Bộ Máy Tổ Chức Vietinbank – Cn Nam Thừa Thiên Huế


Với chiến lược bao quát thị trường, Chi nhánh Thừa Thiên Huế quyết định mở thêm phòng giao dịch Phú Bài tại thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy. Năm 2007, Phòng giao dich Phú Bài tách ra để hoạt động độc lập với tên gọi Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Phú Bài. Năm 2010 Chi nhánh đổi tên là Ngân hàng TMCP CT VN

– Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế. Hiện nay Chi nhánh có 3 phòng giao dịch là: PGD Lý Thường Kiệt, PGD Bà Triệu, PGD Cầu Hai.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm với NHTW và ngân hàng nhà nước. Phó giám đốc được giám đốc ủy quyền để quản lý, điều hành đơn vị trong phạm vi được ủy quyền.

- Phòng khách hàng cá nhân: Từng cán bộ được giao phụ trách từng địa bàn, từng ngành hay từng cơ quan, có chức năng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án trước khi quyết định vay, đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Có nhiệm vụ hướng dẫn KH doanh nghiệp làm hồ sơ vay, thẩm định dự án, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.

- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm về quản lý và xử ký các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu; Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; Thẩm định hoặc tái thẩm định KH dự án đề nghị cấp tín dụng…

- Phòng Kế toán giao dịch: Hoạt động chủ yếu là kế toán thanh toán, với vai trò quan trọng của kế toán là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của Ban giám đốc. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng và giao dịch KH


Ban Giám đốc

Phòng QLRR& NCVĐ

Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Phòng Kế toán giao dịch

Tổ Tiền tệ Kho quỹ

Phòng Tổ chức hành chính

Tổ Thẻ & Marketing

Tổ Thông tin Điện toán

Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt

Phòng giao dịch Bà Triệu

Phòng giao dịch Cầu Hai

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Vietinbank – CN Nam Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

- Phòng Tổ chức hành chính: Thuộc khối hổ trợ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc, với nhiệm vụ như tổ chức, bố trí cán bộ, luân chuyển cán bộ, thực hiện công tác hành chính liên quan đến cán bộ như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. Ngoài ra còn thực hiện chức năng hành chính của đơn vị.

- Tổ thẻ và marketing: Hoạt động chủ yếu về lĩnh vực thẻ, gồm thẻ ghi nợ nội địa E_Partner và thẻ tính dụng quốc tế Credium, đồng thời thực hiện chiến lược quảng cáo cho NH.

- Tổ ngân quỹ: Thực hiện những hoạt động liên quan đến thu chi, lưu trữ và quản lý tiền mặt cho NH.

- Tổ thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để bảo đảm thông suốt động của hệ thống mạng, may tính của chi nhánh.


- Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt, Phòng giao dịch Bà Triệu và Phòng giao dich Cầu hai: Là phòng giao dịch cấp 2, hoạt động chủ yếu là huy động vốn tiền gửi trong dân cư, tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng.

2.1.3. Các nguồn lực hoạt động của NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

2.1.3.1. Tình hình về lao động

Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng cần đổi mới một cách toàn diện phương thức hoạt động và nhân lực nhằm cung cấp đội ngũ nhân sự trẻ tuổi năng động và vững vàng về chuyên môn.

Qua bảng 2.1 ta có thể thấy số lượng lao động của Chi nhánh qua 3 năm 2010 - 2012 tăng lên về số số lượng và chất lượng. Tổng số lao động năm 2011 là 55 người, tăng 9 người so với năm 2010 (tương ứng với 19,56%). Đến năm 2012 số lượng lao động là 58 người, tăng thêm 3 người so với năm 2011 (tương ứng với 5,45%) vì lý do Chi nhánh ngân hàng mở rộng thêm các phòng giao dịch và mở rộng quy mô.

Về trình độ chuyên môn: Số lao động có trình độ đại học năm 2011 so với năm 2010 tăng 9 (người tương ứng với 19,56%), lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp không tăng thêm. Đến năm 2012, số lao động có trình độ đại học tiếp tục tăng thêm 3người so với năm 2011 (tương ứng với 5,45%), số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp không thay đổi. Trong 3 năm từ 2009 – 2011 số lao động có trình độ đại học luôn chiếm tỉ trọng cao hơn (80 – 90%) trong tổng số lao động. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do những năm về sau Vietinbank – Nam Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên (CBCNV), ưu tiên tuyển lao động có trình độ đại học và nâng cao nghiệp vụ cho những cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Đây là điều đáng mừng, vì để cạnh tranh với những đối thủ trên địa bàn thì ngoài các yếu tố về nguồn vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm thì vấn đề nhân lực cũng rất quan trọng.


Bảng 2.1: Tình hình lao động tại cho nhánh qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Người



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2010

2011

2012

2011/2000

2012/2011

SL

%

SL

%

SL

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao

động

46

100,00

55

100,00

58

100,00

9

19,56

3

5,45

1. Phân theo trình độ chuyên môn

Đại học

40

86,96

49

89,09

52

89.66

9

22,50

3

6,12

Cao đẳng, trung cấp

6

13,04

6

10,91

6

10,34

0

0,00

0

0,00

2. Phân theo giới tính

Nam

26

56,52

26

47,27

28

48,28

0

0,00

2

7,69

Nữ

20

43,48

29

52,73

30

51,72

9

45,00

1

3,45

3. Phân theo độ tuổi

Từ 23 - 30 tuổi

24

52,17

33

60,00

38

65,52

9

37,50

5

15,15

Từ 31 - 50 tuổi

14

30,43

14

25,45

13

22,41

0

0,00

(1)

(7,14)

Trên 50 tuổi

8

17,39

8

14,55

7

12,07

0

0,00

(1)

(12,5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 62 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh nam Thừa Thiên Huế - 3

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank – Nam TT Huế)

Xét về giới tính: Ta thấy trên bảng số liệu từ, chi nhánh chủ yếu tuyển dụng nữ giới, năm 2011 lao động nữ tăng lên 9 người (tương ứng 45%) so với năm 2010. Năm 2012 lao động nữ tăng 1 người (tương ứng 3,45%). Sở dĩ trong quá trình tiếp xúc với khách hàng ở những hoạt động kinh doanh, chi nhánh nhận thấy nữ giới có những thuận lợi hơn so với những đồng nghiệp nam về giao dịch, tư vấn và giao tiếp. Đặc biệt là đối với PGD, bộ phận rất quan trọng thực hiện nhiệm vụ huy động vốn.

Xét về độ tuổi: Theo bảng 2.1 số lao động của chi nhánh hiện nay có độ tuổi khá trẻ và năng động. Số lao động từ 23 – 30 tuổi đang dần tăng lên, số lao động trong độ tuổi trên 50 gần như không thay đổi.

Đối với hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công và phát triển. Vì vậy, Chi nhánh Vietinbank - Nam


TT Huế nói riêng luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Cùng với việc thực hiện tái cấu trúc bộ máy, Chi nhánh cũng đã thực hiện có hiệu quả chủ trương thu hút nhân tài và luân chuyển cán bộ điều hành; đồng thời từng bước hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự nhằm nâng cao trình độ quản lý, năng lực điều hành, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập của Ngân hàng.

2.1.3.2. Tình hình về tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh

- Tình hình tài sản, nguồn vốn:

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy rằng trong mục tài sản của ngân hàng, khoản mục đầu tư và cho vay luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng tưởng theo thời gian (chiếm hơn 60% tổng số tài sản của ngân hàng), vì đây chính là hoạt động chính của mọi ngân hàng. Năm 2011, khoản mục này đã tăng 211.670 trđ so với năm 2010 tương ứng với 74,00%. Nguyên nhân tăng do Chi nhánh đã tạo được niềm tin với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm của mình, công tác tiếp thị sản phẩm, thông tin truyền thông được thực hiện tốt nên nhiều doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng hơn. Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, cần có thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2012 khoản mục này tăng 297.676 trđ so với năm 2011, tương ứng là 59,81%. Nguyên nhân là do chi nhánh tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng về quan hệ tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp Phú Bài có nhu cầu vốn lớn để sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó bộ phận khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ cho nhu cầu cải thiện sinh hoạt và kinh doanh tăng mạnh.

Đối với khoản mục dự trữ và thanh toán tức dự trữ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại quỹ, tiền gửi tại TW,… năm 2010 là 95.994 trđ chiếm 29,29% trong tổng số tài sản của ngân hàng, đến năm 2011 đạt 109.488 trđ chiếm hơn 16,82%, tới năm 2012 là

130.486 trđ chiếm 13,48%. Mặc dù năm 2011 tăng nhiều hơn các năm khác nhưng tỷ lệ lại tăng ít hơn so với giá trị Tài sản Có tăng. Việc này là do Chi nhánh muốn hạ thấp khoản mục này xuống vì đây là khoản tiền không sinh lời, chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời của khách hàng.


Khoản mục thanh toán vốn của Chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản Có, năm 2010 là 2,01% và đến năm 2011 là 1,62%, năm 2012 là 1,31%. Sở dĩ như vậy vì đây là khoản mục được điều chuyển từ trung ương xuống và thanh toán cho các TCTD khác, chỉ góp 1 phần nhỏ vào năng lực tài chính của chi nhánh.

Nguồn vốn của Ngân hàng Công thương –Chi nhánh Nam TT Huế không ngừng tăng lên qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2010 là 473.034 trđ, trong đó vốn huy động chiếm 72,24% tổng nguồn vốn.

Đến năm 2011 đạt mức 651.079 trđ, tăng 37,64% so với năm 2010, đây là mức tăng rất cao và đáng ghi nhận, năm 2012 đạt mức 968.305 trđ, tăng 48,72% so với năm 2011. Ngoài vốn tự có thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân hay tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, kì phiếu. nguồn vốn huy động càng nhiều thì khả năng cho vay của ngân hàng càng cao, từ đó có thể mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, Vietinbank – Chi nhánh Nam TT Huế nói riêng đã đưa ra những chính sách chăm sóc hỗ trợ khách hàng, cũng như chính sách về lãi suất hấp dẫn.


Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2010-2012

ĐVT: triệu đồng


Chỉ Tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011/2010

Năm 2012/2011

GT

Tỷ số

GT

Tỷ số

GT

Tỷ số

+/-

%

+/-

%

I. Tổng tài sản

473.033

100,00

651.079

100

968.305

100,00

178.046

37.64

317.226

48,72

Dự trữ và thanh toán

95.994

20,29

109.488

16,82

130.486

13,48

13.494

14.06

20.998

19,18

Đầu tư và cho vay

286.026

60,47

497.696

76,44

795.372

82,14

211.670

74.00

297.676

59,81

Thanh toán vốn

9.495

2,01

10.546

1,62

12.642

1,31

1.051

11.07

2.096

19,87

Tài sản khác

81.518

17,23

33.349

5,12

29.805

3,08

(48.169)

-59.09

(3.544)

-10,63

II.Tổng nguồn vốn

473.033

100,00

651.079

100,00

968.305

100,00

178.046

37.64

317.226

48,72

Vốn huy động

341.709

72,24

422.225

64,85

662.475

68,42

80.516

23.56

240.250

56,90

Vốn điều hòa

131.324

27,76

228.854

35,15

305.830

31,58

97.530

74.27

76.976

33,64

(Nguồn: Phòng Khách hàng Vietinbank – Nam TT Huế)


Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011/2010

Năm 2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

A. Tổng Doanh thu

35.836

100

43.091

100

54.707

100

7.255

20,25

11.616

26,96

1, Thu lãi từ cho vay

34.800

97,11

40.111

93,08

46.018

84,12

5.311

15,26

5.907

14,73

2. Thu hoạt động dịch vụ

674

1,88

1.520

3,53

3.853

7,04

846

125,52

2.333

153,49

3. Thu lãi khác

362

1,01

1.460

3,39

4.836

8,84

1.098

303,31

3.376

231,23

B. Chi phí

33.537

100

39.255

100

48.948

100

5.718

17,05

9.693

24,69

1. chi phí huy động vốn

15.520

46,28

30.513

77,73

36.647

74,87

14.993

96,60

6.134

20,10

2. Chi cho nhân viên

6.000

17,89

6.322

16,10

6.843

13,98

322

5,37

521

8,24

3. Chi phí hao mòn tài sản

1.033

3,08

1.121

2,86

1.245

2,54

88

8,52

124

11,06

4. Chi phí hoạt động khác

10.984

32,7

1.299

3,31

4.213

8,61

(9.685)

-88,17

2.914

224,33

C. Lợi nhuận trước thuế

2.299


3.836


5.759


1.537

66,86%

1.923

50,13%

(Nguồn: Phòng Khách hàng Vietinbank – Nam TT Huế)


- Tình hình kết quả kinh doanh:

Về thu nhập: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tổng thu nhập đều tăng qua các năm. Từ năm 2010 sang 2011 tăng 20,25% (tương ứng với 7.255 trđ). Năm 2012, tăng 11.616 trđ tương ứng 26,96%. Trong đó thu nhập từ lãi cho vay luôn chiếm trên 90% tỷ trọng trong tổng thu nhập, cao nhất trong các khoản mục đầu tư của Ngân hàng. Thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 1,88%, tăng nhanh qua các năm, năm 2011 tăng 125,52% so với năm 2010, và tới năm 2012 thì tăng 2.333 trđ so với năm 2011. Thu lãi khác có xu hướng tăng rất nhanh nhưng vẫn chiếm rất nhỏ so với tổng doanh thu, năm 2011 tăng 303,31%% (tương ứng 1.0982 trđ) so với 2010 và năm 2012 tăng 231,23% (tương ứng với 3.376trđ. Như vậy ta có thể thấy thu nhập của Chi nhánh gia tăng hàng năm với tốc độ ổn định.

Về chi phí: Chi phí từ năm 2010 qua 2011 tăng 5.718 trđ (tương ứng với 17.05%), và đến năm 2012 tăng 9.693 trđ (tương ứng với 24,69%). Chi phí huy động vốn chiếm đến hơn 75% tỷ trọng, 2010/2009 giảm 50,29% (tương ứng 15.700 trđ). 2011/2010 tăng 94,28% (tương ứng với 14.633 trđ) Chi phí cho nhân viên chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí và cũng tăng qua các năm, năm 2010 tăng 71,43% so với năm 2009 và đến năm 2011 tăng 5,37% so với 2010. Do Chi nhánh đã mở thêm PGD ở Lăng Cô (2009), Cầu Hai (2010) và Lý Thường Kiệt (2011). Nhận thấy chi phí tăng đều qua các năm lý do vì chi phí lãi vay tăng theo mức huy động vốn (mức huy động vốn tăng nhanh) và chi phí lương nhân viên tăng tương ứng việc mở rộng quy mô và mở thêm các phòng giao dịch.

Về lợi nhuận: Năm 2010 lợi nhuận đạt 3.836 trđ tăng 66,86% (tương ứng với 1.537 trđ) so với 2009. Đếm năm 2012 lợi nhuận của Chi nhánh đã đạt được 5.793 trđ, tăng 50,13% (tương ứng với 1.923trđ). Nhìn chung, trong 3 năm 2009 – 2011, lợi nhuận của Chi nhánh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao (trên 50%), điều này cho thấy sau những giai đoạn khó khăn khi mới thành lập, Chi nhánh đã dần đi vào ổn định và hoạt động kinh doanh có hiệu quả.


2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTMCP Vietinbank – chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietinbank – CN Nam Thừa Thiên Huế

Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không thu được đầy đủ gốc hoặc lãi các khoản cho vay. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng là hoạt động cho vay. Ban lãnh đạo Viettinbank - chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế đã rất quan tâm tới việc hạn chế rủi ro tín dụng. Vì rủi ro tín dụng luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và chỉ có thể ngăn ngừa, hạn chế chứ không thể loại bỏ được nó.

2.2.1.1. Tình hình cho vay theo thời hạn của khách hàng doanh nghiệp


160,000


140,000


120,000


100,000

Ngắn hạn

80,000

Trung hạn

60,000

Dài hạn

40,000


20,000


-

2010

2011

2012


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo thời hạn

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Số liệu ở Biểu đồ 2.2 cho thấy dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Năm 2011 dư nợ tăng 12.765 trđ tương ứng 8,69% trđ so với năm 2010. Sang năm 2012 dư nợ vẫn tiếp tục mạnh, tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp là 303.748 triệu đồng, tăng 90,33% so với năm 2011.

Trong hoạt động cho vay thì cho vay dài hạn tại chi nhánh chiếm tỉ trọng khá

lớn trên tổng số doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2010 dư nợ


cho vay dài hạn đạt 83.846 trđ. Đến năm 2011 dư nợ có giảm 8.369 trđ (tương ứng giảm 9,98%) so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 tăng thêm 93,71%, dư nợ khách hàng doanh nghiệp đạt mức146.208 trđ. Điều này là tất yếu vì doanh nghiệp luôn có nhu cầu lớn về nguồn dài hạn. Dư nợ cho vay dài hạn chủ yếu tập trung cho những dự án lớn như: các công trình thủy điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam, các công ty trong khối dệt may Huế, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Phú Bài.

Cho vay ngắn hạn cũng tăng đều qua các năm. Năm 2011 dư nợ ngắn hạn là

67.567 trđ (tăng 37,33% so với năm 2010), và năm 2012 là 128.357 trđ ( tăng 89,79% so với năm 2011). Nguyên nhân tăng trưởng tín dụng ngắn hạn do trong năm Chi nhánh đẩy mạnh cho vay vốn lưu động vừa đảm bảo an toàn vừa thu hồi được vốn một cách nhanh chóng.

250,000

200,000

150,000

Nông, lâm, ngư nghiệp CN chế biến, xây dựng Thương nghiệp, dịch vụ

Các ngành khác

100,000

50,000

-

2010

2011

2012

Millions

2.2.1.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)


Theo Biểu đồ 2.3, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn (trên 60% so với tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp) và tăng nhanh theo các năm. Năm 2011 dư nợ đạt mức

108.013 trđ tương ứng với tăng 17,63% so với năm 2010. Năm 2012 tiếp tục tăng nhanh thêm 108.218 trđ, tương ứng với 50,05% so với năm 2011. Vì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, xây dựng có mối quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh nên doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, mặt khác các khách hàng trong nhóm ngành này đang đầu tư thêm để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm góp phần phát triển toàn diện nhanh chóng thị xã Hương Thủy. Nhận thức được tiềm năng phát triển của nhóm ngành, trong tương lai, Chi nhánh đã giải ngân nhiều dự án khả thi, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, vì vậy dư nợ nhóm ngành công nghiệp xây dựng tăng mạnh qua 3 năm.

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Các ngành khác

Thương nghiệp, dịch vụ

CN chế biến, xây dựng


Nông lâm ngư nghiệp


2010

2011

2012


Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cũng phản ánh rõ qua việc chuyển dịch cơ cấu cho vay từ nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại để phát huy thế mạnh của địa phương về du lịch và thương mại. Cụ thể, từ chỗ chỉ chiếm tỉ trọng dư nợ hơn 29% năm 2009 (tương đương

61.291 trđ) đến năm 2011, tỉ trọng dư nợ của nhóm ngành này đã đạt 43,61% (tương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022