chính NH Agribank VN và Chi nhánh NHNN trên địa bàn trong vòng 24 giờ. Những vụ mất tiền có dấu hiệu do kẻ gian đột nhập lấy cắp, cướp tài sản; do tham ô, lợi dụng (có yếu tố cấu thành tội phạm), phải giữ nguyên hiện trường báo cáo cơ quan công an.
2.2.4.3. Xử lý thiếu, mất do sơ suất trong nghiệp vụ.
Trường hợp do sơ suất trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển dẫn đến thiếu, mất TM, qua xác minh không có biểu hiện tham ô, lợi dụng tài sản thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Các Đơn vị thành lập Hội đồng xử lý thừa/thiếu tài sản để xử lý các vụ việc theo Quy chế tài chính của NH Agribank VN. Các thành viên của Hội đồng xử lý thừa/thiếu TM là những người không liên quan đến các vụ việc thừa/thiếu này.
2.2.4.4. Xử lý thiếu, mất do nguyên nhân chủ quan.
- Giám đốc Đơn vị và những người có trách nhiệm quản lý, giám sát, bảo quản an toàn TM, nếu không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra thiếu, mất tiền trong kho quỹ hoặc để cán bộ thuộc quyền quản lý tham ô, lợi dụng, lấy cắp tài sản thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật; có liên đới trách nhiệm vật chất đến vụ mất tiền, mất tài sản thì phải bồi hoàn; trường hợp nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Đối với cán bộ, nhân viên làm công tác kho quỹ, nếu tham ô, lợi dụng TM thì phải bồi thường 100% giá trị tài sản thiếu và buộc thôi việc; trường hợp nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.3. Rủi ro trong hoạt động thu chi TM.
- Hiện tượng thừa, thiếu trong quá trình thu chi TM do gian lận, biển thủ; Số Dtiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán.
- Chênh lệch TM tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ; Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng; Số dư quỹ TM âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu; Ghi lệch nhật kí chi tiền; số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền; Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.
- Chưa có biên bản tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kí của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê, biên bản được lập không hợp lệ.
- Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không thực hiện đúng theo quy trình, phiếu thu chi không đủ số liên theo quy định; Hạch toán thu chi TM không đúng kì;Có nhiều quỹ TM; Có nghiệp vụ thu chi TM với số tiền lớn, vượt quá định mức trong quy chế tài chính. Phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi tiền trước và sau ngày khóa sổ.
- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của Giám đốc đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh.
- Chi quá định mức TM theo quy chế tài chính của Ngân hàng nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của Giám đốc; Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang chuyển …); Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh; Không có báo cáo quỹ định kì, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.
- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán TM đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt; Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám đốc, kế toán trưởng.
- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ. Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.
- Chứng từ giao dịch không hợp lệ, không đầy đủ, không chính xác; Giao dịch không đúng người, đúng đối tượng. Các nghiệp vụ giao dịch không được ghi nhận, ghi nhận không đúng thời điểm, không có thật hay phân loại chưa hợp lý, tính toán không đúng.
- Rủi ro từ phía khách hàng: giả mạo chữ ký, cạo sửa số tiền, tiền giả…
2.4. Thực trạng hoạt động KSNB tại Agribank huyện A lưới.
2.4.1. Các nội dung cần xem xét và các thủ tục kiểm soát nội bộ cần thực hiện.
2.4.1.1 Phân công, phân nhiệm
Phân công, phân nhiệm là các thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo rằng một người không được đảm nhiệm nhiều công việc liên quan đến nhau:
Bảng 2.4: Thủ tục kiểm soát việc phân công, phân nhiệm
Cấp phép | Quản lý tài sản | Hạch toán | Thủ tục | |
Đóng mở tài khoản ký gửi của khách hàng | x | |||
Thực hiện các giao dịch thanh toán và nhận tiền gửi | x | |||
Phê duyệt việc gửi và rút các khoản tiền | x | |||
Hạch toán chi tiết các giao dịch | x | |||
Xử lý những giao dịch chưa được thực hiện, bị trả lại, những khoản bất thường. | x | |||
Kiểm tra những báo cáo về những khoản bất thường để cập nhật thông tin vào hồ sơ và vào thông tin giao dịch | x | |||
Phê duyệt việc truy cập các chương trình và xem hồ sơ dữ liệu về tiền gửi KH | x | |||
Kiểm soát việc thay đổi tên, điều chỉnh và những thay đổi khác trên hồ sơ chủ. | x | |||
Kiểm soát việc lập và gửi các bản kê tài khoản | x | |||
Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng | x | |||
Đối chiếu sổ chi tiết tiền gửi và lãi giao dịch với số liệu trên sổ cái | x | |||
Kiểm soát việc truy cập vào những tài khoản ngưng hoạt động trong thời gian dài và những tài khoản không địa chỉ | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động thu chi tm tại ngân hàng agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện alưới - 1
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động thu chi tm tại ngân hàng agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện alưới - 2
- Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Quy Trình Trong Hoạt Động Quản Lý Tm Tại Agribank Huyện A Lưới
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động thu chi tm tại ngân hàng agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện alưới - 6
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động thu chi tm tại ngân hàng agribank Việt Nam – Chi nhánh huyện alưới - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới)
2.4.1.2. Ủy quyền
Ủy quyền: Tất cả các giao dịch được thực hiện phải tuân theo sự ủy quyền chung và riêng của cấp quản lý cho từng trường hợp cụ thể. Tại NH Agribank chi nhánh A Lưới, việc ủy quyền được thực hiện đồng bộ và có cơ sở rõ ràng.
Bảng 2.5: Thủ tục kiểm soát việc ủy quyền
Thủ tục kiểm soát được thực hiện | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phê duyệt đóng, mở tài khoản và lập chứng từ chi tiết các điều khoản, trách nhiệm và việc ủy quyền từ phía KH | (Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới) 2.4.1.3. Sử dụng tài sản Sử dụng tài sản: Sử dụng tài sản và thông tin được thực hiện trong phạm vi cho phép và được ủy quyền của cán bộ cấp trên. Việc sử dụng tài sản là rất quan trọng. Bảng 2.6: Thủ tục kiểm soát việc sử dụng tài sản
(Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới) 2.4.1.4. Đối chiếu tài sản Đối chiếu tài sản: Các giá trị tài sản ghi sổ được so sánh với tài sản thực tế theo định kỳ. Tất cả các chênh lệch phát sinh sẽ được xử lý. Bảng 2.7: Thủ tục kiểm soát việc đối chiếu tài sản.
(Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới) 2.4.1.5. Hạch toán Hạch toán: Các nghiệp vụ được hạch toán để lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận và cho việc duy trì, đối chiếu, giải trình tài sản. Bảng 2.8: Thủ tục kiểm soát việc hạch toán
(Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới) 2.4.1.6. Xem xét thêm các kiểm soát bằng hệ thống vi tính Kiểm soát bằng hệ thống vi tính: Các thủ tục kiểm soát trong quản lý ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các kiểm soát nghiệp vụ thực hiện bởi máy tính và phần mềm máy tính. Bảng 2.9: Thủ tục kiểm soát trên hệ thống máy tính
(Nguồn: Phòng kiểm tra nội bộ Agribank huyện A Lưới) 2.4.2 Quy trình kiểm soát chứng từ trong hoạt động quản lý TM 2.4.2.1. Mục đích của việc kiểm soát chứng từ - Nhằm đảm bảo tính chính xác của nghiệp vụ kế toán phát sinh, đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng. - Đảm bảo sự phù hợp với những quy định của nhà nước, của NHNT VN. - Cụ thể trách nhiệm cùa từng nhân viên, từng bộ phận. - Đảm bảo an toàn số liệu. - Đánh giá được khả năng, năng lực công việc của từng nhân viên thực hiện các giao dịch, và xác định được bộ phận hay cá nhân làm sai quy trình nghiệp vụ 2.4.2.2. Quy trình kiểm soát chứng từ trong hoạt động quản lý TM (Theo QĐ 1000/QĐ-HĐQT-TCKT ngày 05/07/2011: Ban hành quy định về chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống NHNo&PTNTVN) 2.4.2.2.1. Luân chuyển chứng từ thu TM. Giao dịch viên phải thu đủ tiền trước khi hạch toán: - Giao dịch viên nhận chứng từ nộp TM vào ngân hàng được lập theo quy định của từng nghiệp vụ, các giấy tờ cần thiết khác theo quy định. - Sau khi kiểm soát chứng từ nộp tiền và các giấy tờ cần thiết khác do khách hàng xuất trình, Giao dịch viên tiến hành kiểm đếm để xác định số TM nộp vào quỹ, đảm bảo khớp đúng giữa bảng kê các loại tiền nộp với chứng từ nộp tiền. - Khi thu đủ TM vào quỹ, Giao dịch viên ký và đóng dấu “ Đã thu tiền” trên chứng từ nộp tiền, hạch toán vào chương trình giao dịch. Giao dịch viên in 1 liên “Chứng từ giao dịch”, ký và đóng dấu “Đã thu tiền” trả khách hàng. Trường hợp sử dụng “Chứng từ giao dịch” in ra làm chứng từ ghi sổ và đóng chứng từ, Giao dịch viên yêu cầu KH ký vào nơi quy định trên chứng từ. - Trường hợp vượt hạn mức của một Giao dịch viên: Giao dịch này được chuyển đến cho Giao dịch viên khác có hạn mức cao hơn để thực hiện. - Trường hợp thu TM tại quỹ chính: Giao dịch viên tiếp nhận, kiểm tra chứng từ thu TM của KH, chuyển cho thủ quỹ thu tiền. Thủ quỹ chính thu đủ tiền, ký trên chứng từ và đóng dấu “Đã thu tiền”, chuyển trả chứng từ cho Giao dịch viên thực hiện hạch toán giao dịch, đồng thời hạch toán xuất, nhập quỹ TM nội bộ giữa Giao dịch viên và quỹ chính. 2.4.2.2.2. Luân chuyển chứng từ chi TM. Giao dịch viên phải hạch toán trước khi chi tiền cho KH: - Giao dịch viên căn cứ chứng từ chi TM và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định, kiểm soát đảm bảo chứng từ được lập hợp pháp, hợp lệ, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng, kiểm tra tình trạng tài khoản của KH, hạch toán vào chương trình giao dịch. - Sau khi kiểm soát đúng, nếu giao dịch chi TM theo quy định phải qua kiểm soát thì phải chuyển chứng từ chi tiền cho kiểm soát viên ký trước khi chi tiền; Giao dịch viên lập bảng kê các loại tiền chi, yêu cầu KH ký nhận trên chứng từ chi TM và bảng kê các loại tiền chi, giao tiền, đóng dấu “Đã chi tiền” lên chứng từ chi TM, yêu cầu KH kiểm đếm tại quầy. In 1 liên “Chứng từ giao dịch”, ký, đóng dấu “Đã chi tiền” trả KH. Trường hợp sử dụng “Chứng từ giao dịch” in ra làm chứng từ ghi sổ và đóng chứng từ, Giao dịch viên yêu cầu KH ký vào nơi quy định trên chúng từ. - Trường hợp vượt hạn mức của một Giao dịch viên: Giao dịch này được chuyển đến Giao dịch viên khác có hạn mức giao dịch cao hơn để thực hiện. - Trường hợp chi TM tại quỹ chính: Sau khi Giao dịch viên kiểm soát chứng từ chi tiền, hạch toán giao dịch và ký trên chứng từ chi tiền, chứng từ chi tiền được chuyển sang quỹ chính chi tiền cho KH, giữa quỹ chính và Giao dịch viên thực hiện giao dịch này thực hiện xuất, nhập quỹ nội bộ. Sau đó, thủ quỹ chính ký, đóng dấu “Đã chi tiền” trên chứng từ chi tiềnvà chuyển trả chứng từ cho Giao dịch viên đã hạch toán giao dịch - Đối với giao dịch chi TM theo quy định phai qua kiểm soát và phê duyệt thì phải chuyển chứng từ chi tiền cho kiểm soát viên và Người phê duyệt ký trước/trong hoặc sau khi chi tiền tùy theo từng nghiệp vụ cụ thể. CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KSNB ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU CHI TIỀN MẶT TẠI NH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN A LƯỚI. 3.1. Ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB. 3.1.1. Về hệ thống KSNB tại NH Agribank nói chung Ưu điểm: - Như vậy, có thể thấy rằng bộ phận Kiểm tra nội bộ đã làm công tác của mình một cách có hiệu quả. Nhìn chung, hệ thống KSNB đã phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa các sai phạm xảy ra. Trong những năm vừa qua, những rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã được quản lý tốt. Đặc biệt khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh là càng có nguy cơ bộc lộ một cách rõ nét nhất thì hệ thống KSNB như là một “bức tường lửa” ngăn chặn những “con vi rút” lây lan. - Với đội ngũ lao động có trình độ Đại học và trên Đại học thường xuyên được tổ chức tập huấn, đào tạo, ban kiểm soát nội bộ đã có một vị thế quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại. - Việc đẩy mạnh công tác KSNB với mục tiêu quan trọng là xây dựng được hệ thống để tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn, và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều rất nhiều rủi ro nhưng bộ phận Kiểm tra nội bộ đã có những sáng kiến để phát hiện những rủi ro này. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp chấn chỉnh, đã giúp ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao hơn, thủ tục đơn giản hơn, dịch vụ tốt hơn và mức độ tin cậy cao hơn với mục đích là cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính một cách tốt nhất cho KH. - Agribank được giới đầu tư đánh giá là một trong những ngân hàng có tính minh bạch cao và quản trị tốt. Việc nâng cao chất lượng quản trị và kiếm soát rủi ro tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhược điểm: Thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, vì vậy, những hạn chế của hệ thống KSNB ở Agribank cũng là những vấn đề còn tồn tại trong các tổ chức, DN, đặc biệt là trong ngành ngân hàng ở nước ta. Những tồn tại đó là: - Mặc dù đã được ngày càng cải tiến về mặt chất lượng, nội dung, phương pháp nhưng nhìn chung thì hệ thống KSNB chưa theo kịp yêu cầu trong kiểm tra, kiểm soát theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Nguyên nhân là do “khái niệm KSNB” dường như là một khái niệm còn khá mới mẻ trong các Đơn vị kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ở nước ta. Những nghiên cứu về lĩnh vực này còn khá rời rạc và hầu như không có một chuẩn mực chung quy định. - Kiểm tra, kiểm soát tại chỗ vẫn là chủ yếu, khả năng phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro và việc giám sát các rủi ro còn tương đối yếu và chậm. Do vậy, Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vẫn còn thụ động, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro cho toàn hệ thống. Nếu có phát hiện rủi ro thì cũng xử lý “nhẹ nhàng”, không triệt để và chỉ có thể phát hiện và xử lý những sai sót nhỏ. - Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các giao dịch vốn không ngừng tăng lên, cùng với nó là rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, cơ chế quản lý và hệ thống thông tin kiểm tra, kiểm soát còn sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực để đảm bảo tuân thủ nghiêm về pháp luật ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng, nhất là trong việc ngăn chặn và cảnh báo sớm các rủi ro của hoạt động ngân hàng. 3.1.2. Về hệ thống KSNB đối với hoạt động thu – chi TM Các hoạt động quản lý TM diễn ra thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nó lại dễ xảy ra những sai sót, gian lận. Vì vậy việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ là vấn đề tất yếu. ..... Xem trang tiếp theo? Ngày đăng: 20/04/2022 |