Nhóm Nghiên Cứu Về Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Miền Núi 71007

nhiên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (phía bắc huyện Hướng Hóa và ĐaKrông) của UBND tỉnh Quảng Trị (2016) [101]. Những quy hoạch lãnh thổ DL, quy hoạch KT - XH trên chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính, chưa tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí cho điểm tài nguyên cụ thể. Về cơ sở khoa học cho tổ chức không gian DL cũng được các nhà khoa học xác lập nhằm xác định các SPDL đặc trưng, coi trọng việc liên kết vùng DL, trong đó các TNDL khu vực đồi núi cũng được đề cập.

- Hướng nghiên cứu đánh giá tài nguyên phục vụ cho mục đích DL, hầu hết được các nhà khoa học ứng dụng bộ công cụ đánh giá mức độ thuận lợi các tổng thể tự nhiên cho từng điểm du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu. Tác giả Lê Văn Tin (1999), đã căn cứ vào số điểm đánh giá tổng hợp của chỉ tiêu để kết luận khả năng khai thác, cơ sở xây dựng định hướng cho cụm và tuyến du lịch toàn tỉnh. Theo đó, để đánh giá TNDL tự nhiên, ông đã đưa ra 5 tiêu chí đánh giá gồm: độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, vị trí của điểm du lịch và độ bền vững [70]. Mặc dù, các tiêu chí được lựa chọn rất cụ thể, khoa học, tuy nhiên việc xác định trọng số cho từng tiêu chí của tác giả còn mang tính chủ quan chưa làm rõ được phương pháp. Sau này (2009), ông cũng đã sử dụng phương pháp xác định trọng số này để thực hiện đánh giá tài nguyên cho 16 điểm du lịch ở huyện A Lưới. Theo đó tác giả Lê Văn Tin đã sử dụng 7 tiêu chí đánh giá tài nguyên, bao gồm: độ hấp dẫn, thời gian hoạt động DL, sức chứa khách DL, vị trí điểm DL, tính liên kết, mức độ bền vững của tự nhiên, tính an toàn về mặt xã hội [71]. Một số hạn chế của phương pháp xác định trọng số trên được tác giả Nguyễn Hà Quỳnh Giao đã khắc phục phần nào thông qua việc kế thừa phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để đánh giá TNDL nhân văn. Theo đó, tác giả sử dụng 6 tiêu chí đánh giá, bao gồm: độ hấp dẫn, khả năng tiếp cận điểm tài nguyên, tính liên kết, mức độ bảo tồn, khả năng đón khách, thời gian khai thác. Những tiêu chí này được áp dụng vào đánh giá cho tổng số 76 điểm DL, trong đó huyện A Lưới và Nam Đông có 6 điểm DL nhân văn được đưa vào đánh giá: địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre, làng văn hóa thôn Dỗi của huyện Nam Đông, Địa đạo Động So - A Túc, Đồi A Bia, làng văn hóa thôn AKa1, dệt Zèng của huyện A Lưới [19]. Đối với đánh giá cả TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn, Nguyễn Đức Vũ (2001) đã thực hiện đánh giá tổng hợp ĐKTN, tài

nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội với 8 yếu tố: độ hấp dẫn, thời gian HĐDL, sức chứa khách DL, độ bền vững của môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất (CSHT - CSVC) kỹ thuật phục vụ DL, giá trị của các DTLS - văn hóa, môi trường nhằm phục vụ cho việc tổ chức lãnh thổ DL trục sông Hương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [115]. Trần Thị Tuyết Mai (2002) [34]; Lê Thanh An (2012) [1] đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên VQG Bạch Mã và lựa chọn đánh giá bằng các phương pháp tính chi phí du lịch (Travel Cost Method – TCM) để đo lường giá trị tài nguyên vườn. Sau đó tiến hành hoạch định chính sách, thiết lập cơ chế cũng như đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả và bền vững. Gần đây Lê Văn Tin (2020) [72], đã đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ DL hộ gia đình tại 14 điểm DL khu vực đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua 17 tiêu chí. Trong đó, có 5 tiêu chí kinh tế, 8 tiêu chí xã hội và 8 tiêu chí về môi trường. Theo đó, ở 14 điểm DL này, có 142 hộ với 402 lao động tham gia các dịch vụ. Qua đó, đề tài đã đánh giá cụ thể những tác động tích cực và tiêu cực ở các điểm DL theo 17 tiêu chí thuộc 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Ở huyện Hướng Hóa, huyện ĐaKrông của tỉnh Quảng Trị hướng NC này còn khá mới mẻ, tác giả Nguyễn Duy Chinh (2002) [5]; Nguyễn Thám (2011) [65] đã phần lớn đánh giá các yếu tố của khí hậu nhằm tìm ra các tháng thuận lợi cho PTDL chung toàn tỉnh.

- Ngoài ra, nhiều hội thảo khoa học được UBND thành phố, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao địa phương cùng với một số ban ngành liên quan tổ chức như: tiềm năng và định hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ; phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung; hợp tác phát triển kinh tế - du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây... Đặc điểm chung của của các hội thảo, đều khẳng định vai trò đặc biệt về vị trí địa lí; đặc điểm TNDL phong phú của vùng phía tây khu vực Trị - Thiên, tạo nên động lực chính phát triển các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, nhấn mạnh sự cần thiết, mục tiêu, nội dung liên kết nói chung và liên kết trong PTDL nói riêng. Các bài tham luận tại các hội thảo, hội nghị về liên kết DL các huyện miền núi khu vực phía tây Trị - Thiên cũng đã bước đầu đánh giá thực trạng liên kết vùng; chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của liên kết DL.

Cùng với xu hướng của cả nước trong việc áp dụng các phương pháp của địa lí ứng dụng vào việc đánh giá ĐKTN và tài nguyên cho từng LHDL, điểm DL

tương ứng với mỗi lãnh thổ nhất định. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên cũng đã có nhiều nhà khoa học NC và tiến hành đánh giá với các phương pháp khác nhau. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của một số phương pháp đánh giá ĐKTN và tài nguyên đã được sử dụng trên đây, sẽ là những vấn đề mà luận án tiếp tục đóng góp và tập trung giải quyết trong phạm vi NC.

1.1.3.3. Nhóm nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch vùng miền núi

Hầu hết các NC về giải pháp PTDL trên lãnh thổ miền núi Trị - Thiên đều dựa trên cơ sở khảo sát tài nguyên, phân tích thực trạng PTDL. Từ đó đề ra các giải pháp mang tính chung chung cho từng địa phương riêng biệt như NC “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch” của Lê Văn Tin. Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chính nhằm PTDL của tỉnh theo định hướng không gian (tuyến điểm DL, SPDL), cụ thể bao gồm: nhóm giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên; giải pháp đa dạng hoá sản phẩm; giải pháp đầu tư; các giải pháp tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm [70]. Cùng với quan điểm NC này đã có nhiều công trình khác tương tự như Lê Thị Ngọc Anh đã “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam” [2]. Tác giả đã thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến DL Huế, bao gồm: tài nguyên và

các nguồn lực cốt lõi; hoạt động quản lý đi ểm đến và các dịch vụ du lịch cơ bản. Đồng thời sử dụng mô hình gồm 7 nhân tố để đo lường và phân tích năng lực cạnh tranh điểm đến Huế trong mối liên hệ so sánh với hai điểm đến lân cận là Đà Nẵng và Hội An. Từ đó tác giả đã xây dựng những nhóm giải pháp cụ thể như: hoàn thiện các

dịch vụ DL chủ yếu, cải thiện môi trường DL, đẩy mạnh truyền thông, marketing điểm đến, đặc biệt NC đã nhấn mạnh nhóm giải pháp quản lý điểm đến và quản lý TNDL. Một số đề tài đi sâu vào từng LHDL cũng có góc tiếp cận tương tự như NC “Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển DL sinh thái tỉnh Quảng Trị” của nhóm tác giả Trương Quang Hải và cộng sự hay đề tài “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển LHDL văn hoá tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” của Hồ Kỳ Minh [38]. Kết quả NC của các tác giả đã cho thấy tiềm năng phát triển DL sinh thái và DL tâm linh (văn hoá) của tỉnh Quảng Trị lớn nhưng chưa được đầu tư PTDL tương ứng, khai thác SPDL chưa hiệu quả. Đặc biệt các NC cũng nhấn mạnh đến xu hướng tăng mạnh thị phần khách DL tại các điểm DL thiên nhiên miền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

núi trong trương lai. Do vậy, với bối cảnh trên, liên kết PTDL phải được đặt trong hợp phần của hệ thống các giải pháp cần có nhằm hạn chế những mặt tiêu cực. Mặc dù những công trình này chưa đề cập nhiều, cụ thể đến các huyện miền núi, nhưng những kết quả phân tích giải pháp PTDL sẽ là cơ sở tham khảo có giá trị đối với luận án. Cụ thể được tác giả đã xem xét trong việc xây dựng nhóm giải pháp khai thác hợp lý, bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường, cũng như khai thác không gian và phát triển các SPDL đặc trưng hiệu quả.

Một số kết luận chung

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 4

(i) Các nhà nghiên cứu khoa học Địa lí trên thế giới và trong nước đều khẳng định rõ tầm quan trọng của đánh giá ĐKTN và TNDL là hướng quan trọng trong nghiên cứu địa lí. Bởi vì nó là cơ sở cho quy hoạch, sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Những tài liệu trên, được tác giả tham khảo chủ yếu trong quá trình thực hiện từng phần trong luận án.

(ii) Các công trình nghiên cứu đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN và TN cho PTDL trên Thế giới và Việt Nam nói chung, ở khu vực Trị - Thiên nói riêng có xu hướng đánh giá từng thành phần đến đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên; từ đánh giá cho mục đích chung đến đánh giá cho từng loại hình khai thác cụ thể; từ đánh giá các đối tượng ở cấp lớn (tỷ lệ nhỏ) đến đối tượng ở cấp nhỏ (tỷ lệ lớn).

(iii) Các nghiên cứu về đánh giá ĐKTN và tài nguyên các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên mới dừng ở mức mô tả, kiểm kê hiện trạng lồng ghép liên kết DL trong các bản quy hoạch tổng thể. Phần lớn, việc đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên của khu vực chỉ được xem xét ở một phần nhỏ cho mục đích DL theo đơn vị tỉnh hoặc LHDL, điểm DL ở cấp huyện.

(iv) Liên kết trong PTDL được xem là xu thế tất yếu trong PTDL, tuy nhiên hiện nay, hầu hết các nghiên cứu chỉ khái quát chung mô hình liên kết. Ít có công trình nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNDL theo hướng liên kết để PTDL. Đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào về điều tra, đánh giá ĐKTN và TN cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

Những hạn chế kể trên cũng chính là những gợi mở vấn đề, để có những NC sâu hơn trong khuôn khổ luận án này, nhằm góp phần làm sáng tỏ những lý luận và thực tiễn đánh giá.

1.2. Tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến luận án

1.2.1. Một số khái niệm về du lịch

Một số khái niệm chính liên quan đến du lịch được tác giả sử dụng trong luận án, bao gồm:

1.2.1.1. Khái niệm du lịch, khách du lịch

- Theo Luật Du lịch (2017), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [53, tr.2]. Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) khách du lịch được xác định như sau “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.

1.2.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [53, tr.2]. Như vậy, theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, có 2 bộ phận cấu thành nên SPDL đó là dịch vụ du lịch và TNDL.

Các SPDL miền núi thường khó khai thác, phân bố phân tán và gắn liền với văn hoá của cộng đồng dân tộc ít người. Do vậy, khi xác định SPDL miền núi, luận án đã chú ý tới yếu tố tính bền vững của SPDL và tác động các nhân tố tự nhiên, con người lên yếu tố cấu thành nên sản phẩm như: sự hấp dẫn của SPDL, cơ sở vật chất, giá cả của điểm đến, khả năng tiếp cận với SPDL.

1.2.1.3. Khái niệm tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch” [53, tr.1]. Sự khác nhau giữa ĐKTN và TNDL: ĐKTN là các yếu tố tác động đến cuộc sống, hoạt động của con người nhưng khi các yếu tố đó được con người khai thác cho mục đích PTDL thì trở thành TNDL. Ví dụ: yếu tố gió trong thành phần khí hậu, nếu tốc độ gió to sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của tàu thuyền trên sông, biển hay ảnh hưởng đến việc đánh bắt thủy hải sản nhưng lại là lợi thế và trở thành TNDL khi con người lợi dụng tốc độ gió để tổ chức hoạt động DL thể thao mạo hiểm như

nhảy dù, thả diều, lướt ván hoặc một số LHDL khác.

1.2.1.4. Các hình thức của tổ chức lãnh thổ du lịch

Theo Luật Du lịch (2017), “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [53, tr.2]. Như vậy, điểm DL là nơi đang khai thác HĐDL và có quy mô phụ thuộc vào một số tiêu chuẩn quy định về mức độ hấp dẫn của tài nguyên; CSHT - CSVC kỹ thuật; khả năng phục vụ du khách, những đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội, môi trường từ HĐDL. “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu DL bao gồm khu DL cấp tỉnh và khu DL quốc gia” [53, tr.2]. Song song với việc xây dựng các điểm DL, khu du lịch trên lãnh thổ cũng cần xác định các tuyến DL, “tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không” [50, tr.12]. Có 4 yếu tố hình thành nên một tuyến điểm DL, bao gồm: địa điểm DL, hệ thống giao thông, thời gian và chi phí DL.

1.2.1.5. Các loại hình du lịch

Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó” [17]. Các HĐDL rất phong phú và đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mục đích mà hoạt động đó được hiểu và phân loại thành các LHDL khác nhau. Một số phân loại LHDL phổ biến: phân loại theo nhu cầu; phân loại theo phạm vi lãnh thổ HĐDL; phân loại theo vị trí địa lý c ủa điểm DL; phân loại theo hình thức tổ chức

DL; phân loại theo phương tiện vận chuyển; phân loại theo loại hình lưu trú; phân

loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo môi trường tài nguyên. Luận án lựa chọn đánh giá ĐKTN và TNDL cho 2 LHDL sau:

- Du lịch thiên nhiên, thường bao hàm nội dung rộng lớn nên khó có thể đưa ra một sự thống nhất chung, hoàn chỉnh về khái niệm. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh các LHDL, có thể khái quát chung: DL thiên nhiên là LHDL đưa khách du lịch về với thiên nhiên, thoả mãn nhu cầu hiểu biết mới lạ về thế giới xung

quanh. Tuỳ thuộc vào HĐDL có liên quan đến thiên nhiên, có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau như: DL nghỉ dưỡng, DL tham quan, DL mạo hiểm,... Để tổ chức và phát triển DL thiên nhiên cần đáp ứng một số điều kiện sau:

+ TNDL tự nhiên phong phú, đặc sắc và nhiều phong cảnh đẹp; có nhiều điểm DL thiên nhiên hấp dẫn, có thể đáp ứng được việc tổ chức các chuyến đi với thời gian nhất định cho du khách ít nhất là 1 ngày;

+ TNDL văn hoá đa dạng, đặc sắc được xếp hạng cấp quốc gia, quốc tế, có các làng nghề, lễ hội cổ truyền, phong tục, tập quán nổi tiếng;

+ Có khí hậu phù hợp với điều kiện sức khỏe con người, thời gian HĐDL dài. Có sức chứa thích hợp: thỏa mãn cho du khách thường xuyên trên 100 người và khách DL tập trung trên 500 người. Có cự ly thích hợp và giao thông thuận tiện, nằm trên một tuyến DL nhất định, có đường đi lại thuận tiện, kết hợp được nhiều loại phương tiện. Đồng thời, có điều kiện dịch vụ và bảo đảm an toàn cũng như các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách phải phù hợp với quy mô số lượng, chất lượng tài nguyên [118].

Ngoài ra, so với các hoạt động DL thiên nhiên khác diễn ra ở khu vực ven biển, vùng đồng bằng,... thì DL ở vùng núi có nhiều sự khác biệt. Một mặt, TNDL tự nhiên ở miền núi đòi hỏi môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ (cảnh quan đẹp, rừng nhiệt đới hoang sơ còn ít bị tác động, cộng đồng địa phương còn giữ nét văn hoá độc đáo). Mặt khác, cảnh quan khu vực đồi núi cũng dễ bị tổn thương và khó khăn hơn rất nhiều trong việc phục hồi (chặt phá rừng bừa bãi cho PTDL - huỷ hoại sinh thái; thải chất thải rắn - tổn hại môi trường cảnh quan trong một thời gian dài; xáo trộn bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc ít người...).

- “Du lịch văn hoá là loại hình du lịch được phá t triển trê n cơ ̉ khai thá c giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống , tôn vinh

giá trị văn hóa mới của nhân loại ” [53, tr.3]. Như vậy, di sản văn hoá (DSVH) là tiền đề, cơ sở quan trọng trong hình thành LHDL văn hoá, DSVH chia làm 2 loại.

DSVH vật thể “là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử , văn hóa, khoa hoc bao gồm

di tích lịch sử văn hoá , danh lam thắ ng cảnh, di vậ t, cổ vậ t, bảo vật quốc gia ” [51].

DSVH phi vật thể “là sản phẩm tinh thần có giá tri ̣lic̣ h sử vă n hóa , khoa hoc

, đươc

lưu trữ bằng trí nhớ , chữ viết , đươc

lưu truyền bằng truyền miệ ng , truyền nghề ,

trình diễ n và các hình thức lưu giữ , lưu truyền khá c , bao gồm tiếng nói , chữ viết ,

tác phẩm văn học , nghệ thuậ t , khoa hoc

, ngữ vă n truyền miệ ng , diên

xướ ng dâ n

gian, lối sống, nếp sống, lễ hộ i, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thứ c vê

y, dươc

hoc

cổ truyền , về vă n hóa ẩm thưc

, về trang phuc

truyền thống dâ n tộ c va

những tri thứ c dâ n gian khá c ” [51]. Việc tổ chức phát triển DLVH cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải đảm bảo có những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc, hấp dẫn cả số lượng và chất lượng; có sự kết hợp giữa các điểm di tích, các loại tài nguyên để tổ chức phát triển thành điểm DL, tuyến DL, đảm bảo hấp dẫn du khách.

+ Có các hoạt động giáo dục, diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng và du khách về các giá trị văn hóa; đồng thời cần ý thức, nỗ lực tham gia vào công tác bảo tồn, tôn tạo các DSVH.

+ Cần có sự cộng tác giữa các nhà quản lý , điều hành DL và cộng đồng địa phương; đảm bảo quy mô, mức độ PTDL, không quá ngưỡng thay đổi truyền thống văn hóa hoặc suy giảm giá trị văn hóa. Đầu tư tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa bản địa; tạo việc làm và quản lý HĐDL văn hoá do cộng đồng địa phương đó phụ trách.

+ Hoạt động DLVH cần tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy định về sức chứa về

vật lý , tâm lý và xã h ội học; CSHT - CSVC kỹ thuật ở điểm DL phải phù hợp với cảnh quan và văn hóa bản địa (như độ cao, kích thước, kiểu dáng, mật độ...)

1.2.2. Đặc trưng và phân loại tài nguyên du lịch

1.2.2.1. Đặc trưng ĐKTN và TNDL miền núi

- Tính dễ tổn thương của các hệ sinh thái, miền núi không chỉ thoả mãn nhu cầu khách du lịch bằng những thắng cảnh hùng vĩ, khí hậu trong lành mà còn bằng sự giàu có hệ thống DTLS, tính đa dạng văn hoá cao của các cộng đồng dân tộc ít người. Tuy nhiên, các TNDL ở vùng núi lại có tính chất dễ bị phá huỷ, nhạy cảm cao với các biến động; khả năng phục hồi thấp sau khi bị tàn phá. Đối với các giá trị DTLS, văn hoá truyền thống của cộng đồng ở miền núi cũng rất dễ bị tổn thương, suy thoái trong quá trình khai thác phục vụ DL.

- Hầu hết việc khai thác các TNDL chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết như việc tổ chức các tour leo núi, tham quan vùng núi... Đặc biệt, vừa không thể tổ chức các tour này vào mùa mưa, cũng vừa khó khăn cho tổ chức du lịch vào mùa

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí