Tác Động Của Chính Sách Chi Trả Dvmtr Tại Văn Chấn


Thêm nữa, rừng còn là lá phổi xanh cho đời sống của con người, điều hoà khí hậu, hấp thụ cac-bon đem lại cho con người môi trường sống trong lành hơn. Tác dụng điều hoà khí hậu không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương và các vùng lân cận mà còn có ảnh hưởng chung trên phạm vi vùng, cải thiện môi trường sống và đem lại lợi ích môi trường cho toàn xã hội. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề của toàn thế giới, PFES đóng góp vào việc tăng diện tích rừng cũng là cùng thế giới ngăn chặn hiện tượng ấm dần lên của Trái đất. Như vậy, những lợi ích thu được từ PFES không còn cho riêng Việt Nam mà còn cho toàn thế giới trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.

4.2.5. Tác động của chính sách chi trả DVMTR tại Văn Chấn

Để đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong khu vực, đề tài đã lựa chọn 07 xã: xã Nghĩa Sơn, xã Sơn Thịnh, xã Suối Giàng, xã Sơn A, TT. NT Liên Sơn, TTNT Nghĩa Lộ , xã Sùng Đô.

Với 07 xã được lựa chọn điều tra mang đặc điểm đại diện cho huyện Văn Chấn là có cả rừng trồng hộ gia đình, cá nhân và rừng do UBND xã quản lý. Trong đó có 03 xã, thị trấn: Xã Sơn A, TT. NT Liên Sơn, TTNT Nghĩa Lộ là chỉ có diện tích rừng hộ gia đình, cá nhân quản lý. Về mặt xã hội, 07 xã cũng đại diện cho xã có điều kiện kinh tế xã hội khá, trung bình và yếu, có đủ cả các đối tượng người dân tộc thiểu số và là các xã khu vực I, II,III theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017. Tổng số hộ tham gia điều tra là 150 hộ gia đình có diện tích đủ điều kiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại Văn Chấn, có đại diện của rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên và rừng trồng.


Bảng 4.7: Một số đặc trưng cơ bản của 07 xã thực hiện điều tra


Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Số hộ

Hộ

150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 10


Dân số

Người

2.571

Hộ nghèo

%

26,95

Hộ cận nghèo

%

53,65

Hộ có mức sống trung bình

%

19,4

Dân tộc

%

75

(Nguồn: UBND huyện Văn Chấn)

Ngay khi được tổ chức điều tra và đánh giá chất lượng rừng năm 2018, các xã đã tiến hành họp thôn, phổ biến các nội dung, quy định và các nội dung về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho toàn thể người dân. Thông qua tuyên truyền, người dân trong trong các xã đã hiểu rõ những lợi ích khi tham gia chương trình, đều nhất trí tham gia và tăng cường công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng, hạn chế dần đến chấm dứt khai thác gỗ và các loại lâm sản trái pháp luật.

Bảng 4.8: Kết quả thực hiện chi trả DVMTR năm 2018


Chỉ tiêu

Kết quả

Kinh tế

- 07 xã, thị trấn nhận được 1.417.560.000 đồng

- Trung bình: 1 hộ gia đình nhận được 1.500.000 đồng (hộ gia đình, cá nhân nhận được 495.100 đồng; hộ gia

đình nhận khoán bảo vệ nhận được 11.936.000 đồng).

Môi trường

- Bảo vệ, chăm sóc trực tiếp 2.248,41ha rừng, trong đó: Rừng trồng sản xuất là 1.009,98 ha và rừng tự nhiên là 1.238,43 ha

- Góp phần tăng độ che phủ năm 2015 là 54% đến năm 2018 là 56%

- Tăng nguồn kinh phí cho công tác BVR

- Giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.

- Hạn chế các vụ khai thác gỗ trái phép


Xã hội

- Tạo thêm việc làm cho các HGĐ

- Góp phần tăng sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo

- Đảm bảo tính gắn kết cộng đồng khi tham gia chương trình

Ngoài việc nhận được khoản chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hộ gia đình vẫn nhận được khoản tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng hàng năm từ nhà nước, do đó người dân rất phấn khởi, vui vẻ.

Kết quả điều tra nhận biết hiệu quả của chi trả dịch vụ môi trường rừng của người dân được đánh giá và thể hiện thông quả bảng sau:

Bảng 4.9: Ý kiến của cộng đồng về thực hiện chi trả DVMTR


Tiêu chí

Số người

Tỷ lệ

Mục đích sử dụng tiền DVMTR



Bảo vệ PT rừng



Nâng cao chất lượng CS

94

63

Công việc khác

56

37

So với tổng thu nhập



<20%

47

31

20-50%

103

69

>50%



Quan tâm đến chính sách chi trả

DVMTR



Rất quan tâm

150

100

Quan tâm



Không quan tâm



Nguồn tiền chi trả



Ngân sách nhà nước

45

30

Cơ quan, đơn vị sử dụng DVMTR

105

70


Nguồn khác



Chất lượng rừng



Được nâng lên

37

25

Không thay đổi

113

75

Bị suy giảm



Mức độ hài lòng



Hài lòng

150

100

Không hài lòng



Hiệu quả khác



Cải thiện thu nhập HGĐ

150

100

Giải quyết việc làm

51

34

Tăng kinh nghiệm BVR

24

16

Ổn định xã hội

129

86

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Theo kết quả trên ta thấy, người dân rất quan tâm đến công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương, có tới 100% số hộ gia đình đánh giá quan tâm và chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần cải thiện thu nhập hộ gia đình, có 86% đánh giá chương trình giúp ổn định xã hội, giải quyết việc làm cho người dân địa phương là 51%.

Cũng theo kết quả điều tra, đa số các hộ sử dụng tiền vào mục đích nâng cao đời sống gia đình và các chi tiêu khác cho gia đình. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại địa bàn điều tra có điều kiện kinh tế khá khó khăn, khi có các khoản thu nhập thì sẽ giúp cải thiện điều kiện kinh tế và chi trả cho các hoạt động khác phục vụ đời sống. Người dân chưa thể có tiền để đầu tư và nâng cao chất lượng rừng ngay trong những năm đầu này.

Về nhận thức đối với chương trình: Về cơ bản, người dân đã nhận thức được chương trình và khá hài lòng khi tham gia, đây là kết quả của công tác tuyên truyền


của chính quyền địa phương, của các cơ quan quản lý và của kiểm lâm đóng trên địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình đánh giá đây là tiền của nhà nước, đây sẽ là hạn chế để người dân đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, chính quyền địa phương cần tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến cho người dân nhận thức được đây là tiền bán dịch vụ (hàng hóa), do đó người trả tiền là các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Chỉ có như vậy, người dân mới tiếp tục và sẵn lòng đầu tư nâng cao chất lượng rừng của mình.

Về phần cán bộ quản lý

Đa phần cán bộ quản lý của địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về rừng đều cho rằng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tới ý thức của người dân, giúp người dân có ý thức hơn trong bảo vệ và phát triển rừng được giao khoán, người dân hài lòng với khoản thu nhập mà mình được hưởng lợi từ rừng.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng các chính sách chi trả còn vướng mắc, diện tích và chất lượng rừng thay đổi nhưng khó khăn trong việc cập nhật thường xuyên, PFES còn là hoạt động khá mới mẻ nên cả người dân và cán bộ quản lý còn chưa có kinh nghiệm. gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia.

Theo kết quả điều tra, người dân có rừng tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có sự thay đổi về quyền lợi xã hội, kết quả này được biểu hiện tại bảng kết quả điều tra bên trên, cụ thể: Người dân đã được tham gia các buổi tuyên truyền về lợi ích của tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân được hỏi ý kiến và được tham gia quyết định về việc sử dụng tiền thu được từ chi trả môi trường rừng cho diện tích rừng cộng đồng.

Trong quá trình tham gia, người dân được tiếp cận với các tài liệu hướng dẫn tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng, được tham gia kiểm đếm diện tích và chất lượng rừng, được tiếp cận với các nguồn thông tin cụ thể hướng dẫn bảo vệ và chăm sóc duy trì chất lượng rừng.


Về việc làm, tuy số lượng việc làm chưa tăng lên nhiều, tuy nhiên có 51 người tương ứng với 34% cho rằng chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần giải quyết việc làm cho người dân.

Đánh giá chung:

Những mặt tích cực

Trong khoảng thời gian thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, Yên Bái đã đạt được một số kết quả như sau:

- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, văn hóa của người dân. Cùng với các chi trả của nhà nước cho chủ rừng từ công tác giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng nay người dân đã nhận thêm được một khoản thanh toán nhất định (tại địa phương nghiên cứu, trung bình một hộ gia đình, cá nhân nhận được 495.100 đồng/năm) đây là khoản thu có ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện kinh tế của hộ gia đình khi hầu hết các hộ tham gia đều là đối tượng nghèo và cận nghèo của địa phương nghèo.

- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng. Người dân nhận thức số tiền mình được thanh toán sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng rừng mình được giao khoán, do đó sẽ có ý thức hạn chế khai thác, nâng cao chất lượng bằng việc bảo vệ, trồng bổ sung cây rừng trong quá trình chăm sóc.

- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực đến môi trường của người dân. Góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 là 54 % đến năm 2018 là 56%. Giảm đợt thiên tai trên địa bàn huyện: Năm 2016: 09 đợt, Năm 2017: 08 đợt; Năm 2018: 08 đợt; Đến tháng 11/2019 là 05 đợt. Giảm thiểu thiệt hại về người và nhà cửa, hoa mầu của nhân dân do mưa lũ gây ra.

- Tuy số tiền chi trả chưa phải lớn nhưng đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân, giúp giảm các vụ vi phạm khai thác rừng trái pháp luật.


- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tốt đến môi trường, tăng thêm chất lượng rừng, cải thiện nguồn nước, nguồn không khí, tăng cảnh quan sinh thái, tạo điều kiện cho phát triển các hoạt động du lịch sau này.

Một số hạn chế

Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng còn khá mới mẻ với địa phương nên trong thời gian qua các chính sách đã bộc lộ một số hạn chế sau:

- Diện tích rừng của các hộ gia đình cá nhân nhỏ lẻ, manh mún lại nằm rải rác trên nhiều tiểu khu, khoảnh, hàng năm thay đổi hiện trạng gây khó khăn và nhiều thời gian trong quá trình xác định diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Chính sách chi trả: Do Quỹ quản lý và phát triển rừng của tỉnh làm đầu mối giữa chủ rừng và người sử dụng dịch vụ, do đó công tác chi trả hàng năm còn chậm, chi trả qua ngân hàng chính sách xã hội còn hạn chế về thời gian giao dịch, đi lại khó khăn.

- Kinh nghiệm, kiến thức của người dân về chương trình còn hạn chế, một số người dân chưa nhận thức được việc chi trả sẽ theo chất lượng rừng, do đó chưa có ý thức nâng cao chất lượng rừng.

Nguyên nhân của hạn chế

- Do cán bộ địa phương và cơ quan quản lý nhà nước còn chưa có kinh nghiệm về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, do đó còn nhiều khó khăn trong việc giải đáp, vận động nhân dân tham gia phát triển rừng.

- Do một số chính sách chưa hoàn thiện, còn nhiều sự chồng chéo, nhiều thủ tục giấy tờ gây ra sự phiền toái cho người dân.

- Do sự hiểu biết của người dân và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng còn chưa đúng, chưa nhận thức được hàng hóa mình bán và mình phải trả tiền khi người khác giữ rừng phục vụ lợi ích của mình, do đó bên chi trả còn chậm trễ, tìm cách giảm mức chi trả xuống, gây khó khăn cho việc thực thi chính sách.

4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi trả DVMTR


4.3.1. Những thách thức khi triển khai chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn

Các nước trên thế giới đã và đang thực hiện PFES đã đưa ra những tiêu chí cho một mô hình PFES hoàn thiện, gồm có:

- Tự nguyện trong giao dịch

- Các dịch vụ môi trường được xác định rõ

- Phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường (tính điều kiện)

- Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường

- Có ít nhất một người mua các dịch vụ môi trường

Căn cứ theo 5 tiêu chí trên, mô hình dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại Văn Chấn vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ, nhất là liên quan đến các tiêu chí “tự nguyện” và “tính điều kiện”. Vì vậy, những thách thức và hạn chế trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi.

Thứ nhất, nhận thức của các tổ chức, cá nhân và chính quyền về PFES còn nhiều hạn chế và chưa chính xác.

Chi trả dịch vụ môi trường là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Chẳng hạn, có rất nhiều người cho rằng PFES là một loại thuế và phí mới về môi trường, đây là quan niệm sai lầm vì PFES dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

Người dân thiếu các hiểu biết phổ thông về PFES trong khi các công chức thiếu các hiểu biết chuyên môn để hướng PFES đến với người nghèo, trong đó có việc định hướng thị trường để hướng đến PFES. Hệ quả kéo theo là không định hướng đúng việc triển khai PFES và người dân không thấy được lợi ích mình sẽ có nên không mở rộng được số người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí