Bệnh Nhân Trong Quá Trình Điều Trị Hạ Thân Nhiệt


BỆNH ÁN MINH HỌA


1. Bệnh án minh họa 1


Bệnh nhân nam 42 tuổi, tiền sử chưa phát hiện bệnh gì đặc biệt. Bệnh nhân đang chơi cầu lông, kêu mệt sau đó đột ngột mất ý thức, tiểu không tự chủ, chưa được xử trí gì đưa vào bệnh viện đa khoa Vinmec sau khoảng 10 phút. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đã NTH, được cấp cứu ngừng tuần hoàn 12 phút, sốc điện có tái lập tuần hoàn tự nhiên. Chuyển khoa cấp cứu A9 giờ thứ 1 (hình 1).


Hình 1 giấy chuyển viện của bệnh viện Vinmec Bệnh nhân đến khoa cấp cứu A9 1


Hình 1: giấy chuyển viện của bệnh viện Vinmec


Bệnh nhân đến khoa cấp cứu A9 trong tình trạng hôn mê sâu (Glasgow 4 điểm), thở ngáp, huyết áp duy trì được bằng Adrenalin, đồng tử 2 bên 4 mm,


PXAS yếu. Bệnh nhân được hồi sức tích cực bằng thở máy, duy trì vận mạch, hội chẩn bác sỹ tim mạch có chỉ định chụp ĐMV cấp cứu, kết quả tắc hoàn toàn LAD1, 80% RCA, được đặt 2 stent (1 stent LAD1, 1 stent RCA) (hình 2). Bệnh nhân được điều trị kiểm soát thân nhiệt theo đích 33°C trong 24 giờ bằng catheter làm lạnh nội mạch 3 bóng vào giờ thứ 3,5 sau NTH. Quá trình hạ thân nhiệt diễn ra thuận lợi, đạt nhiệt độ đích sau 6 giờ, duy trì ổn định 33°C trong 24 giờ, làm ấm chậm tốc độ 0,25°C/ giờ, rewarming tới 37°C trong 18 giờ. Ngày điều trị thứ 4, sau khi kết thúc hạ thân nhiệt, ý thức bệnh nhân phục hồi dần. Bệnh nhân được rút ống NKQ vào ngày thứ 5, xuất viện vào ngày thứ 10, phục hồi hoàn toàn ý thức, vận động và trí nhớ (CPC 1) (hình 3,4).


Hình 2 kết quả can thiệp ĐMV của bệnh nhân Hình 3 Bệnh nhân trong quá trình 2


Hình 2: kết quả can thiệp ĐMV của bệnh nhân



Hình 3 Bệnh nhân trong quá trình điều trị hạ thân nhiệt Hình 4 Bệnh nhân hồi 3

Hình 3: Bệnh nhân trong quá trình điều trị hạ thân nhiệt


Hình 4: Bệnh nhân hồi phục tốt và chuẩn bị ra viện (ngày điều trị thứ 8)


2. Bệnh án minh họa 2


Bệnh nhân nam 83 tuổi, tiền sử THA, ĐTĐ 20 năm, HPQ > 30 năm, điều trị thường xuyên bằng thuốc xịt giãn phế quản. 3 ngày trước vào viện, bệnh nhân xuất hiện khó thở nhiều tăng dần, xịt thuốc không đỡ. Ngày 10/12/2017 trên đường vào Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng, bệnh nhân mất ý thức, ngừng thở, được ép tim trên xe vận chuyển khoảng 10 phút (con bệnh nhân là bác sỹ). Bệnh nhân vào viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng trong tình trạng đã NTH, nhịp tim cơ bản là vô tâm thu, được cấp cứu NTH 10 phút có tái lập tuần hoàn tự nhiên. Bệnh nhân được đặt ống Nội khí quản, thở máy, duy trì Adrenalin chuyển Bệnh viện Bạch Mai giờ thứ 4 trong tình trạng hôn mê sâu Glasgow 3 điểm, đồng tử 2 bên 3 mm, PXAS yếu, mất phản xạ thân não, huyết áp duy trì được bằng vận mạch, phổi nhiều rale co thắt 2 bên, điện tim và siêu âm tim không gợi ý Hội chứng vành cấp. Bệnh nhân được chỉ định điều trị kiểm soát thân nhiệt chỉ huy đích 33°C trong 24 giờ bằng catheter nội mạch 3 bóng.

Quá trình hạ thân nhiệt diễn biến thuận lợi, đạt đích 33°C sau 2 giờ, duy trì 33°C ổn định trong 24 giờ, làm ấm chậm 0,25°C/ giờ, sau 15 giờ đạt đích 37°C. Bệnh nhân được kiểm soát rét run tốt bằng thuốc an thần, giãn cơ, magie sulfat truyền TM. Kết thúc máy hạ thân nhiệt sau 3 ngày, Bệnh nhân được cắt thuốc an thần, giãn cơ sau khi đạt đích 37°C, ý thức có dấu hiệu phục hồi (Glasgow 8 điểm), xuất hiện cơn co giật toàn thể (Điện não đồ có sóng động kinh kịch phát), Bệnh nhân tiếp tục được gây mê tĩnh mạch, duy trì thuốc chống động kinh (depakin, tegretol). Ngày thứ 5, kiểm soát tốt được các cơn co giật, ý thức cải thiện tốt hơn (Glasgow 12 điểm), Bệnh nhân được rút ống Nội khí quản, thở hỗ trợ bằng oxy làm ẩm dòng cao qua canun mũi (HHFNC) (hình 1). Ngày điều trị thứ 12, ý thức bệnh nhân hồi phục tốt, Glasgow 15 điểm, phục hồi tốt vận động, ngôn ngữ và trí nhớ. Bệnh nhân được xuất viện về tập phục hồi chức năng tiếp tục tại BV đa khoa Quốc tế Hải phòng (hình 2).




Hình 1: Ngày điều trị thứ 5, ý thức có phục hồi, rút NKQ thở HHFNC




Hình 2: Bệnh nhân ngày ra viện (ngày thứ 12)


PHỤ LỤC 1: PHÁC ĐỒ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG MÁU

- Kiểm soát đường máu ở mức trung bình (duy trì đường máu 4,0 mmol/L - 10 mmol/L) theo khuyến cáo của hội hồi sức Châu Âu 2015 [49].

- Một số tiêu chuẩn:

o Tăng đường máu khi đường máu mao mạch > 11 mmol/L

o Hạ đường máu khi đường máu mao mạch < 3,9 mmol/L

o Hạ đường máu nặng khi đường máu mao mạch < 2,2 mmol/L

- Bệnh nhân được theo dõi đường máu mao mạch 3 giờ/ lần nếu đường máu bình thường. Theo dõi đường máu mao mạch 1 giờ/lần nếu có tăng đường máu và được truyền Insulin theo phác đồ.

- Truyền Insulin tĩnh mạch bơm tiêm điện (đơn vị/giờ) khi đường máu > 11 mmol/L và Kali máu > 3,5 mmol/L. Nếu hạ kali máu, cần bù kali trước, khi Kali máu > 3,5 mmol/L bắt đầu truyền Insulin. Xử trí cấp cứu hạ đường máu bằng Glucose 20%.

PHÁC ĐỒ CHỈNH LIỀU INSULIN TRUYỀN TĨNH MẠCH TẠI KCC

Bảng 2.1. Phác đồ insulin cầm tay tại khoa cấp cứu


Nồng độ đường huyết (mmol/L)

Liều Insulin (đơn vị/ giờ)

< 7

Ngừng

7 – 8,2

0,2

8,3 – 9,5

0,5

9,6 – 11,0

1

11,1 – 14,0

2

14,1 – 17,0

3

17,1 – 20

4

>20

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.



I. Hành chính

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU


1. Họ và tên:……………………………………….Tuổi:………..Giới:….....

2. Chiều cao:…………..(cm) Cân nặng:…………(kg).

3. Mã bệnh án:…………………………… Mã lưu trữ:………………. ....... 4. Địa chỉ:………………………………………………………………......... 5. Số điện thoại liên lạc…………………………………………………........

…………………………………………………………....................... ......

6. Ngày vào khoa cấp cứu:……/….../…..........................................................

7. Ngày ra viện:……/……./…….Ngày chuyển khoa (tuyến dưới): …../.../ ...

8. Số ngày nằm viện……………..Số ngày điều trị tại khoa cấp cứu……… ..

II. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu

2.1 Tiền sử: …………………………………………………………………….


Khỏe mạnh


Bệnh mạch vành


Suy tim


THA


ĐTĐ


Suy thận mạn


Xơ gan


COPD


2.2 Bệnhsử

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2.3 BV khác chuyển đến…………………...Khoa cấp cứu A9………………... 2.4 Chẩn đoán…………………………………………………………………

.......................................................................................................................

.............................................................................................................................

2.5 Nguyên nhân ngừng tuần hoàn


Do Tim


Không do tim


Không rõ


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2024