Diện Tích Và Kinh Phí Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Năm 2012

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt, gồm 15 bộ, 43 họ và 220 loài trong đó 14 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, 17 loài nằm trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và 213 loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN 2009).

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà nằm trong Cao nguyên Đà Lạt, có 03 vùng chim quan trọng là: Bidoup, Langbian, và Cổng trời nên có nhiều loài chim đặc hữu hẹp của Cao nguyên Đà lạt như: Khướu đầu đen (Garrlax milleti), Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầuxám (Garrulax vassali), Bồ câu nâu (Columbapunicea), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli).

Ngoài ra, theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, các loài chim cần quan tâm bảo tồn ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà còn có thêm: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Chích choè lửa (Copsychus malabaricus), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) và hai loài bị đe dọa thuộc sách đỏ của IUCN(2004) là Hồng hoàng (Buceros bicornis), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules).

Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng có thể được xem như một vườn động, thực vật tự nhiên rộng lớn với những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á, là một nguồn khám phá vô tận của tất cả các du khách và các nhà khoa học khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt.

3.6.4.2 Các giá trị hệ sinh thái và dịch vụ


a. Giải trí và du lịch


Với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi, cho nên tiềm năng cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nhìn chung là rất khả quan. Sở hữu một nền khí hậu mát mẻ quanh năm, dạng địa

hình phù hợp cho các loại hình du lịch sinh thái như leo núi, xe đạp mạo hiểm, khám phá thiên nhiên, chèo thuyền…, điều kiện tiếp cận thuận lợi và đặc biệt do nằm gần 2 trung tâm du lịch lớn của cả nước là Đà Lạt và Nha Trang, rò ràng là các điều kiện tự nhiên vô cùng lợi thế cho sự hình thành và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Các điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nằm trên địa bàn quản lý của Vườn quốc gia cũng sẽ là các lợi thế khai thác cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái. Với thành phần dân tộc chủ yếu là người dân tộc bản địa vốn sở hữu nhiều tập tục, truyền thống văn hóa đa dạng và chứa đựng nhiều bí ẩn cần được khám phá sẽ là nhân tố quan trọng cho việc thu hút khách tham quan cho loại hình du lịch khám phá văn hóa tại địa phương. Hơn nữa, với nguồn lao động tại chỗ dồi dào nhưng tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao, sự phụ thuộc vào rừng còn tương đối lớn, việc phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia nhằm phát huy lợi thế của địa phương trong việc tạo công ăn việc làm cho người bản địa, cải thiện sinh kế và giảm áp lực trên rừng, gắn bó hơn với rừng sẽ là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần cho việc quản lý rừng bền vững tại Vườn quốc gia.

Bidoup - Núi Bà còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy về sinh thái và nhân văn. Các tộc người Cil và Lạch vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa nguyên thủy mà du khách trong và ngoài nước rất quan tâm. Đây chính là các tài nguyên nhân văn quan trọng cần được bảo tồn và đưa vào khai thác hợp lý để tạo ra ưu thế so sánh với các điểm du lịch khác trong cả nước và khu vực.

Thêm vào đó, các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc hiện được bảo tồn tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ là những sản phẩm du lịch đặc thù có thể liên kết khai thác cùng với các tour du lịch tham quan Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà.

Tuy nhiên, Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà mới được thành lập, các tuyến du lịch sinh thái do dự án JICA hỗ trợ còn khá mới mẻ và công tác tiếp thị cũng chưa có nhiều nên nhiều du

khách chưa biết đến các tuyến này khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại Đà Lạt. Do vậy, lượng du khách đến Vườn quốc gia trong năm 2012 đạt khoảng 3.000 người.

Trong khuôn khổ tiểu dự án hành lang đa dạng sinh học Lâm Đồng (Hợp phần đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) do Khoa du lịch trường Đại học Đà Lạt thực hiện năm 2006 kết quả điều tra như sau:

+ 90,9% đối tác có ý định hợp tác với Vườn quốc gia về du lịch sinh thái;


+ 81,8% cho rằng có khả năng cạnh tranh hơn các Vườn quốc gia.


+ 100% cho rằng Vườn quốc gia rất hấp dẫn đối với du khách.


+ 100% các tổ chức chính thức và không chính thức của địa phương muốn Vườn quốc gia đầu tư phát triển du lịch sinh thái; trở thành khu du lịch nổi tiếng; sẵn sàng đón du khách tới địa phương và sẵn sàng tuyên truyền cho các hoạt động du lịch sinh thái;

+ 79,4% có thể tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch.


+ 97,1% các tổ chức mong muốn được hỗ trợ đào tạo, tập huấn về du lịch sinh thái.

Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà có quy mô lớn đồng thời chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan hùng vĩ xứng đáng để trở thành một điểm không thể thiếu của du lịch sinh thái Việt Nam. Qua báo cáo đánh giá cho thấy tiềm năng và các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái nơi đây.

GDP ngành du lịch sinh thái của Vườn quốc gia sẽ đạt khoảng 1,41 triệu USD, tương đương 13,92 tỷ đồng (năm 2015) và 8,1 triệu USD, tương đương 50,12 tỷ đồng (năm 2020).

b. Chi trả dịch vụ môi trường rừng


Hiện nay, thực hiện chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng từ nguồn thu của nhà máy thủy điện (20đ/kW) và nhà máy nước (40đ/m3) thì Vườn quốc gia

đã chi trả cho người dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng 12,7 tỉ đồng/năm. Số diện tích còn lại của Vườn quốc gia nằm trên lưu vực Sêrepok đến nay vẫn chưa được chi trả theo nghị định 99/2010/NĐ-CP.


Bảng 3.7: Diện tích và kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2012


Đơn vị tính: 1.000 đồng


TT


Lưu vực


Tổng diện tích


DT đã giao khoán


DT chưa giao khoán


Đơn giá (ha)


Kinh phí đã chi cho người dân

Kinh phí chưa chi trả cho

VQG


1


Đa Nhim


17.791,30


17.791,30



350


6.226.955


-


2

Đồng Nai


7.084,37


7.084,37



300


2.125.311


-

3

Sêrepok

37.123,37

14.518,39

22.604,98

350

5.081.436,5

7.911.743


Tổng

61.999,04

39.394,06

22.604,98


13.433.702,5

7.911.743

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 8

(Nguồn: Đỗ Nam Thắng, 2013)


Theo biểu trên cho thấy nếu chi trả đủ thì thì tổng thu từ diện tích này là nguồn thu quan trọng với trên 7,9 tỉ đồng/ năm.

c. Trữ lượng carbon của Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà


Căn cứ vào hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà đã tính toán trữ lượng Cacbon của Vườn quốc gia như sau:

Bảng 3.8: Trữ lượng cacbon của Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà



TT


Kiểu rừng

Diện tích (ha)

Trữ lượng Carbon BQ (tấn/ha)


Trữ lượng (tấn)

1

Rừng lá kim

20.849

379,80

7.918.647,39

2

Rừng hỗn giao Lá rộng - lá kim

16.258

533,03

8.666.255,48



TT


Kiểu rừng

Diện tích (ha)

Trữ lượng Carbon BQ (tấn/ha)


Trữ lượng (tấn)

3

Rừng lá rộng

21.577

600,38

12.954.751,92


Tổng cộng



29.539.654,79

(Nguồn: Đỗ Nam Thắng, 2013)


Từ kết quả nghiên cứu về trữ lượng Carbon của Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà và giá Cacbon của Ngân hàng thế giới năm 2012 (100.000 VND/tấn) thì ước tính giá trị Cabon của Vườn quốc gia là gần 29.539 tỉ đồng (Đỗ Nam Thắng, 2013).

d. Giá trị gỗ


Giá cây đứng các loại rừng được tính bằng phương pháp thu nhập một lần. Tức là lấy tổng doanh thu từ việc bán các sản phẩm của rừng tại bãi giao trừ đi tất cả các chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển các sản phẩm đó từ rừng đến bãi giao. Kết quả tính toán cho thấy giá cây đứng của rừng đặc dụng là cao nhất, tiếp đến là rừng sản xuất là rừng tự nhiên và thấp nhất là rừng trồng phòng hộ.

Theo tính toán, cho thấy tổng giá trị về gỗ của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là 23.737 tỉ đồng (Đỗ Nam Thắng, 2013)

e. Giá trị lâm sản ngoài gỗ


Bao gồm củi, cây thuốc và rau ăn. Tuy nhiên các nghiên cứu đầy đủ về cây thuốc và giá trị từng loài cây thuốc vẫn chưa đầy đủ. Do vậy, chỉ tính riêng củi và rau ăn thì giá trị về lâm sản ngoài gỗ lên đến 23,488 tỉ VND/năm (Đỗ Nam Thắng, 2013).

2.6 Các giá trị về văn hóa

Với thành phần dân tộc chủ yếu là người dân tộc bản địa vốn sở hữu nhiều tập tục, truyền thống văn hóa đa dạng và chứa đựng nhiều bí ẩn cần được khám phá, đây sẽ là nhân tố quan trọng cho việc thu hút khách tham quan về loại hình du lịch khám phá văn hóa tại địa phương. Cộng đồng các dân tộc chủ yếu là cư dân bản địa

(K’ Ho; Churu; Stieng và Châu Mạ) với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng còn lưu giữ, như:

- Nghề thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, đan lát.


- Các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng: Cúng phát rẫy, Cúng đốt rẫy, Cúng lúa trổ đòng, Cúng sắp gieo lúa, Cúng lúa về nhà.

- Hoạt động lễ hội đặc thù: Lễ ăn trâu.


- Diễn xướng truyền khẩu và âm nhạc dân gian: Hát Yal yau (Kể chuyện xưa), Hát tâm pơt (Hình thức hát đối đáp), Hát Lảh lông: Hình thức hát giao duyên.

- Một số nhạc cụ dân gian tiêu biểu: Đàn đá, công chiêng, trống và bộ khơi như: khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ và đàn môi…Đặc biệt là nghệ thuật cồng chiêng đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Khu vực này còn giữ được nhiều nét hoang sơ nguyên thủy về sinh thái và nhân văn. Các tộc người Cil và Lạch ở khu vực này vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa nguyên thủy mà du khách trong và ngoài nước rất quan tâm. Đây chính là các tài nguyên nhân văn quan trọng cần được bảo tồn và đưa vào khai thác hợp lý để tạo ra ưu thế so sánh với các điểm du lịch khác trong cả nước và khu vực.

Thêm vào đó, các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc hiện được bảo tồn tại thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ là những sản phẩm du lịch đặc thù có thể liên kết khai thác cùng với các tour du lịch tham quan Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà.

3.6.5. Các áp lực, đe dọa và giải pháp


3.6.5.1. Các áp lực và mối đe dọa đến đa dạng sinh học của Vườn


Cũng giống như đa số các Vườn quốc gia tại Việt Nam, các áp lực và đe dọa đến đa dạng sinh học của Vườn có thể kể đến các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.

Các nguyên nhân khách quan được kể đến là:


- Loài ngoại lai xâm hại;

- Biến đổi khí hậu.


Các nguyên nhân này đã tác động đến đa dạng sinh học của Vườn như sự xâm lăng của cây mai dương hay việc thay đổi lượng mưa và tần suất ngày nắng trong năm. Tuy nhiên các nguyên nhân này không phải là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đe dọa đến đa dạng sinh học của khu vực.

Các nguyên nhân chủ quan được kể đến là:


- Chuyển đổi đất rừng sang các hình thức sử dụng đất khác (chủ yếu là nông nghiệp);

- Khai thác quá mức lâm sản ngoài gỗ và các loại gỗ có giá trị kinh tế cao;

- Cháy rừng (nguyên nhân do con người tác động);

- Săn bắt động vật hoang dã;

- Khai thác khoáng sản (chủ yêu là thiếc và cát);

- Xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp.


Trong những nguyên nhân trên thì nguyên nhân chuyển đổi đất rừng sang các hình thức sử dụng đất khác (chủ yếu là nông nghiệp như sản xuất lúa gạo, trồng cây công nghiệp...) có tác động mạnh nhất đến đa dạng sinh học của rừng.

Một nguyên nhân mới xảy ra trong thời gian gần đây nhưng cũng có tác động lớn đến đa dạng sinh học của Vườn và của khu vực chính là việc xây dựng cơ sơ hạ tầng không phù hợp và thiếu quy hoạch chung.

3.6.5.2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học

Từ những nguyên nhân đã được đề cập ở trên cần xác định được các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến đa dạng sinh học. Các giải pháp có thể thực hiện tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng để mang lại các tác dụng như mong muốn là:

Xác định và đóng mốc ranh giới giữa đất nông nghiệp với lâm nghiệp;

Nâng cao năng lực cho Ban quản lý Vườn quốc gia;

Thu hút cộng đồng vào hoạt động bảo tồn;

Điều tra, giám sát đa dạng sinh học;

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan về công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;

Tăng cường thực thi pháp luật về đa dạng sinh học và các luật khác có liên quan.

Những giải pháp này không chỉ giải quyết được một mối đe dọa mà có thể cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề có liên quan đến việc bảo tồn đa dạng sinh học của vùng.

Bảng 3. 9: Xác định các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa



TT


Đe dọa


Giải pháp


Chuyển đổi đất rừng

Khai thác quá mức LSNG

và các loài gỗ có giá trị


Khai thác khoáng sản


Cháy rừng


Xây dựng cơ sở hạ tầng không phù hợp


Săn bắt động vật hoang dã


Biến đổi khí hậu


Loài ngoại lai xâm hại


1

Xác định và đóng mốc ranh giới giữa đất nông nghiệp với lâm nghiệp


x


x


x



x


x



2

Nâng cao năng lực cho Vườn quốc gia

x

x

x

x


x

x

x

3

Thu hút cộng đồng vào hoạt động bảo tồn

x

x

x

x


x

x

x

4

Điều tra, giám sát đa dạng sinh học


x




x

x

x


5

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan về công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học


x


x


x


x


x


x


x


x

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí