các nhà nghiên cứu thấy rằng mô thận phù nề khoảng kẽ, hoại tử ống thận, thâm nhiễm tế bào viêm ở mô thận. Gây tổn thương thận cấp tính. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy hạ thân nhiệt giúp làm giảm tổn thương mô thận sau tổn thương thiếu máu/tái tưới máu do ghép thận trên chuột. Xuất phát từ lý thuyết hạ thân nhiệt có thể bảo vệ các mô khỏi tổn thương thiếu máu, tái tưới máu bằng nhiều cơ chế. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu về tác dụng bảo vệ thận của hạ thân nhiệt còn chưa thống nhất.
Có hiện tượng thú vị khi điều trị hạ thân nhiệt làm tăng cung lượng nước tiểu ở giai đoạn hạ nhiệt độ, gọi là hiện tượng “lợi tiểu do làm lạnh” tuy nhiên nhiều tác giả không coi đây là dấu hiệu giảm tổn thương thận. Hiện tượng “lợi tiểu do làm lạnh” được giải thích bằng nhiều cơ chế (1) đây là đáp ứng tự điều hòa của thận khi tăng dòng máu đến thận do co mạch ngoại vi, tăng cung lượng tim trong giai đoạn hạ nhiệt độ (2) do thay đổi thẩm thấu do tổn thương khả năng tái hấp thu nước của ống lượn xa, làm giảm khả năng cô đặc nước tiểu [16].
Trong nghiên cứu của Julia Hasslacher và cộng sự, nghiên cứu trên 126 NTH ngoại viện được chia nhóm điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C và nhóm được kiểm soát nhiệt độ bình thường. Nhóm điều trị hạ thân nhiệt có tỉ lệ tổn thương thận cấp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm duy trì thân nhiệt bình thường (50% so với 80%; p = 0,017). Thêm vào đó, chức năng thận phục hồi nhanh hơn so với nhóm nhiệt độ bình thường. Dường như hạ thân nhiệt đích 33°C giúp bảo vệ thận, giúp thận phục hồi tốt hơn [151].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 136 bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ngoại viện, trong đó 68 bệnh nhân được điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33°C, chúng tôi có một số kết luận sau.
1. Đánh giá kết quả điều trị và hiệu quả bảo vệ não của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy với đích 33°C trong điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn.
- Bệnh nhân hôn mê sau NTH ngoại viện được điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C có tỉ lệ sống tại thời điểm 30 ngày cao hơn so với nhóm chứng 51,5% so với 10,3%, p < 0,001. Kết quả này cũng tương tự tại thời điểm 6 tháng. Tại bất kỳ thời điểm nào trong 1 năm, nhóm điều trị hạ thân nhiệt có tỉ lệ sống cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng với p < 0,001.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kết Quả Của Điều Trị Hạ Thân Nhiệt Đích 33°C Cho Bệnh Nhân Hôn Mê Sau Ngừng Tuần Hoàn
- Các Kết Quả Điều Trị Khác Ở Nhóm Điều Trị Hạ Thân Nhiệt
- Các Biến Chứng Khác Trong Quá Trình Điều Trị Viêm Phổi Liên Quan Thở Máy
- Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 20
- Đánh giá hiệu quả bảo vệ não ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy - 21
- Bệnh Nhân Trong Quá Trình Điều Trị Hạ Thân Nhiệt
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
- Hạ thân nhiệt chỉ huy giúp cải thiện ý thức của bệnh nhân, điểm Glasgow sau khi kết thúc hạ thân nhiệt cao hơn có ý nghĩa so với thời điểm trước khi điều trị hạ thân nhiệt. Kết cục phục hồi thần kinh tốt (CPC 1-2) ở nhóm điều trị hạ thân nhiệt cao hơn so với nhóm chứng tại thời điểm 30 ngày 36,7% so với 10,3% (p < 0,001). Kết quả này cũng tương tự tại thời điểm 6 tháng.
2. Nhận xét các biến chứng của phương pháp hạ thân nhiệt với đích
33°C.
- 100% các bệnh nhân có rét run và đều kiểm soát hoàn toàn được rét run bằng thuốc.
- Không có rối loạn nhịp tim phức tạp. Gặp rối loạn nhịp chậm xoang 10,3%. Ngoại tâm thu thất 2,9%.
- Hạ kali máu trong giai đoạn hạ nhiệt độ, 72,1% bệnh nhân phải bù kali máu từ giai đoạn bắt đầu điều trị, tốc độ bù 0,5g – 1g/ giờ. Tăng kali máu
trong giai đoạn làm ấm, tăng cao nhất ở cuối giai đoạn làm ấm (kali máu trung bình 4,5 ± 0,9 mmol/L).
- Rối loạn đông máu thường gặp nhất là giảm tiểu cầu. Không có giảm tiểu cầu nặng.
- Biến chứng chảy máu gặp ở 2,9%. Xuất huyết niêm mạc, chảy máu mũi, chảy máu miệng và xuất huyết tiêu hóa.
- Viêm phổi liên quan thở máy là biến chứng thường gặp, chiếm 54,4%.
- Nhiễm trùng nặng biến chứng sốc nhiễm khuẩn chiếm 10,3% chủ yếu là viêm phổi thở máy.
- Co giật lâm sàng – chủ yếu là trạng thái động kinh chiếm 25%.
- Suy thận cần lọc máu chiếm 20,6%.
KIẾN NGHỊ
1. Hạ thân nhiệt chỉ huy đích 33⁰C giúp cải thiện tỉ lệ sống sót, cải thiện kết cục thần kinh tốt cho bệnh nhân hôn mê sau NTH ngoại viện. Cần đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị hạ thân nhiệt cho các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện khu vực, và các cơ sở y tế trong cả nước có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật.
2. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của điều trị hạ thân nhiệt cho các đối tượng bệnh nhân khác như bệnh nhân hôn mê sau NTH trong viện.
3. Tiến hành nghiên cứu điều trị hạ thân nhiệt cho bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn ở nhiều trung tâm khác nhau.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế:
- Đầu tiên, vì lí đạo đức trong nghiên cứu y học chúng tôi đã không chọn nhóm chứng ngẫu nhiên. Chúng tôi chọn nhóm chứng hồi cứu, nhược điểm là nhóm chứng không hoàn toàn đồng nhất với nhóm can thiệp, có một số thông tin không khai thác được từ nhóm chứng.
- Thứ hai, đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam điều trị hạ thân nhiệt đích 33°C cho bệnh nhân hôn mê sau NTH. Đây vừa là điểm mới của đề tài tuy nhiên hạn chế là không có nghiên cứu trong nước vì vậy chúng tôi gặp khó khăn khi bàn luận, đối chiếu kết quả với các nghiên cứu khác ở Việt Nam.
- Thứ ba, đây là nghiên cứu tại một trung tâm duy nhất, trong tương lai chúng tôi mong muốn thực hiện tiếp nghiên cứu đa trung tâm tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Văn Chi (2016), “Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn bằng kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo đích 33°C”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 449 (02) 12/2016, tr 23–27.
2. Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Văn Chi (2016), “Nhận xét bước đầu thay đổi về đông máu ở bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn được điều trị bằng kỹ thuật kiểm soát thân nhiệt theo đích 33°C”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 450, (02) 1/2017, tr 59-62.
3. Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Văn Chi, Hà Trần Hưng và cộng sự (2022), “Đánh giá kết quả điều trị và hiệu quả bảo vệ não của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy với đích 33°C trong điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516, (01) 7/2022, tr 63 – 67.
4. Nguyễn Tuấn Đạt, Nguyễn Văn Chi, Hà Trần Hưng và cộng sự (2022), “Nhận xét một số biến chứng của phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy với đích 33°C trong điều trị bệnh nhân hôn mê sau ngừng tuần hoàn”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 516, (01) 7/2022, tr 152 – 155.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Writing Group M., Mozaffarian D., Benjamin E. J., et al (2016). Heart Disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 133 (4), e38-360.
2. Grasner J. T., Lefering R., Koster R. W., et al (2016). EuReCa ONE-27 Nations, ONE Europe, ONE Registry: A prospective one month analysis of out-of-hospital cardiac arrest outcomes in 27 countries in Europe. Resuscitation, 105, 188-195.
3. Do S. N., Luong C. Q., Pham D. T., et al (2021). Survival after out-of- hospital cardiac arrest, Viet Nam: multicentre prospective cohort study. Bull World Health Organ, 99 (1), 50-61.
4. Bernard S. A (1998). Outcome from prehospital cardiac arrest in Melbourne, Australia. Emerg Med, 10, 25 - 29.
5. Edgren E., Hedstrand U., Kelsey S., et al (1994). Assessment of neurological prognosis in comatose survivors of cardiac arrest. BRCT I Study Group. Lancet, 343 (8905), 1055-1059.
6. Randomized clinical study of thiopental loading in comatose survivors of cardiac arrest. Brain Resuscitation Clinical Trial I Study Group. (1986). N Engl J Med, 314 (7), 397-403.
7. Jastremski M., Sutton-Tyrrell K., Vaagenes P., et al (1989). Glucocorticoid treatment does not improve neurological recovery following cardiac arrest. Brain Resuscitation Clinical Trial I Study Group. JAMA, 262 (24), 3427-3430.
8. A randomized clinical study of a calcium-entry blocker (lidoflazine) in the treatment of comatose survivors of cardiac arrest. Brain Resuscitation Clinical Trial II Study Group. (1991). N Engl J Med, 324 (18), 1225-1231.
9. Roine R. O., Kaste M., Kinnunen A., et al (1990). Nimodipine after resuscitation from out-of-hospital ventricular fibrillation. A placebo- controlled, double-blind, randomized trial. JAMA, 264 (24), 3171-3177.
10. Longstreth W. T., Jr., Fahrenbruch C. E., Olsufka M., et al (2002). Randomized clinical trial of magnesium, diazepam, or both after out-of- hospital cardiac arrest. Neurology, 59 (4), 506-514.
11. Hypothermia after Cardiac Arrest Study G. (2002). Mild therapeutic hypothermia to improve the neurologic outcome after cardiac arrest. N Engl J Med, 346 (8), 549-556.
12. Bernard S. A., Gray T. W., Buist M. D., et al (2002). Treatment of comatose survivors of out-of-hospital cardiac arrest with induced hypothermia. N Engl J Med, 346 (8), 557-563.
13. Nielsen N., Wetterslev J., Cronberg T., et al (2013). Targeted temperature management at 33 degrees C versus 36 degrees C after cardiac arrest. N Engl J Med, 369 (23), 2197-2206.
14. Callaway C. W., Donnino M. W., Fink E. L., et al (2015). Part 8: Post- Cardiac Arrest Care: 2015 American Heart Association Guidelines Update for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation, 132 (18 Suppl 2), S465-482.
15. Panchal A. R., Bartos J. A., Cabanas J. G., et al (2020). Part 3: Adult Basic and Advanced Life Support: 2020 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Circulation, 142 (16_suppl_2), S366-S468.
16. Polderman K. H. (2009). Mechanisms of action, physiological effects, and complications of hypothermia. Crit Care Med, 37 (7 Suppl), S186-202.