Lưu Đồ Luân Chuyển Hstd.đt Của Chương Trình Icdoc


- Bước 8: Trường hợp hội đồng tín dụng thuộc thẩm quyền NHCTVN: Cán bộ Phong QLRR đánh dấu Hồ sơ tín dụng điện tử trình NHCTVN giải quyết. Lãnh đạo Phòng QLRR thực hiện gửi Hồ sơ tín dụng điện tử về NHCTVN xem xét, giải quyết theo quy định.

- Bước 9: Thực hiện tín dụng: cán bộ Phòng Khách hàng đưa Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, các chứng từ giải ngân, văn bản điện tử khác theo quy định vào Hồ sơ tín dụng điện tử.

- Bước 10: Đóng Hồ sơ tín dụng điện tử: Lãnh đạo Phòng khách hàng thực hiện

đóng HSTD.ĐT theo quy định.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Hoàng Thị Kim Thoa


Sơ đồ 2.2: Lưu đồ luân chuyển HSTD.ĐT của chương trình iCdoc

Phòng KH/ PGD Phòng QLRR/ NCVĐ Cấp có thẩm quyền Phòng KH Phòng QRRRTĐ.ĐT Cấp có thẩm quyền


Bổ sung

KS

Duyệt

Giao viêc

Kiểm soát

Nhận

Giao

viêc

Kiểm

soát

Giải

quyết

Quyết

định

Giao

viêc

Kiểm

soát

Giải

quyết

Quyết

định

Phối

hợp

Xem

Xem

Xem

Tạo/ bổ sung

Nhận

Y/c bổ sung

Nhận

Thực hiện

Khai báo/ giám sát

Giải quyết

Khai báo/ giám sát


(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề)


d) Các thủ tục kiểm soát trong quy trình thẩm định

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề tại Chi nhánh là bộ phận kiểm tra, kiểm soát quy trình thẩm định; triển khai và áp dụng quản lý rủi ro tác nghiệp bằng mô hình tổ chức các chốt kiểm soát nội bộ, pháp chế, hậu kiểm, kiểm tra giám sát chéo một cách toàn diện theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phòng QLRR&NCVĐ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh và chịu trách nhiệm trực tiếp trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng từ khi diễn ra đến khi kết thúc. Do đó, Phòng QLRR&NCVĐ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Ở cấp độ cao hơn có Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ cụm trực thuộc Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, hoạt động độc lập, có trụ sở riêng tác biệt với các Chi nhánh trực thuộc. Chi nhánh chịu sự kiểm tra của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Cụm 14, phòng này kiểm tra, giám sát các hoạt động thẩm định cho vay của các chi nhánh ngân hàng Công thương tại “cụm 14”: gồm 4 Chi nhánh là Ngân hàng Vietinbank tỉnh Quảng Bình, Ngân hàng Vietinbank Quảng Trị, Ngân hàng Vietinbank Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế . Phòng gồm 12 kiểm soát viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động, kinh doanh nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, quy trình và quy chế quản lý nội bộ, bảo đảm tính trung thực của các số liệu.

Phòng Kiểm soát nội bộ kiểm tra chi nhánh theo hai hình thức là thường xuyên hoặc chỉ định của Trụ sở chính.

- Kiểm tra thường xuyên: Phòng Kiểm soát nội bộ tiến hành kiểm tra hồ sơ và số dư các tài khoản trên chương trình iCdoc và INCAS để phát hiện thiếu sót, các trường hợp bất thường để gửi cảnh báo và yêu cầu Chi nhánh cung cấp văn bản giải trình về vấn đề liên quan. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành tới trực tiếp Chi nhánh để kiểm tra trên hồ sơ giấy hay các quy định để phát hiện các sai sót và rủi ro có thể xảy ra đến quy trình thẩm định.

- Kiểm tra theo chỉ định của Trụ sở chính: Trụ sở chính có thể yêu cầu Phòng Kiểm soát nội bộ tiến hành kiểm tra các khoản vay bất thường, những khách hàng quan trọng để công tác thẩm định khách quan và giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi nợ.


e) Quy trình kiểm tra giám sát công tác thẩm định cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp:

Quy trình kiểm tra giám sát công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp được trích trong “Quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng”11 của ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý các khoản vay thì Chi nhánh luôn thực hiện các thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa rủi ro trong quá trình cho vay. Trong quyết định cho vay, công tác thẩm định cho vay quyết định rất lớn đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng và là một yếu tố quan trọng để xác định cho vay hay không. Thủ tục kiểm soát công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp được thể hiện qua kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, công việc trước khi giải ngân. Cụ thể như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ cho

Phòng QLRR&NCVĐ

- CBTD trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quy định. Sau đó tiếp nhận, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn, báo cáo lãnh đạo phòng về tình trạng hồ sơ. Tùy thuộc đối tượng khách hàng (KHDN, KHCN) CBTD thực hiện kiểm tra các thủ tục về hồ sơ khác nhau:

- CBTD chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm cho bộ phận định giá của Phòng KHDN

để thực hiện định giá tài sản bảo đảm.

- Đối với khách hàng mới hoặc khoản vay phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập theo quy định thì CBTD phải gửi hồ sơ cho Phòng QLRR&NCVĐ (Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh doanh, hồ sơ tài sản bảo đảm, các Báo cáo tài chính của khách hàng…). Phòng QLRR&NCVĐ xem xét hồ sơ và đề nghị CBTD bổ sung hồ sơ, thông tin liên quan còn thiếu.


11 Quyết định 341/QĐ-NHCT35 ngày 13/03/2008: Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng


Lưu ý: Việc giao nhận hồ sơ đều có biên bản hoặc Phiếu luân chuyển hồ sơ theo mẫu. Lỗi được cán bộ phòng QLRR&NCVĐ lập theo Phiếu thông báo lỗi kèm theo biên bản kiểm tra.

Ví dụ:

Để rõ hơn về quy trình kiểm soát hoạt động thẩm định cho vay tại Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế ta hãy xem xét ví dụ sau:

Công ty A là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tọa lạc tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng và sản phẩm dệt may; Nhuộm và hoàn tất vải sợi; Kinh doanh thiết bị, nguyên liệu thuộc ngành dệt may và các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, nông lâm hải sản; Kinh doanh trang thiết bị văn phòng, thiết bị tạo mẫu thời trang, phương tiện vận tải và các thiết bị điện, điện tử; Kinh doanh địa ốc, khách sạn, nhà nghỉ. Tới Chi nhánh ngân hàng để vay vốn, nộp các hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn (được khách hàng lập theo biểu mẫu của ngân hàng –

Phụ lục 01).

- Biên bản hội đồng thành viên Công ty A.

- Báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty A.

- Báo cáo quyết toán thuế năm 2012 của Công ty A.

- Báo cáo phương án trả nợ.

- Hợp đồng mua hàng liên quan.

Nhìn chung các loại hồ sơ tài liệu khách hàng trình vay vốn đã đầy đủ về mặt số lượng và đảm bảo tính hợp lệ theo quy định của ngân hàng. Nếu khách hàng không nộp đủ hồ sơ liên quan thì cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của ngân hàng có thể chấp nhận những hồ sơ hiện có, sau đó yêu cầu Công ty cung cấp bổ sung thêm hồ sơ bổ sung.

Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn, phương án/dự án, biện pháp đảm bảo tiền vay và trình duyệt tờ thẩm định

a/ Thẩm định: CBTD và lãnh đạo Phòng Khách hàng doanh nghiệp tiến hành thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.


Căn cứ thẩm định: Căn cứ các tài liệu do khách hàng, Phòng giao dịch cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn và các thông tin từ các nguồn khác (CIC, cấp quản lý…)

Nội dung thẩm định bao gồm:

- Thẩm định khách hàng vay vốn:

Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

Mục đích sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Tính khả thi, xác thực và khả năng tài chính của khách hàng khi thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.

Khả năng thu hồi và nguồn trả nợ.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: CBTĐ kiểm tra tài sản thế chấp theo nội dung sau: Chủ sở hữu tài sản, chứng từ sở hữu tài sản, các điều kiện thế chấp, tình hình thực tế tài sản, giá trị tài sản, khả năng chuyển nhượng trên thị trường.

b/ Lập tờ trình thẩm định:

Người thực hiện: Cán bộ tín dụng

CBTD ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay hay không cho vay, các điều kiện kèm theo (nếu có) và trình Lãnh đạo Phòng khách hàng doanh nghiệp

c/ Kiểm soát và trình duyệt Tờ trình thẩm định:

Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Rà soát hồ sơ của CBTD, yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ.

- Ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình

người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Chuyển 01 bản sao Tờ trình thẩm định cho Phòng QLRR&NCVĐ để thẩm định tín dụng (trường hợp có thẩm định tín dụng).


Ví dụ:

- Vấn đề thẩm định năng lực tài chính:

Tùy từng khoản vay, từng đối tượng khách hàng mà Chi nhánh sẽ có những phương pháp thẩm định khả năng tài chính khác nhau, nhưng phải tuân theo từng bước trong quy trình thẩm định tín dụng.

Từ ví dụ thực tế của Công ty cổ phần A, phương pháp thẩm định tài chính tình hình tài chính của các cán bộ thẩm định Chi nhánh Vietinbank - Nam Thừa Thiên Huế. Với khoản vay ngắn hạn 2.410 triệu đồng mua dây chuyền sản xuất, toàn cảnh bức tranh tài chính của Công ty A đã được thẩm định như sau:

Bảng 2.8: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty A

Đơn vị tính:triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

1. Doanh thu thuần

1.015.086.632.163

1.170.995.100.323

2. Giá vốn hàng bán

918.217.862.806

1.035.588.944.698

3. Lợi nhuận gộp

96.868.769.357

135.406.155.625

4. Doanh thu từ HĐ tài chính

9.426.316.051

3.316.870.091

5. Chi phí tài chính

33.302.715.974

27.577.024.046

6. Chi phí quản lý DN

25.153.245.384

37.416.145.662

7. Lợi tức thuần từ hđ SXKD

20.639.297.360

35.163.280.945

8. Thu nhập khác

315.535.254

1.129.720.779

9. Chi phí khác

872.883.957

1.058.245.232

10. Lợi nhuận khác

(557.348.703)

71.475.547

11. Tổng lợi nhuận trước thuế

20.081.948.657

35.234.756.492

12. Thuế TNDN phải nộp

3.365.701.391

6.088.272.880

13. Lợi nhuận sau thuế

16.716.247.266

29.146.483.612

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 5

(Nguồn: Báo cáo thẩm định của CN Nam Thừa Thiên Huế đối với công ty A)


Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán của công ty A

Đơn vị tính: đồng


TT

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

A

TÀI SẢN

340.701.340.479

435.296.330.384

I

Tài sản ngắn hạn

219.286.771.360

296.064.542.861

1

Tiền

8.382.682.552

7.628.772.818

2

Các khoản phải thu

111.772.440.619

153.344.690.395


Phải thu KH

110.606.660.095

153.244.836.903


Trả trước cho người bán

2.748.792.730

1.798.394.315


Các khoản phải thu khác

2.153.077.712

2.333.019.661


Dự phòng khoản phải thu

(3.736.089.918)

(4.031056.484)

3

Hàng tồn kho

93.693.793.056

127.877.579.278

4

Tài sản ngắn hạn khác

5.437.855.133

7.213.500.370

II

Tài sản dài hạn

121.414.569.119

139.231.787.523

B

NGUỒN VỐN

340.701.340.479

435.296.330.384

I

Nợ phải trả

277.171.454.474

348.853.993.451

1

Nợ ngắn hạn

224.728.356.808

285.805.162.642

2

Nợ dài hạn

52.443.097.666

63.048.830.809

II

Nguồn vốn chủ sở hữu

63.529.886.005

86.442.336.933

1

Nguồn vốn kinh doanh

49.955.570.000

49.955.570.000

2

Lợi nhuận chưa phân phối

16.716.247.266

29.146.483.612

(Nguồn: Báo cáo thẩm định của CN Nam Thừa Thiên Huế đối với công ty A)


Bảng 2.10: Các hệ số tài chính của công ty A

ĐVT: Lần


I. Hệ số khả năng tài chính

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

Hệ số thanh toán ngắn hạn

Lần

0,98

1,04

Hệ số thanh toán nhanh

Lần

0,56

0,57

II. Tỷ suất tài trợ

%

18,65%

19,85%

III. Tỷ suất sinh lời




Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

%

26,3

33,7

Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu

%

1,6

2,5

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản

%

4,9

6,7

(Nguồn: Báo cáo thẩm định của Chi nhánh Vietbank - NTTH đối với công ty A)

Nhận xét:

a/ Về tài sản:

Tài sản ngắn hạn năm 2012 là 296.064 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng TS, tăng 76.778 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Tiền giảm 754 triệu đồng so với năm 2011; Các khoản phải thu tăng 41.572 triệu đồng, ở đây các khoản phải thu của khách hàng chủ yếu còn trong hạn thanh toán và không có nợ phải thu khó đòi. Hàng tồn kho tăng 34.184 triệu đồng so với năm 2011. Tài sản ngắn hạn khác tăng 1.776 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Qua đó nhận xét năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể nhưng lượng tiền mặt lại giảm đi chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp có giảm

Tài sản dài hạn năm 2012 là 138.213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32% trong tổng tài sản, tài sản cố định chủ yếu là phương tiện vận tải, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của công ty.

b/ Về nguồn vốn:

Nợ phải trả năm 2012 là 348.853 triệu đồng, chiếm 80% tổng nguồn vốn của Công ty, tăng 71.682 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 18% trên tổng nợ phải trả. Với tỷ lệ nợ này là khá cao, hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, nhưng với quy mô công ty


cổ phần thì sẽ không ảnh hưởng đáng kể. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 22.913 triệu đồng so với năm 2007.

Đánh giá về khả năng tài chính: Công ty có khả năng tài chính, có khả năng

thanh toán và trả nợ cao.

Về tình hình SXKD: Hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, khối doanh nghiệp dệt may ngày càng phát triển. Công ty có nhiều khách hàng quen thuộc và đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đảm bảo lợi nhuận của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu công ty tăng 155.909 trđ so với năm 2011 nhưng lượng tiền mặt giảm và các khoản phải thu tăng chứng tỏ Doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu và vẫn gặp khó khăn trong thu hồi nợ vay. Đây có thể là những rủi ro ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ vay.

Nhìn chung, cán bộ tín dụng đã tính toán khá đầy đủ những chỉ tiêu trong quy trình tín dụng của Vietinbank để đánh giá khả năng tài chính của Công ty A. Ngoài ra, cán bộ thẩm định sẽ chấm điểm tín dụng khách hàng và tham khảo tình hình kinh doanh khách hàng qua nhiều nguồn khác nhau

Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định năng lực tài chính mà mục đích, phương án vay vốn, thì sẽ lập Báo cáo thẩm định và đề xuất duy trì giới hạn tín dụng khách hàng. Báo cáo này sẽ trình duyệt lãnh đạo Phòng khách hàng doanh nghiệp nhận xét rồi chuyển cho Phòng QLRR&NCVĐ thẩm định độc lập hoàn toàn về năng lực tài chính của khách hàng và thẩm định giá trị tài sản đảm bảo.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng

a/ Thẩm định rủi ro tín dụng và lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng:

Người thực hiện: Cán bộ phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Nghiên cứu hồ sơ, thẩm định rủi ro tín dụng, phối hợp với CBTD kiểm tra thực tế tình hình khách hàng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro.

Lập báo cáo kết quả thẩm định rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro, chịu trách nhiệm về các đề xuất của mình, ký trình Lãnh đạo phòng.


b/ Kiểm soát và chuyển báo cáo thẩm định rủi ro, ký và chuyển cho Phòng khách hàng doanh nghiệp.

Người thực hiện: Lãnh đạo phòng QLRR&NCVĐ

Kiểm tra, rà soát báo cáo thẩm định rủi ro, ký và chuyển cho Phòng khách hàng doanh nghiệp, trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Ví dụ:

Sau khi nhận được Báo cáo thẩm định của Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng QLRR&NCVĐ phân công cán bộ thẩm định phân tích kỹ hơn các tỷ số tài chính, các rủi ro tài chính của khách hàng có thể ảnh hưởng đến thu hồi nợ vay. Bên cạnh đó, phòng QLRR&NCVĐ sẽ thẩm định phương án hoàn trả nợ vay mà mục đích vay vốn có phù hợp không.

Tiếp theo là vấn đề định giá tài sản đảm bảo. Việc định giá do ai chịu trách nhiệm là tùy thuộc vào mỗi Ngân hàng. Đối với Chi nhánh Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế, định giá tài sản đảm bảo do các cán bộ thẩm định của Phòng QLRR&NCVĐ đảm trách. Chị Nguyễn Ái Khánh Uyên, phó Phòng QLRR&NCVĐ tại Chi nhánh cho biết, có 2 cách để tính giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản: (1) tuân theo Khung giá của nhà nước hoặc (2) theo giá trị thị trường.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Chi nhánh Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế có quyền tự chủ trong việc quyết định cho vay cũng như việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các quyết định cho vay của Ngân hàng đều tính tới tài sản đảm bảo do tình trạng thông tin bất cân xứng: Chi nhánh không thể thu thập đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác về doanh nghiệp cũng như dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó đó. Do vậy, mặc dù tài sản đảm bảo không được coi là yếu tố quan trọng bằng uy tín của khách hàng cũng như tính khả thi của dự án kinh doanh, nhưng vẫn được đưa vào điều kiện cho vay nhằm giúp Chi nhánh giảm thiểu rủi ro tín dụng. Việc thẩm định tài sản đảm bảo bao gồm rất nhiều điều kiện, giấy tờ đi kèm mang tính ràng buộc đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.

Lấy ví dụ đối với trường hợp của Công ty cổ phần A, do tính chất khoản vay là mua sắm dây chuyền sản xuất, nên hình thức đảm bảo cũng có nét khác biệt. Ở đây,


Công ty đã dùng chính tài sản sẽ có trong tương lai làm vật thế chấp (Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai và một số tài sản khác). Do đó, ngoài Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được lập giữa Chi nhánh Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế và Công ty cổ phần A, hai bên còn lập thêm một số giấy tờ cần thiết khác để bảo đảm cho khoản tín dụng này như:

a/ Thông báo vay vốn Ngân hàng và phong tỏa thế chấp: được lập giữa Chi nhánh Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Thừa Thiên Huế. Thông báo này để đảm bảo chắc chắn rằng trong thời hạn vay vốn tại Chi nhánh, Công ty A sẽ không dùng tài sản hình thành từ vốn vay là chiếc xe ô tô để mang đi chuyển nhượng, biếu, tặng, cho, cầm cố, thế chấp, góp vốn… ở nơi khác.

b/ Biên bản định giá tài sản cầm cố, thế chấp: Nhằm xác định giá trị của tài sản tại thời điểm vay vốn để làm căn cứ tính mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay cho hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên. Đây không phải là giá trị được áp dụng khi xử lý tài sản.

c/ Giấy xác nhận tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng: Xác nhận việc tài sản đã được thế chấp hợp pháp tại Chi nhánh Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế theo quy định tại của Ngân hàng. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm.

d/ Phiếu nhập kho, xuất kho tài sản thế chấp, cầm cố: Ngoài việc chứng minh tài sản đã thuộc quyền kiểm soát của Ngân hàng Vietinbank, mọi giấy tờ sở hữu tài sản như Giấy đăng ký xe ô tô (bản gốc) cũng đã được Ngân hàng lưu giữ nhằm tránh việc Công ty A mang tài sản đi thế chấp, cầm cố hay tặng, cho…ở nơi khác.

Bước 4: Xét duyệt khoản vay

Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định cho vay: Giám đốc/ Phó

giám đốc (theo ủy quyền của Giám đốc).

a/ Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền quyết

định cho vay:

- Kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, tờ trình thẩm định của Phòng khách hàng doanh nghiệp, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng (nếu có).

- Ghi ý kiến đồng ý cho vay/không đồng ý cho vay vào tờ trình thẩm định cho vay.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022