Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 11


Bên cạnh đó, thị trường về các dịch vụ môi trường chưa xuất hiện ở Việt Nam, các giá trị của dịch vụ môi trường rừng chưa được đánh giá một cách chính xác nên cũng tạo ra nhiều ngỡ ngàng trong cách tiếp cận PFES. Trước đây, chưa có ai đứng ra cung cấp dịch vụ về môi trường và không có ai bỏ tiền ra cho việc hưởng các lợi ích từ môi trường. Vì thế chưa thiết lập được thị trường về các dịch vụ sinh thái nên người dân chưa nhận thức được vai trò và những lợi ích có được từ dự án.

Thứ hai, còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện các chính sách chương

trình

Sự dàn trải và chống chéo trong tổ chức và phân công chức năng giữa và

trong các bộ làm tăng thêm chi phí giao dịch, đồng thời việc lập kế hoạch và kiểm soát từ trên xuống dưới làm hạn chế sự độc lập của các cơ quan trong việc đề xuất và thực hiện các cách tiếp cận mới. Thêm nữa, lãng phí nguồn nhân lực và tăng chi phí giao dịch có thể xảy ra khi có nhiều cơ quan cùng làm lại một việc. Đây là một vấn đề tồn tại lâu trong hệ thống hành chính của nước ta, sự chồng chéo nhiệm vụ và chức năng trong thực hiện gây ra lãng phí thời gian và nguồn lực không cần thiết. Do đó, khi triển khai chương trình trong những năm tiếp theo cần chú ý đến hạn chế này và khắc phục nó.

Thứ ba, thể chế và các quy định cụ thể về PFES mới thay đổi nên địa phương vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng

Các quy định có tính pháp lý liên quan đến PFES mới chỉ có Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Khi thực hiện PFES tại các địa phương vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai. Các chính sách quy định về quyền sử dụng đất còn chưa rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định chi trả cho ai và ai là người thực sự được hưởng lợi?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thêm vào đó, các quy định về trách nhiệm của các bên tham gia chưa được xây dựng sẽ gây khó khăn khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong tương lai. Một kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra là trong quá trình tham gia dự án, người làm rừng nhận tiền chi trả nhưng không đảm bảo được các dịch vụ môi trường cho bên mua (ở đây là các nhà máy thuỷ điện). Đây là tình huống rất dễ xảy ra, vì thế cần phải xem xét và đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề này.

Thứ tư, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện PFES còn yếu kém

Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái - 11

Các cán bộ địa phương chưa được tiếp cận với các vấn đề về dịch vụ môi trường nên năng lực nhận thức và thực hiện còn rất hạn chế, thiếu năng lực để xây dựng, quản lý và giám sát PFES. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo và tập huấn nhiều về đánh giá, quản lý môi trường, chuyên môn về các vấn đề môi trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản lý môi trường mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ta, các phương pháp và kỹ năng để xác định, định lượng và giám sát PFES còn nhiều thiếu thốn nên chưa kiểm soát được hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, hiện tượng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và thực thi PFES sẽ là một thách thức lớn đối với những người thực hiện và quản lý PFES.

Thứ năm, thiếu cơ chế ưu tiên cho người nghèo tham gia PFES

Sự tham gia của người nghèo chưa nhiều và mức chi trả cho dịch vụ môi trường trên 1ha và diện tích rừng giao cho người nghèo còn ít nên mức thu nhập chỉ có thể nói là có cải thiện, chứ không thể đánh giá là giúp người dân thoát nghèo nhanh chóng. Hơn nữa, nhiều người dân nghèo không có quyền sử dụng đất, quyền này chủ yếu tập trung trong tay những người giàu. Như vậy, tình trạng thuê người nghèo làm việc và trả công thấp hơn mức chi trả đáng lẽ họ được hưởng rất có thể xảy ra. Thực tế là những người mua thường thích giao dịch trực tiếp với người chủ đất hơn là thông qua cộng đồng hay đất không có chứng nhận pháp.


4.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Với những khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện, việc đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả của dự án là hết sức cấp thiết. Các đề xuất giải quyết cần có sự thực hiện đồng bộ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất khi triển khai các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Văn Chấn.

- Cần tăng thêm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Với mức chi trả thấp như hiện nay, người dân chưa thể sống bằng nghề rừng mà chỉ có thể cải thiện phần nào đời sống của họ hiện nay mà thôi.

- UBND huyện Văn Chấn cần có các chỉ đạo, định hướng ưu tiên hơn nữa cho người nghèo, người dân có rừng ở những xã cực kỳ khó khăn tham gia vào chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng, có chính sách riêng hỗ trợ các đối tượng này trong bảo vệ và phát triển rừng, có cơ chế giao khoán thêm diện tích rừng, đặc biệt là các loại rừng có chất lượng để đối tượng này có cơ hội nhận thêm chi trả, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ năng lực xây dựng, giám sát thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện. Các cơ quan liên quan đến PFES nên tiến hành nhiều khoá tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện chương trình. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ hết sức quan trọng vì họ là những người thực thi chương trình tại địa phương, là một bên trung gian quan trọng trong hiệu quả của PFES.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức thiết yếu về dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia PFES. Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được vai trò và những lợi ích mình sẽ


nhận được. Các hoạt động này cũng nên được tổ chức thường xuyên chứ không chỉ trong giai đoạn khởi động triển khai chương trình.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận


Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng là một bước tiến quan trọng trong hoàn thiện thể chế pháp luật, hướng tới sự công bằng, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là hệ thống các chính sách tiếp nối các chương trình quản lý và phát triển rừng trước kia như 661, 327, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng PFES đã được nâng lên một tầm cao mới so với trước kia trong việc tạo cơ chế để bù đắp và chi trả cho bên cung cấp dịch vụ môi trường, giúp duy trì dịch vụ được tốt hơn. Các chính sách này khi được áp dụng trên phạm vi cả nước và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nói riêng đã đem lại các hiệu quả thiết thực, có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế - văn hóa-xã hội của huyện Văn Chấn. Qua thời gian nghiên cứu, đề tài “Đánh giá hiệu quả của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về thanh toán dịch vụ môi trường rừng và sự ảnh hưởng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với đời sống kinh tế - văn hóa-xã hội của người dân địa phương.

- Đã phân tích, đánh giá hiện trạng áp dụng các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế và tìm ra những nguyên nhân của hạn chế.

- Trên cơ sở định hướng và quan điểm phát triển dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Yên Bái, đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái trong thời gian tiếp theo.

2. Tồn tại


Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài còn một số tồn tại sau:


- Chưa tập trung đánh giá về hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua chất lượng rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng giai đoạn nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá hiệu quả của chính sách mới chỉ phản ánh định tính, chưa đánh giá phân tích sâu sắc định lượng về tác động, hiệu quả của chính sách trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường…

- Phạm vi nghiên cứu rộng và thời gian hạn chế, gồm nhiều xã có hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, nên chưa đi sâu và chi tiết hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp cộng đồng, so sánh kết quả thực hiện tại các cộng đồng với nhau.

3. Một số kiến nghị


Để chính sách chi trả DVMTR đạt được mục tiêu và những kỳ vọng do chính sách mang lại, tác giả kiến nghị sau:

Tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đến các bên có liên quan trên phạm vi rộng hơn, theo chiều sâu hơn về việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng trong bối cảnh hiện nay.

Cần có thêm những văn bản cụ thể hướng dẫn cách thức tiến hành dự án đồng thời có chính sách khuyến khích nhiều người nghèo tham gia PFES. Tạo điều kiện cho cộng đồng vùng sâu vùng xa tham gia, góp phần nâng cao đời sống và nhận thức cho họ.

Do đây là công trình nghiên cứu mới đối với bản thân tác giả, phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không trách khỏi những thiếu sót nên nhiều lĩnh vực cần đánh giá như môi trường còn chưa đề cập đến. Đề tài chưa mở rộng nghiên cứu trên nhiều xã nên tính đại diện chưa cao đối với huyện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Thủ tướng chính phủ (2008), Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.

2. Thủ tướng chính phủ (2008), Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14//01/2008 về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.

3. Thủ tướng chính phủ (2018), Nghị định số 156/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.

4. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 2280/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 12 năm 2010, Phê duyệt Đề án Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.

5. Các báo cáo về quản lý rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, Yên Bái.

6. Hoàng Minh Hà, Vũ Tấn Phương (2008), Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.

7. Văn Hữu Tập (2016), Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. UBND tỉnh Yên Bái, Quyết định số 3719/2011/QĐ-UB ngày 30/12/2011, về thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Yên Bái.

Tiếng Anh

9. Hamilton, Land King. P (1983), Tropical Forested Watersheds: Hydrologic and Soils reponses Majoruses or Conversions, Boulder, Westview Press.

10. Pagiola. S (2007). Payments for Environmental Services: From theory to Practice. World Bank, Washington.

11. Wunder, S.,(2005), Payment for Environmentel Services: some nuts and bolts. Occasional Paper 42. Bogor: Center for International Forestry resarch.

12. World bank (2003), The World bank Resesrch observe.


PHỤ LỤC

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí