Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 7


3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Với nghiệp vụ tín dụng thì các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chính là những người tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng và hiệu quả tín dụng của Chi nhánh. Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đến đâu thì công việc thẩm định này cũng không tránh khỏi sự đánh giá chủ quan của các cán bộ tín dụng. Họ là người lựa chọn phương pháp thẩm định nào là hiệu quả, đưa ra chỉ tiêu nào để xem xét dự án, đồng thời cũng là người quyết định sau cùng việc doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn cho vay hay không. Thẩm định tín dụng chỉ là việc xác định tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh, chứ phương án đó chưa được thực hiện và chưa thể chắc chắn về lợi nhuận hay hiệu quả mà nó mang lại. Do đó, nếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao thì chất lượng thẩm định sẽ cao, đồng nghĩa với mức rủi ro trong công tác thẩm định sẽ giảm.

Từ yêu cầu trên, Chi nhánh nên tập trung vào công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tín dụng một cách toàn diện, bởi trình độ của các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính, tín dụng mà còn bao gồm cả những lĩnh vực khác, chẳng hạn như mảng nghiên cứu thị trường, công nghệ thông tin, các vấn đề kỹ thuật… Bên cạnh yêu cầu về nghiệp vụ, yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp và sự nhạy bén trong công việc luôn được đề cao, nó giúp cho các cán bộ có thể dễ dàng nhận biết được những điều mà doanh nghiệp cố tình che đậy. Do đó, Chi nhánh không những thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.

Một vấn đề nữa mà Chi nhánh cũng cần lưu tâm về đội ngũ nhân viên của mình, đó là đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay vấn đề này càng được ưu tiên hàng đầu, bởi nghiệp vụ chuyên môn dù giỏi đến mấy nhưng thiếu phẩm chất đạo đức thì sẽ làm sai lệch kết quả thẩm định tín dụng, gây thiệt hại cho Chi nhánh. Do đó công tác quản lý nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn nữa bằng cách thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra và giám sát nội bộ, theo thường lệ sẽ kiểm tra hoạt động thẩm định tín dụng của từng cán bộ, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc của những cán


bộ này. Đồng thời cũng áp dụng những biện pháp kỷ luật cho những cán bộ không làm tròn trách nhiệm, thậm chí điều chuyển những người thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và uy tín của Chi nhánh.

3.2.4. Thành lập một Tổ Kiểm tra kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh trực thuộc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ dù đặt trụ sở độc lập với các chi nhánh nhưng việc kiểm tra, kiểm soát tất cả các chi nhánh trong “Cụm 14” là Chi nhánh Vietinbank Quảng Bình, Chi nhánh Quảng Trị, Chi nhánh Thừa Thiên Huế và Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế là khá nặng nề, việc kiểm tra, kiểm soát chỉ trên mạng nội bộ, khó để giám sát trực tiếp hồ sơ và quy trình ở Chi nhánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Do đó, để kiểm tra, kiểm soát trực tiếp Chi nhánh, nên thành lập một tổ Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh trực thuộc. Số lượng nhân viên ở Tổ này không nên quá nhiều, chỉ nên từ 2 đến 3 nhân viên tùy thuộc quy mô của từng Chi nhánh. Nhưng tổ này phải trực thuộc sự chỉ đạo, chịu sự kiểm tra giám sát của Phòng kiểm tra kiểm soát khu vực để đảm bảo sự tách bạch, độc lập trong công tác kiểm tra hồ sơ, kiểm tra quy trình của công tác thẩm định tín dụng và quy trình cho vay. Tổ kiểm tra kiểm soát này đặt tại Chi nhánh nên có thể kiểm tra trực tiếp hồ sơ, đảm bảo tâm lý làm việc tích cực, hiệu quả của các nhân viên trong Chi nhánh và công việc kiểm tra này có thể kịp thời hơn so với việc không có Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 7

Với tác dụng đó, việc thành lập Tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ là rất cần thiết và hiệu quả khi Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế ngày càng mở rộng. Mới đây, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã quyết định thành lập tổ này để phục vụ tốt hơn trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác cho vay nói chung và thẩm định cho vay nói riêng.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài “Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” nhằm mục đích tăng cường công tác kiểm soát rủi ro nghiệp vụ thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Về cơ bản đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Hệ thống hóa phần lí thuyết cũng như cơ sở lí luận về hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại.

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm soát đối với việc ngăn ngừa rủi ro trong quy trình thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu kế toán thực tế, điều kiện thời gian nên đề tài vẫn còn một số hạn chế sau:

- Đề tài chỉ nghiên cứu trên giấy tờ, các quy định được xây dựng bởi Ngân hàng Viettinbank, chưa đi sâu vào thực tế thực hiện quy trình đó; có tiếp xúc với quy trình cho vay thực tế nhưng chưa đủ cơ sở để đi đến những kết luận cụ thể.

- Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro thẩm định còn ít và chưa cụ thể.

- Tìm hiểu thực trạng công tác kiểm soát công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp trên khía cạnh các yếu tố định tính mà chưa phân tích các yếu tố định lượng để làm rõ các thủ tục kiểm soát.

- Các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng và chưa có sự thẩm định kỹ càng qua thực tế.


2. Kiến nghị

Hệ thống kiểm soát ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Xây dựng một hệ thống kiểm soát thực sự hữu hiệu với các yếu tố vận hành nhịp nhàng không chỉ giúp ban giám đốc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của ngân hàng mà còn giúp ngân hàng thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, tôi đã có cơ hội tìm hiểu quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp cũng như hệ thống kiểm soát và các thủ tục kiểm soát áp dụng trong quy trình đó. Do giới hạn về năng lực cũng như thời gian và không gian nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Từ những kết luận trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện đề tài trên:

- Mở rộng nghiên cứu toàn bộ nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Vietinbank

- Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế để có thể đánh giá được tổng quan về hệ thống kiểm soát trong Chi nhánh. Nếu có điều kiện thì có thể nghiên cứu hệ thống kiểm soát của các ngân hàng có quy mô tương tự trên địa bàn làm cơ sở để đánh giá và so sánh tốt hơn.

- Xây dựng một hệ thống tiêu chí cụ thể làm cơ sở đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể giúp Chi nhánh hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng.

Nếu thực hiện được những điều trên thì kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn, phục vụ tốt hơn cho yêu cầu quản lý và ra quyết định của Ban Giám đốc của Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. PGS.TS Nguyễn Văn Luân, 2007, Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị trường

tài chính, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Luật các tổ chức tín dụng ban hàng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật Các tổ chức tín dụng ban hành số 47/2010/QH12

3. Nguyễn Minh Kiều (2007) Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Trang 1048.

4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống Kê.

5. MBA, Martin Grimwood (2007), Sổ Tay Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Giao

thông Vận tải.

6. Hoàng Phê (1996), Từ điển Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hà Nội, Đà Nẵng.

7. Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế quốc dân.

8. GS.TS Nguyễn Quang Quynh và TS Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý Thuyết Kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Quy định về việc cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Mã số QĐ35.12/HĐQT- NHCT.

10. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức theo mô hình mới. Mã số QT 35.17/HĐQT-NHCT

Tiếng Anh

1. Frederic S.Mihkin, 2004, The Econimics of Money, Banking, anh Financial Markets.

2. Jones anh George (2003), Contemporaty Management, 3rd edition, MaGraw-Hill,

Irwin, New Yord.

3. Maciariello, J. and Kirby, C. (1994), Management Control Systems – Using Adaptive Systems to Attain Control, New Jersey, Prentice Hall.

Xem tất cả 62 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí