Hiện Trạng Rừng Huyện Văn Chấn, 2016, 2017 Và 2018


Hình 4 1 Hiện trạng rừng huyện Văn Chấn 2016 2017 và 2018 4 1 2 2 Trồng rừng 1


Hình 4 1 Hiện trạng rừng huyện Văn Chấn 2016 2017 và 2018 4 1 2 2 Trồng rừng 2


Hình 4.1: Hiện trạng rừng huyện Văn Chấn, 2016, 2017 và 2018

4.1.2.2. Trồng rừng tập trung


Về trồng rừng, đến 2018 toàn huyện đã trồng được 1.078 ha rừng trồng sản xuất tập trung. Tuy nhiên, rừng trồng hiện nay chủ yếu phân tán, rừng sản xuất chưa được đầu tư thâm cạnh nên năng suất còn thấp. Ngoài rừng trồng tập trung, hàng năm trên địa bàn còn trồng cây phân tán, bình quân từ 2.500-2.700 cây các loại. Diện tích các loại rừng kết hợp như vườn rừng, vườn cây ăn quả lâu năm cũng tăng đáng kể, góp phần đa dạng hóa việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp.

Tổng số cây đã gieo ươm hàng năm từ 3 triệu - 5 triệu cây.

4.1.2.3. Khai thác chế biến lâm sản

Về khai thác chế biến lâm sản: từ 2012 đến nay, hàng năm việc khai thác gỗ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nhân dân và cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trung bình: 230.000 m3/năm.

Về chế biến lâm sản: trên địa bàn có các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân chuyên thực hiện công tác chế biến lâm sản, chủ yếu làm răm gỗ, Những năm gần đây do sản lượng khai thác gỗ tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng trồng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hầu hết các cơ sở chế biến chỉ hoạt động nhỏ lẻ. Nếu đủ lượng nguyên liệu, việc chế biến lâm sản có thể giải quyết thêm nhiều lao động cho địa phương.

Ngoài ra, còn khai thác các sản phẩm từ rừng như thảo quả, mộc nhĩ, sơn tra, song mây... tăng thu nhập cho người dân sống bằng nghề rừng

4.1.3. Hoạt động của các dự án lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Chấn

Trên địa bàn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đã có các dự án về lâm nghiệp hoạt động, cụ thể gồm:

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Ban quản lý Dự án 661 huyện Văn Chấn được thành lập trên cơ sở Quyết định số: 1054/QĐ-UBND ngày 12/4/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.Từ năm 2009 - 2014, Thực hiện chính sách hỗ trợ cho nhân dân các xã vùng đặc biệt khó khăn. Ban QLDA 661 đã hỗ trợ cây giống, phân bón cho nhân dân trồng rừng sản xuất. Việc chỉ đạo trồng rừng đúng thời vụ,


chất lượng giống tốt, thực hiện trồng rừng đúng quy trình kỹ thuật đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nghề rừng bền vững, có hiệu quả cao.

Chương trình 30a hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo: Huyện Văn Chấn thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho các xã, thị trấn từ năm 2011 - 2014 trồng mới rừng 1.263,1 ha (giá trị kinh phí hỗ trợ bằng nguồn cây giống, phân bón), Nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc của huyện. Tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong khu vực được hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, hoà nhịp vào sự phát triển chung của vùng.

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng: Thực hiện theo quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Đây là dự án góp phần phục phồi được chất lượng rừng của địa phương, và góp phần làm thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

4.1.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Chấn

Thứ nhất, chất lượng rừng còn thấp, hầu hết rừng giao cho người dân là rừng nghèo kiệt nên khả năng hưởng lợi là rất thấp, đời sống người làm rừng đầu nguồn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng chưa tương xứng với tầm quan trọng của rừng và công sức người làm rừng, đặc biệt người làm rừng chưa sống được bằng nghề rừng.

Thứ hai, chính sách đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được yêu cầu, suất đầu tư thấp mang tính hỗ trợ nên người trồng rừng vừa có thu nhập thấp mà chất lượng rừng lại không cao.


Thứ ba, tuy độ che phủ rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng lại suy giảm, khả năng cung cấp lâm sản thấp. Hơn nữa, rừng còn bị xâm lấn cho mục đích trồng cây lương thực, cùng với nạn cháy rừng, khai thác và buôn bán các loài động thực vật hoang dã khiến cho công tác xây dựng và phát triển rừng còn chậm, chưa xứng với tiềm năng của một huyện thuộc tỉnh miền núi.

Do đó, việc triển khai thực thi một hoạt động mới về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho Văn Chấn là hết sức quan trọng. Với tiềm năng về rừng của mình và những ưu thế nhất định của huyện việc áp dụng chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

4.2. Đánh giá hiệu quả chính sách DVMTR tại huyện Văn Chấn


4.2.1. Cơ sở thực hiện chi trả DVMTR tại huyện Văn Chấn:

Hiện nay, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường gồm có:

Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020.

Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 11/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt báo cáo kết quả kiểm kê tỉnh Yên Bái năm 2015;

Quyết định số 3938/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Trên cơ sở của các văn bản pháp lý đã ban hành làm căn cứ cho việc triển khai, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Quyết định và văn bản hướng dẫn và thực thi việc chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh như:


Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kết quả thu, nhiệm vụ chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái;

Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày 17/6/2019 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 17/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả thu, nhiệm vụ chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái;

Quyết định số 2600/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc quy định một số nội dung chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện chi trả DVMTR, tính đến nay, diện tích rừng được chi trả Dịch vụ môi trường rừng của huyện Văn Chấn giai đoạn 2012-2018 được thể hiện chi tiết trong Bảng 4.3.

Bảng 4.2: Diện tích rừng được chi trả DVMTR của huyện Văn Chấn giai đoạn 2012-2018

Đơn vị tính: ha


TT

Loại rừng

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018


Tổng diện tích

rừng


18.116,3


15.385,7


12.942,0


11.998,4


18.999,8


20.534,9


20.109,4

I

Diện tích rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

dân cư


2.863,2


3.172,6


3.149,1


2.217,4


4.039,6


4.331,7


3.271,1

1

Rừng tự nhiên

774,1

774,1

774,1

774,1

774,1

810,8

810,8

2

Rừng trồng

2.089,1

2.398,5

2.375,0

1.443,3

3.265,5

3.520,9

2.460,3

II

Diện tích rừng UBND huyện, xã

quản lý

15.253,1

12.213,1

9.792,9

9.781,0

14.960,2

16.203,3

16.838,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


1

Rừng tự nhiên

15.178,7

12.138,7

9.747,1

9.735,2

14.914,4

16.157,5

16.792,6

2

Rừng trồng

74,4

74,4

45,8

45,8

45,8

45,8

45,8

(Nguồn: Báo cáo chi trả DVMTR UBND huyện Văn Chấn, 2018)

4.2.2. Hiệu quả kinh tế

4.2.2.1. Phương pháp tính toán chi trả cho DVMTR

- Xác định số tiền chi trả cho 01 ha rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ 3

- Xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi

trường rừng (đồng)


=

Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha)


x

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ

số K (ha)

- Xác định tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (đồng)


=

Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 1

(đồng)


+

Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 2

(đồng)


+


....


+

Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ n (đồng)


4.2.2.2. Tính toán mức chi trả DVMTR

Xác định số tiền các nhà máy thuỷ điện và các cơ sở sản xuất cung cấp nước sạch phải chi trả cho dịch vụ môi trường theo Nghị định 156/2018/2010/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng thu: Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy điện, nước sạch trên địa bàn tỉnh và nhận điều tiết tiền dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Năm 2018, có 31 nhà máy thủy điện và 08 cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch hiện đang sử dụng dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Chảy.


Bảng 4.3: Phân bổ và điều tiết chi trả tiền DVMTR năm 2018

Đơn vị tính: nghìn đồng



T T


Đơn vị nộp tiền DVMTR/Lưu vực


Tên nhà máy/

Lưu vực


Tổng thu


Phân bổ


Diện tích rừng quy đổi hệ số K (ha)


Đơn giá chi trả (1ha)


P/A điều tiết (1ha)


Số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR (đồng)


Chi quản lý

Trích dự

phòng

Chi trả cho bên cung ứng

DVMTR

Tổng

129.318.342

10.606.297

0

118.712.044




118.712.044

I

Cơ sở sản xuất

thủy điện


125.815.975

10.548.293

0

115.267.681




115.353.138

1

Công ty thủy điện

Sơn La

TĐ Sơn

La

25.296.168

2.120.806


23.175.361

37.985,39

610

610

23.174.886

2

Cty thủy điện Hòa Bình

TĐ Hòa Bình

21.143.427

1.772.645


19.370.781

44.054,70

439

439

19.366.446

3

Cty Cp thủy điện

Thác Bà

TĐ Thác

6.220.832

521.548


5.699.283

34.509,69

165

165

5.697.549

4

Cty CPTĐ Nậm

Chiến

TĐ Nậm

Chiến 1

15.905.171

1.333.474


14.571.696

2.068,57

7.044

800

1.654.856

5

Cty CPĐTPT

điện Tây Bắc

TĐ Nậm

Chiến 2

1.683.764

141.165


1.542.598

6.069,31

254

254

1.542.211

6

Cty CPTĐ Nậm

Khốt

TĐ Nậm

Khốt

835.074

70.011


765.062

4.000,74

191

191

764.941

7

Cty TĐ Huội

Quảng

TĐ Huội

Quảng

21.094.470

1.768.540


19.325.929

25.025,11

772

772

19.324.389

8

Cty CP Trung

Hoàng Phúc

TĐ Nậm

Tha 6

256.994

21.546


235.447

3.642,63

64.637

64

235.313


9

Cty CP Đầu tư XD&PTNL Phúc Khánh

TĐ Nậm

Tha 4,5

968.790

81.222


887.567

3.642,63

243.661

243

887.344

TĐ Nậm

Tha 3

1.165.794

97.739


1.068.054

3.642,63

293.210

293

1.068.019


10

Cty TNHH Thanh Bình

Hưng Khánh


27.654


2.318



25.336


308,13


82.226


182


56.233

11

Cty TNHH TĐ

Nậm Tục

TĐ Nậm Tục 2

90.000

7.545


82.454

2.275,12

36.242

182

415.209

12

Cty CPTĐ Hồ

Bốn

TĐ Hồ

Bốn

2.856.593

239.494


2.617.099

16.749,92

156.245

156

2.616.337

13

Cty CPTĐ&PT

điện miền Bắc 3

TĐ Nậm

Đông 3

1.962.493

164.533


1.797.960

2.647,69

679.067

679

1.797.781

14

Cty CPTĐ Nậm

Đông 4

TĐ Nậm

Đông 4

651.764

54.643


597.121

3.778,68

158.024

158

597.031

15

Cty CPNL Sông

Hồng

TĐ Ngòi

Hút

1.590.079

133.310


1.456.768

15.277,81

95.352

182

2.788.200


16

Cty CPTĐ

Mường Kim

Mường Kim


2.265.096


189.903



2.075.192


17.933,60


115.715


115


2.074.917

17

Cty TNHH Nghĩa

Văn

TĐ Nậm

Tăng

50.864

4.264


46.599

6.068,81

7.679

182

1.107.557

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023