sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trường sinh thái của chúng. Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xưa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách về ý thức bảo vệ rừng... Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố…
- Tại Costa Rica, năm 1996, PES thông qua Quỹ Tài chính Quốc gia về rừng FONAFIFO đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động trung gian giữa chủ rừng và người mua các dịch vụ hệ sinh thái. Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hoá thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái. FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tư nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45USD/ha/ năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình, và 116 USD/ha/ năm cho phục hồi rừng. Một số khách sạn tham gia vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vệ lưu vực. Cơ sở của việc chi trả này là mối tương quan chặt chẽ giữa người cung cấp DVMT nước do bảo vệ, duy trì cải thiện chất lượng nước và dòng chảy với người hưởng lợi là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước. Vì vậy, từ năm 2005 một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất của các chủ rừng địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình PES.
- Tại Ecuador, năm 1999 Quỹ bảo tồn nước quốc gia FONAG được thành lập các công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách áp phí lên nước sinh hoạt. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng.
- Tại Colombia, những người sử dụng nước phục vụ công - nông nghiệp ở thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản chi trả tự nguyện cho các chủ rừng để cải thiện dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3 nước thương phẩm [11].
- Tại Bolivia, hai công ty năng lượng Mỹ phối hợp với một tổ chức phi chính phủ của Bolivia và Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng của Vườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ cácbonic.
- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chương trình về dịch vụ môi trường thủy văn PSA-H là chương trình PES lớn nhất châu Mỹ. PSA-H tập trung vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất lượng nước. Mexico đã thành lập Quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện PES từ việc sử dụng đất. Uỷ ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn. Ngoài ra người nông dân ở Ugada và Mexico đã tiến hành liên kết với nhau để tham gia thị trường cac bon quốc tế, bên mua là công ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tại Vương quốc Anh. Nhóm nông dân này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp với Trung tâm quản lý các bon Edinburg. Theo hợp đồng, nhóm nông dân phải trồng các loài cây bản địa. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ được 57 tấn các bon và họ sẽ nhận được 8 USD/ tấn. Trong khi cây trồng đang lớn, họ có thể nuôi dê dưới tán cây. Khi hợp đồng kết thúc, họ có thể sử dụng hoặc bán số gỗ đó[11].
- Tại Brazil, Nhà nước phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt. Ở Parana cũng như ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lưu thông hàng hóa và dịch vụ (ICMS) - một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần bảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nước cho các thành phố lân cận [11]. Chính phủ cũng đã thực hiện Chương trình ủng hộ môi trường trong đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trường của khu vực Amazon. Một số sáng kiến cacbon cũng đã được thực hiện, như dự án Plantar được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp gỗ bền vững.
- Tại Chile, một số cá nhân đã bỏ tiền đầu tư chỉ vì mục đích bảo tồn trên những diện tích có tính đa dạng sinh học cao. Việc chỉ trả được thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện xuất phát từ ý nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn của chính phủ tại những sinh cảnh có nguy cơ bị đe dọa [11].
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 1
- Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 2
- Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu
- Sản Xuất Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Dịch Vụ
- Diện Tích Các Loại Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Chủ Quản Lý
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
- Tại Peru, việc sử dụng công cụ này để gây quỹ cho bảo tồn vùng thượng nguồn bởi những người sử dụng dưới hạ lưu được công bằng nhằm trải rộng ra
những nơi khác trong vùng và đóng vai trò mô hình nhân rộng tới các thị trường hệ sinh thái khác trên khắp thế giới.
1.2.1.2. Tại châu Âu
- Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (do Nestlé sở hữu) phát hiện ra rằng bỏ tiền đầu tư vào bảo tồn diện tích đất chăn nuôi xung quanh khu vực đất ngập nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước để giải quyết vấn đề chất lượng nước. Theo đó, họ đã mua 600 mẫu đất nằm trong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng. Nông dân vùng rừng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền Đông Nam nước Pháp được nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bò sữa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừng ở những khu vực nước thẩm thấu. Công ty Perrier Vittel chi trả cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thượng lưu khoảng 230USD/ ha/năm, trong 7 năm Công ty đã chi trả tổng số tiền là 3,8 triệu USD[11].
- Tại Đức, Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh, gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hoà Dominica.
1.1.2.3. Tại châu Á
Trong những năm gần đây, các chương trình về PES đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại các nước châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế PES. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với việc quản lý lưu vực đầu nguồn.
Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các chương trình PES ở châu Á. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp IFAD , Trung tâm Nông - Lâm thế giới ICRAF đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm PES bằng Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao dịch vụ môi trường RUPES ở châu Á. RUPES đang tích cực thực hiện các chương trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal. Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các chức năng rừng phòng
hộ đầu nguồn. Khách hàng của Công ty PDAM 40.000 hộ gia đình ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok.
Năm 1998, Trung Quốc đã bổ sung, sửa đổi Luật quy định hệ thống bồi thường sinh thái rừng. Triển khai thí điểm hệ thống bồi thường giai đoạn 2001- 2004. Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thường lợi ích sinh thái rừng.
Tại Kulekhani Nepal , Ban quản lý rừng địa phương và Uỷ ban Phát triển thôn xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động. Kế hoạch này được coi là một văn bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đất hợp lý đối với PES. Hiệp hội Điện lực quốc gia trả phí từ công trình thuỷ điện cho cộng động vì các hoạt động bảo tồn đầu nguồn và sử dụng đất bền vững.
Tại Bakun Philippines , Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại. Việc được giao đất ở Bakun được xem là một hoạt động chi trả cho việc quản lý đất bền vững. Về phía cộng đồng, tất cả mọi người đều được chi trả, hưởng lợi trong việc trao đổi cung cấp các dịch vụ đầu nguồn.
Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy, quản lý và bảo vệ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học. PES được đánh giá là một cơ chế có sự gắn kết với các mục tiêu thiên niên kỷ, được xem như một cơ chế tài chính góp phần giảm nghèo, bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học vì một thế giới phát triển bền vững hơn.
1.2.2.4. u hướng mới trong phát triển dịch vụ môi trường rừng
Trong những năm gần đây, trên phạm vị toàn cầu nhận thức về vai trò và giá trị của rừng đã được nhìn nhận một cách đầy đủ hơn, đặc biệt là giá trị DVMTR. Theo đó, rừng có tác dụng cung cấp các DVMT gồm: Bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ cacbonic, bảo vệ rừng đầu nguồn, vẻ đ p cảnh quan... Cơ cấu giá trị cho các loại DVMT của rừng được các nhà khoa học nghiên cứu xác định cho hấp thụ cacbonic chiếm 27%, Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%, bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%, Vẻ đ p cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm 10% [33]. Giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên toàn trái đất được ước tính 33.000 tỷ USD/năm. Riêng ở Bristish Clumbia, rừng đã giúp cho cộng đồng địa phương tránh được chi phí xây dựng các nhà máy lọc nước, ước tính khoảng 7 triệu USD/nhà máy và 300.000 USD vận hành mỗi năm [34].
Những kết quả nêu trên cho thấy, giá trị của rừng rất to lớn và đặc biệt là giá trị môi trường đã và đang mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và quốc tế. Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý DVMT trên quan điểm coi DVMT là một loại hàng hóa. Theo đó, các khái niệm và thuật ngữ được thừa nhận để chỉ sự thương mại các DVMT như: chi trả Payments , đền đáp Reward , thị trường Market , Bồi thường Compensation [33 . Đây được coi là những xu hướng mới nhằm quản lý PES và hướng tới phát triển bền vững đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
1.2.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở iệt am
1.2.2.1. Nhận thức về giá trị môi trường rừng
Ở Việt Nam từ xa xưa người dân ở nhiều nơi đã biết bảo vệ những khu rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn để giữ nước sinh hoạt và nước tưới cho cộng đồng. Hầu hết người dân miền núi đều hiểu rõ vai trò bảo vệ và phục hồi đất của rừng. Họ đã sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để bảo vệ và phục hồi đất canh tác từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm đến hiệu quả môi trường của rừng từ những thế kỷ trước trong nhiều lĩnh vực như lâm học, sinh thái học, khí tượng thuỷ văn, trồng rừng, quản lý nguồn nước... Kết quả nghiên cứu về hiệu quả bảo vệ đất và giữ nước của rừng đầu nguồn đã trở thành căn cứ khoa học cho những giải pháp phục hồi đất, ngăn chặn các quá trình suy thoái đất, xây dựng những biện pháp kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững, những biện pháp nông lâm kết hợp...
1.2.2.2. Chi trả Dịch vụ môi trường rừng và khung pháp lý ở Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017, tính đến cuối năm 2015, tổng diện tích rừng của Việt Nam là 14,062 triệu ha rừng, độ che phủ rừng đạt 40,84 %, [4]. Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đưa diện tích rừng đạt khoảng gần 16 triệu ha, với tỷ lệ che phủ 47% [6]. Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển bền vững của quốc gia. Các hệ sinh thái rừng phát triển tốt với đầy đủ chức năng đã và đang cung cấp những giá trị DVMT vô cùng to lớn như: Bảo vệ phòng hộ đầu nguồn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ cacbon, tạo cảnh quan phục vụ cho dịch vụ du lịch… Tuy nhiên, trước đây chúng được
coi là tài sản chung và được sử dụng miễn phí cho toàn xã hội. Trong khi đó việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái rừng thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ người, họ là những người lao động trong ngành lâm nghiệp là các chủ rừng trực tiếp đầu tư vốn, công sức để trồng, bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng nhưng họ chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho sự nỗ lực của họ. Trong khi xã hội, cộng đồng, tổ chức và cá nhân không tham gia bảo vệ tái tạo rừng lại được hưởng lợi từ các dịch vụ do rừng tạo ra. Ngày nay cộng đồng xã hội nhận thức được rằng, các giá trị sử dụng của rừng tạo ra không còn là miễn phí. Chính vì thế, cần phải có một cơ chế để bảo bệ và khuyến khích quyền lợi về kinh tế cho những chủ rừng, đồng thời những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.
Từ năm 2007, trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã xác định Huy động nguồn thu từ DVMTR cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng gắn với cải thiện sinh kế là một nội dung trọng tâm, làm nền tảng ban đầu cho hình thành chính sách chi trả DVMTR. Năm 2008, dưới sự hỗ trợ của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, mục đích chính thành lập Quỹ là Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng ; Ngày 10/4/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ- TTg Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả DVMTR, thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR ở cấp quốc gia. Chính sách này không chỉ mở rộng về địa bàn áp dụng mà còn tăng thêm số loại dịch vụ môi trường gồm: Dịch vụ giữ nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ cho thủy điện, cho cấp nước sinh hoạt, dịch vụ bảo vệ cảnh quan và giá trị thiên nhiên cho du lịch giải
trí và nghỉ dưỡng, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống cho nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ cac bon...
Trong những năm gần đây, tại một số trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học đã có một số đề tài nghiên cứu thạc sỹ về DVMTR để đưa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn trong chính sách chi trả DVMTR để có thể giúp các nhà quản lý, chính quyền địa phương, chủ rừng và người dân làm nghề rừng quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững và nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên đất.
Các công trình tiêu biểu như: Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn của Phạm Thu Thủy và cộng sự thực hiện năm 2013 do CIFOR tài trợ [24]; Báo cáo Đánh giá 3 năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt nam, 2011 - 2014 của Pamela McElwee và cộng sự thực hiện năm 2015 do USAID tài trợ [17]; Nghiên cứu xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực của một số hồ thủy điện ở Việt Nam [5]…
Có thể nói chính sách chi trả DVMTR đã thay đổi cách nhìn và quản lý rừng ở Việt Nam, là một chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ, phát triển rừng; tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đồng thời tạo ra các nguồn tài chính bền vững và tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan cho công cuộc bảo vệ rừng bền vững ở Việt Nam.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng đang ngày càng nhận được nhiều mối quan tâm từ cả các nhà lập chính sách lẫn các nhà khoa học như một cơ chế để chuyển các giá trị phi thị trường của môi trường thành các khuyến khích tài chính cho người dân địa phương có vai trò cung cấp DVMTR được mua bởi người mua là người hưởng lợi từ dịch vụ môi trường khi và chỉ khi, người cung cấp là người dân sinh sống hoặc là chủ đất ở địa phương đảm bảo việc cung cấp dịch vụ môi trường đó [24].
Cơ chế thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng rất đơn giản: kết nối các nhà quản lý rừng ở địa phương với người sử dụng DVMTR thông qua chi trả trực tiếp (Wunder 2005). Những người sử dụng DVMTR ở vùng hạ lưu trả tiền cho những người quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn [33 . Dựa vào các nghiên cứu của Winrock và Vương Văn Quỳnh - Trường Đại học lâm nghiệp tiến hành, Chính phủ đưa ra mức chi trả là 20 đồng/kWh điện thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất thủy điện, 40 đồng/m3 nước sạch thương phẩm đối với Doanh nghiệp sản xuất nước sạch và 1-2%
tổng doanh thu đối với các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa vào rừng và xác định những người cung cấp dịch vụ , quy định rằng cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng được giao rừng sẽ là những người hưởng lợi chính từ chính sách.
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, sau 5 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2011- 2015 tính đến tháng tháng 12/2015 đã có 40 tỉnh thành lập Quỹ BVPTR, đã có 297 công ty thủy điện, 103 công ty nước sạch và 79 công ty du lịch ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với Quỹ BVPTR, với tổng số tiền thu được là 5.226.025.000.000 đồng. Đây là nguồn lực to lớn góp phần bảo vệ 5.299.795,41 ha rừng và cải thiện thu nhập cho 506.298 hộ dân sống trong vùng rừng là những người trực tiếp bảo vệ rừng, phần lớn là những hộ đồng bào dân tộc ít người và những hộ nghèo, góp phần quan trọng cho việc thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng và xóa đói giám nghèo, đặc biệt là việc góp phần thay đổi nhận thức của bên sử dụng các DVMTR đối với công tác BVR.
Qua thực hiện ở Việt Nam, chính sách chi trả DVMTR đã cho thấy tính hữu dụng của nó trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt bước đầu đã tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư phục hồi, bảo vệ, duy trì bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng. Trong Hội nghị tổng kết 70 năm ngành Lâm nghiệp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước của ngành Nông nghiệp và PTNT, Chính sách chi trả DVMTR được ghi nhận một trong 10 thành tựu cơ bản nhất của ngành nói chung và thành tựu nổi bật nhất của ngành lâm nghiệp nói riêng giai đoạn 2011 - 2015.
Bên cạnh những thành công của chính sách còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế vì đây là chính sách mới. Vì vậy cần tiếp tục có các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực để bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện chính sách bền vững và hiệu quả hơn.
Hình 1.1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam