem đến lợi ích cho người nghèo dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Các lợi ích trực tiếp bao gồm những chi trả bằng tiền để giúp người cung cấp dịch vụ môi trường cải thiện thu nhập và đời sống của họ. Theo kết quả tính toán thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, vì vậy họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh hơn, bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và


sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập. Tác động tích cực của PFES đến thu nhập mang đến cho người làm rừng cơ hội nâng cao đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ hơn. Các lợi ích gián tiếp có thể kể đến là việc hỗ trợ người nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng, giảm các mâu thuẫn xã hội hay học hỏi được những kỹ năng tiên tiến.

Ngoài ra, ở những khu vực vùng sâu vùng xa, PFES sẽ trở thành một công cụ hữu ích ổn định dân số và định hướng phân bổ nguồn vốn đề các vùng. Kết hợp được các nguồn vốn an sinh xã hội và bảo vệ môi trường có thể nâng cao mức chi trả nhằm tăng hiệu quả của xoá đói giảm nghèo. Như vậy, PFES là một cơ chế được thiết kế không chỉ nhằm mục đích bảo vệ môi trường mà còn hướng tới những người nghèo, mang lại cho họ cơ hội tham gia vào những hoạt động môi trường mà trước đây vì không có năng lực tài chính nên họ không thể tham gia.

Bảng 4.6: Lợi ích kinh tế từ chi trả DVMTR đối với cộng đồng dân cư


Chỉ tiêu

Kết quả

Kinh tế

- 07 xã, thị trấn nhận được 1.417.560.000 đồng

- Trung bình: 1 hộ gia đình nhận được 1.500.000 đồng (hộ gia đình, cá nhân nhận được 495.100 đồng; hộ gia

đình nhận khoán bảo vệ nhận được 11.936.000 đồng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 9

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, 2018)

Một lợi ích tiềm năng có thể đưa đến từ PFES là việc giảm tỷ lệ thất nghiệp cho địa phương tham gia dự án. Nhìn thấy lợi ích từ PFES, sẽ có nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường và giảm tỷ lệ người không có việc làm tại địa phương. Thêm nữa, các hoạt động cũng cần có người giám sát và quản lý, đây có thể là cơ hội phát triển cho nguồn lao động có trình độ tại nơi thực hiện dự án. Việc này sẽ góp phần ổn định tình hình xã hội, giảm nguy cơ xảy ra các tệ nạn xã hội như trộm cắp hay buôn bán trái phép…


4.2.4.2. Hiệu quả đối với doanh nghiệp

Hiện nay, PFES vẫn còn là một cơ chế đầy mới mẻ với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam, nên nhận thức về lợi ích của PFES với bản thân các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cũng là một thành phần của xã hội, do vậy lợi ích doanh nghiệp có được cũng trở thành một phần lợi ích của toàn xã hội. Dựa trên kinh nghiệm của các nước đã thực hiện PFES trên thế giới và tiềm năng mở của Việt Nam, doanh nghiệp có thể nâng cao hình ảnh của mình đối với khách hàng khi tham gia PFES. Việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp gắn liền với môi trường đang trở thành một một xu hướng của thời đại và các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, đã kịp thời tiếp thu và áp dụng trong điều kiện của mình. Tham gia PFES mang lại hình ảnh thân thiện với môi trường cho doanh nghiệp, từ đó xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hơn, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, bằng việc chi trả một khoản tiền để duy trì và bảo tồn rừng, doanh nghiệp đã đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường cùng toàn xã hội, đem lại lợi ích môi trường cho chính bản thân doanh nghiệp và những người khác.

4.2.4.3. Hiệu quả đối với xã hội

PFES không chỉ đem lại lợi ích cho người nghèo và doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Không thể phủ nhận rằng, việc nhận biết lợi ích của một dự án chi trả dịch vụ môi trường là khá khó khăn, nhất là đối với những người không nằm trong khu vực dự án hay thậm chí cách xa vùng dự án. Nhưng một lợi ích có thể nhận thấy được đó là: rừng được bảo vệ và duy trì sẽ hạn chế các thiên tai có thể xảy ra. Với chức năng giữ nước, giữ đất, rừng cung cấp nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho vùng hạ lưu, hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, từ đó giảm bớt các thiệt hại đối với con người. Có thể lấy một ví dụ cụ thể, PFES góp phần làm tăng diện tích rừng nên có thể hạn chế việc nước lũ tràn về từ đầu nguồn gây ngập úng cho khu vực hạ lưu. Nhờ thế, con người tránh được các thiệt hại do giảm năng suất cây trồng, khắc phục thiệt hại sau mưa lũ…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023