- Đồ thị phân tích kết cấu của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Đồ thị phân tích kết cấu của tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
- Đồ thị phân tích kết cấu của nguồn vốn.
- Đồ thị phân tích kết cấu của nợ phải trả.
- Đồ thị phân tích kết cấu của vốn chủ sở hữu.
- Đồ thị phân tích biến động của doanh thu - chi phí – lợi nhuận.
- Đồ thị phân tích tốc độ tăng / giảm của doanh thu- chi phí – lợi nhuận.
- Đồ thị phân tích kết cấu doanh thu – chi phí – lợi nhuận.
- Đồ thị phân tích kết cấu doanh thu – chi phí – lợi nhuận công ty cổ phần ôtô Hàng Xanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Huyndai Nam Việt - 1
- Phân Tích Biến Động Doanh Thu- Chi Phí- Lợi Nhuận
- Phân Tích Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn
- Một Số Tình Hình Kinh Doanh Và Phương Hướng Hoạt Động
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Đồ thị biểu diễn tỷ số thanh toán hiện thời.
- Đồ thị biểu diễn tỷ số thanh toán nhanh.
- Đồ thị biểu diễn tỷ số nợ.
- Đồ thị biểu diễn khả năng thanh toán lãi vay.
- Đồ thị biểu diễn vòng quay tồn kho.
- Đồ thị biểu diễn hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
- Đồ thị biểu diễn vòng quay tổng tài sản.
- Đồ thị biểu diễn doanh lợi tiêu thụ.
- Đồ thị biểu diễn doanh lợi tài sản.
- Đồ thị biểu diễn doanh lợi vốn tự có.
LỜI MỞ ĐẦU
Đứng trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, toàn cầu hóa trở thành đề tài nóng bỏng ở bất cứ quốc gia nào. Nước ta với nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chính sách và định hướng phát triển phù hợp.
Trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đang mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội lẫn thách thức mới . Việc tăng cường hợp tác với các quốc gia trên thế giới, tham gia các tổ chức ASEAN, AFTA… như trước đây thì việc gia nhập WTO đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hòa nhập cùng với sự phát triển chung của thị trường thế giới với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Cùng với sự phát triển của thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cập nhật và thay đổi phương thức quản lý phù hợp để đáp ứng kịp thời với những thách thức và cơ hội mới. Trong đó phương thức cổ phần hóa doanh nghiệp hiện nay đang được các doanh nghiệp tiếp cận và đẩy mạnh.
Tiến trình cổ phần hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải coi trọng việc quản lý tài chính nhằm có những định hướng, biện pháp phát triển phù hợp. Quản lý tài chính là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính, quản lý công nợ của khách hàng, của các đối tác để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo. Vì vậy quản lý tài chính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đánh giá và phân tích tình hình tài chính giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm được tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến kết quả lời, lỗ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh. Từ đó phát hiện những cơ hội đầu tư, tận dụng và phát huy những ưu thế cũng như tránh được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, phân tích tình
hình tài chính còn là cơ sở để các nhà đầu tư hoặc người cho vay ra quyết định đúng đắn.
Công ty TNHH Ôtô Hyundai Nam Việt là công ty nhập khẩu ôtô được ủy quyền của tập đoàn ôtô Hyundai Hàn Quốc tại Việt Nam và hiện đang trong tiến trình chuyển đổi để trở thành công ty cổ phần. Vì vậy phân tích tình hình tài chính, hoạch định những phương thức quản lý phù hợp đang được công ty tiến hành, và đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Ôtô Hyundai Nam Việt” đã được thực hiện bước đầu từ những nhu cầu thực tiễn tại công ty.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là phương pháp xử lý các số liệu có trong báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho người ra quyết định.
1.1.2 Ý nghĩa
Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hoạt động phân tích tài chính có tác dụng:
- Giúp doanh nghiệp tự đánh giá được thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát triển hay khắc phục, cải tiến quản lý.
- Phát huy mọi tiềm năng của thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
- Là cơ sở để đưa ra những quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn.
- Dự báo, đề phòng, hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh.
Những đối tượng sử dụng kết quả của phân tích tài chính:
Đối với nhà quản trị:
Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do các nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành, do có thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà
phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất.
Phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của ban tổng giám đốc cũng như của giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần…
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với nhà đầu tư:
Phân tích tài chính để có quyết định đầu tư, liên doanh… Nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp với hy vọng đạt được mức lợi nhuận nhất định tương ứng với mức rủi ro mà họ dự định gánh chịu. Việc phân tích tài chính sẽ giúp nhà đầu tư đi đến quyết định đầu tư vào những dự án có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất, với mức lợi nhuận tương xứng với mức độ mạo hiểm mà nhà đầu tư có thể gánh chịu trong trường hợp đầu tư không lợi nhuận.
Đối với các cổ đông:
Các cổ đông- là cá nhân hoặc doanh nghiệp- quan tâm trực tiếp đến tính toán các giá trị của doanh nghiệp vì họ đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể phải chịu rủi ro. Phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nơi có phần vốn góp của mình để có các quyết định đầu tư, kinh doanh hay rút vốn…
Đối với người cho vay:
Nếu phân tích tài chính được phát triển trong các ngân hàng khi ngân hàng muốn đảm bảo về khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, thì phân tích tài chính cũng được các doanh nghiệp cho vay, ứng trước hoặc bán chịu sử dụng.
Phân tích tài chính đối với những khoản nợ dài hạn khác với những khoản cho vay ngắn hạn.
- Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
- Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh lời này.
Đối với các cơ quan khác:
Các cơ quan khác như thuế, thống kê, cơ quan quản lý cấp trên và các công ty phân tích chuyên nghiệp cần phân tích để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3 Nhiệm vụ
Với ý nghĩa trên thì nhiệm vụ của phân tích tài chính bao gồm những nội dung
sau:
- Đánh giá kết quả tình hình tài chính.
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp.
- Đánh giá việc sử dụng vốn và nguồn vốn như xem xét việc phân bổ nguồn vốn có hợp lý không, xem xét mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thừa, thiếu vốn.
- Đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Đánh giá nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng từ đó khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.4 Mục tiêu
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu chủ yếu là cung cấp được đầy đủ những thông tin hữu ích, cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như các nhà đầu tư, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những người sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có những quyết định đúng đắn khi đầu tư hay cho vay… thông qua việc đánh giá các
chỉ số, sự lưu thông của dòng tiền, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.2.1 Phương pháp so sánh
- So sánh sự biến động của số liệu, còn gọi là so sánh theo chiều ngang trong phân tích để đánh giá sự tăng giảm của số liệu qua thời gian, đồng thời so sánh tốc độ tăng giảm của số liệu.
- So sánh sự thay đổi kết cấu của từng số liệu, còn gọi là so sánh theo chiều dọc trong phân tích để thấy được sự tăng giảm của kết cấu trong bảng số liệu.
- So sánh tình hình tài chính của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn. Từ đó có những định hướng phát triển phù hợp.
1.2.2 Phương pháp tỷ số
Đây là phương pháp xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong một báo cáo hay giữa các chỉ tiêu trong những báo cáo khác nhau. Từ đó có thể chỉ ra mối quan hệ nội tại giữa các khoản mục.
1.3 TÀI LIỆU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định mô tả tài sản và nguồn hình thành tài sản. Do đó nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý kinh tế tài chính trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và chia làm hai phần:
- Phần bên trái – Tài sản, phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh ở bên phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế và công dụng của từng loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.