Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 1


MỤC LỤC


Trang

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ i

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Kết cấu của đề tài 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI... 4

Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 1

1.1. Hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 4

1.1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 5

1.1.2. Khái quát về hoạt động thẩm định tín dụng tại NHTM 6

1.1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng tại NH 6

1.1.2.2. Mục đích thẩm định tín dụng tại ngân hàng 6

1.1.2.3. Những nội dung chính trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng 6

1.2. Kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 10

1.2.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại 10

1.2.2. Hệ thống kiểm soát 10

1.2.2.1. Khái niệm của kiểm soát 10

1.2.2.2. Các hoạt động trong kiểm soát quản lý 11

1.2.2.3. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến kiểm soát 13

1.2.3. Đặc điểm của hệ thống kiểm soát trong việc quản lý rủi ro thẩm định tín dụng tại NHTM 13


1.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tách thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – NAM THỪA THIÊN HUẾ 18

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 18

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietinbank – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 18

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 19

2.1.3. Các nguồn lực hoạt động của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 21

2.1.3.1. Tình hình về lao động 21

2.1.3.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 23

2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Vietinbank – chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế ...28

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN Nam Thừa Thiên Huế 28

2.2.1.1. Tình hình cho vay theo thời hạn của khách hàng doanh nghiệp 28

2.2.1.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 29

2.2.1.3. Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp .31

2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp 32

2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 33

2.2.2.1. Quy định liên quan thẩm định tín dụng 33

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 40


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI VIETINBANK –

NAM THỪA THIÊN HUẾ 58

3.1. Đánh giá việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng tại NH Vietinbank CN Nam Thừa Thiên Huế 58

3.1.1. Kết quả đạt được 58

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 61

3.1.2.1. Những tồn tại 61

3.1.2.2 Nguyên nhân 63

3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế 65

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 65

3.2.2 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay 66

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định 67

3.2.4. Thành lập một Tổ Kiểm tra kiểm soát nội bộ ở Chi nhánh trực thuộc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ 68

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1. Kết luận 69

2. Kiến nghị 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- NHTM : Ngân hàng Thương mại

- NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần

- TCTD : Tổ chức tín dụng

- NHNH : Ngân hàng Nhà nước

- PGD : Phòng giao dịch

- QLRR&NCVĐ : Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

- CBCNV : Cán bộ công nhân viên

- NHCV : Ngân hàng cho vay

- GHTD : Giới hạn tín dụng

- GHCV : Giới hạn cho vay

- HĐCĐ/ HĐQT : Hội đồng cổ đông/ Hội đồng quản trị

- KH : Khách hàng

- HĐTD : Hội đồng tín dụng

- TSC : Trụ sở chính

- HĐTD : Hợp đồng tín dụng

- HĐBĐ : Hợp đồng bảo đảm

- KHDN : Khách hàng doanh nghiệp

- CBTD : Cán bộ tín dụng

- CBTĐRR : Cán bộ thẩm định rủi ro

- INCAS : Incombank Advanced System

- HSTD.ĐT : Hồ sơ tín dụng điện tử


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại cho nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 22

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 25

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012 26

Bảng 2.4: Tình hình cho vay có tài sản đảm bảo của khách hàng doanh nghiệp 31

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn của khách hàng doanh nghiệp 32

Bảng 2.6: Quy định về thời gian thẩm định 36

Bảng 2.7: Công việc thẩm định tín dụng 37

Bảng 2.8: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty A 49

Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán của công ty A 50

Bảng 2.10: Các hệ số tài chính của công ty A 51


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Trang

Sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Vietinbank – CN Nam Thừa Thiên Huế 20

Sơ đồ 2.2: Lưu đồ luân chuyển HSTD.ĐT của chương trình iCdoc 44

Sơ đồ 2.3: Quy trình thẩm định tín dụng cho khách hàng (trích trong quy trình cấp

tín dụng) 57

Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo thời hạn 28

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 29

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế 30


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam được hình thành từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX và ngày càng thể hiện vị trí then chốt trong việc huy động vốn đầu tư, phân phối nguồn lực trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Với đặc điểm của các NHTM Việt Nam hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất. Trong đó, doanh nghiệp là đối tượng vay vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng tại các ngân hàng. Việc cho vay khách hàng doanh nghiệp không chỉ đem lại thu nhập cho ngân hàng, phát triển kinh tế của đất nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô thông qua các chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Theo P.Volker, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ đã từng phát biểu: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Qua nhận định trên cho thấy, rủi ro tín dụng là thực tế không thể tránh khỏi. Vì vậy, mục tiêu chính mà các NHTM hướng đến là làm sao giảm thiểu các rủi ro kiểm soát được, từ đó khống chế rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Để thực hiện điều này, ngân hàng phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát đầy đủ và hiệu quả.

Quá trình kiểm soát hoạt động cho vay phải được tiến hành trong suốt quy trình thực hiện, trong đó, kiểm soát việc thẩm định cho vay là bước sàn lọc đầu tiên. Trên thực tế, kiểm soát hoạt động cho vay nói chung và kiểm soát thẩm định cho vay nói riêng của các NHTM Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và còn có nhiều lỗ hổng cần được khắc phục.

Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đóng trên địa bàn phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi tập trung khá nhiều doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải hoàn thiện cho mình một cơ chế cho vay hợp lý,


gắn liền với các hoạt động kiểm soát thích hợp, đặc biệt là kiểm soát việc thẩm định tín dụng, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng như cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác kiểm soát rủi ro trong quy trình thẩm định cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện thêm nhằm hạn chế rủi ro trong thẩm định cho vay.

Xuất phát từ tình hình thực tế đó và trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm soát quy trình thẩm định cho vay tại Chi nhánh. Tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát.

- Nghiên cứu, tìm hiểu các bộ phận liên quan, trình tự thực hiện của công tác thẩm định tín dụng.

- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát đối với công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

- Nhận diện các rủi ro, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Chủ yếu là Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng Khách hàng doanh nghiệp.


- Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thu thập để làm căn cứ đề tài trong giai đoạn năm 2010 – 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng của công tác thẩm định tín dụng từ đó đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu thực tế tại Phòng kế toán, Phòng kinh doanh, Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề và các bộ phận khác của Ngân hàng Vietinbank Nam Thừa Thiên Huế để có cái nhìn tổng thể về công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Phương pháp quan sát: Quan sát công việc của nhân viên Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng Khách hàng doanh nghiệp và các bộ phận khác để thấy được công việc cụ thể của mỗi bộ phận, mỗi nhân viên.

- Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ hồ sơ cho vay, hồ sơ thẩm định thu thập được từ đó đánh giá công tác kiểm soát trong quy trình thẩm định cho vay tại ngân hàng Công thương – chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

5. Kết cấu của đề tài

PHẦN I – Đặt vấn đề

PHẦN II – Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại.

Chương 2: Đánh giá hoạt động kiểm soát trong việc thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam TTH

Chương 3: Góp phần hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Công thương – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế.

PHẦN III – Kết luận và kiến nghị


PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Hoạt động thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại

1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

- Khái niệm Ngân hàng thương mại

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Luân1: “Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có giới hạn hoạt động rất lớn và đa dạng: trước tiên là các hoạt động liên quan đến tín dụng, tiết kiệm, các tài khoản thanh toán; tiếp theo là thực hiện các chức năng tài chính đa dạng đối với tất cả các chủ thể kinh tế”.

Theo Frederic S.Míhkin2: “Ngân hàng là tổ chức tài chính với hoạt động chủ

yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng. Ngân hàng bao gồm các hình thức như NHTM, ngân hàng hợp tác, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, liên hiệp tín dụng. Ngân hàng là trung gian tài chính được con người sử dụng thường xuyên nhất”.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD)3: NHTM là loại hình tổ chức tín dụng

được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và



1 PGS.TS Nguyễn Văn Luân, 2007, Các nguyên lý tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2 Frederic S.Mihkin, 2004, The Econimics of Money, Banking, anh Financial Markets.

3 Luật các tổ chức tín dụng ban hàng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của Luật Các tổ chức tín dụng ban hành số 47/2010/QH12.


dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này

để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tóm lại, có thể nói rằng NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế hiện nay, đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

1.1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM

- Nghiệp vụ huy động vốn: Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng.

- Nghiệp vụ tín dụng: Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.

- Nghiệp vụ đầu tư: Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới.

- Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại: NHTM có thể tham gia mua bán ngoại tệ,

huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời.


Việc kinh doanh ngoại tệ còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu,...

- Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng: Dịch vụ chuyển tiền; Thu chi hộ tiền hàng; Nghiệp vụ uỷ thác; Mua bán hộ.

1.1.2. Khái quát về hoạt động thẩm định tín dụng tại NHTM

1.1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng tại NH

Theo TS Nguyễn Minh Kiều (2007)4: “Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng”.

Khi lập phương án kinh doanh do khách hàng thường mong muốn vay được vốn đã thổi phồng, ước lượng lạc quan về hiệu quả kinh doanh. Do vậy thẩm định tín dụng cần xem xét đúng thực chất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.2.2. Mục đích thẩm định tín dụng tại ngân hàng

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách khách quan và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng thể hiện ở những điểm sau:

Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư

mà khách hàng lập và nộp khi làm thủ tục vay vốn.

Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

1.1.2.3. Những nội dung chính trong thẩm định tín dụng tại ngân hàng

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là cung cấp thông tin để quyết định cho vay và giảm xác suất sai lầm dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực chất của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và ước lượng hay kiểm soát rủi ro ảnh hưởng khả năng


4 Nguyễn Minh Kiều (2007) Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022