Nhóm Nghiên Cứu Về Các Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Vùng Miền Núi

triển DL địa phương hoặc quy mô quốc gia. Theo đó, DL tác động TNDL ở 2 mặt: vừa ảnh hưởng đến sự đa dạng nguồn TNDL nói chung vừa ảnh hưởng đến khai thác nguồn TNDL tự nhiên nói riêng, từ đó gắn với vấn đề bảo tồn. Nghiên cứu của một số các học giả khác như E.Guierrez, K.Lamoureux, S.Matus và K.Sebunya (2005) đã chú trọng đến liên kết cộng đồng, DL bảo tồn để đánh giá TNDL [dẫn theo 139]. Tại trường Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã tập trung xây dựng bộ công cụ đánh giá giúp cho cộng đồng địa phương lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lược PTDL. Đánh giá này dựa vào 4 tiêu chí: tính khác biệt, chất lượng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn và động lực của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Kết quả đánh giá TN cùng với phân tích SWOT tạo cơ sở đề ra mục tiêu, kế hoạch PTDL địa phương [dẫn theo 17].

- Các nước Châu Á, trong những thập niên gần đây, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời các quan điểm DL chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi Liên Xô (cũ). Một số nước tiêu biểu như Trung Quốc, tác giả Liu Xiao đã đánh giá TNDL theo mô hình chất lượng, môi trường, vị trí và giá trị cộng đồng cho 41 điểm DL nổi bật ở Bắc Kinh thông qua 7 tiêu chí đánh giá [130]. Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng bảng phân loại TNDL của UNWTO cho thống kê, đánh giá TN, các nguồn lực PTDL cho cả nước và từng địa phương [dẫn theo 26], [37]. Một số học giả Ấn Độ khác thì tập trung NC xây dựng các chỉ tiêu SKH đối với con người [dẫn theo 18].

Ngày nay, hoạt động DL hầu hết ở các quốc gia được giám sát, quản lí chặt chẽ của UNWTO, WHC dựa trên tiêu chuẩn và điều kiện công nhận các di sản thế giới đồng thời giúp đỡ các quốc gia nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo chúng. Ứng dụng GIS trong quản lí TNDL được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng ở Croatia, Cannada [137], [138].

Hướng nghiên cứu về đánh giá ĐKTN và tài nguyên nhằm PTDL có từ rất sớm. Mỗi trường phái đều tiếp cận ở góc độ khác nhau tạo nên những nét đặc trưng riêng. Theo đó, tác giả đã tiếp cận hướng nghiên cứu trong việc xác định đối tượng đánh giá chính là dựa trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên, đồng thời còn có các yếu tố tự nhiên, các giá trị văn hoá, đặc biệt vai trò của cộng đồng để cấu thành nên SPDL. Ngoài ra, tác giả đã kế thừa kết quả thực nghiệm của một số học giả Ấn Độ về khả năng thích nghi sinh học của con người trong thành lập bảng phân loại SKH (tiêu

chí SKH) cho các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Mặt khác, các công trình khoa học có giá trị cao đã được đề cập cũng chính là kim chỉ nam cho các thế hệ nhà khoa học kế tiếp và tạo nên nền tảng vững chắc cho luận án về phương pháp NC.

1.1.1.3. Nhóm nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch vùng miền núi

Vào đầu những năm XX, PTDL mang tính sinh thái, bền vững ở khu vực nông thôn và miền núi được đặc biệt quan tâm. Hầu hết các công trình NC đều xây dựng các giải pháp PTDL dựa vào kết quả đánh giá tài nguyên, cũng như phân tích đặc điểm lãnh thổ, kết hợp vận dụng một số kinh nghiệm PTDL thực tế. Một số công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận này như: NC của Greg Richards và Derek Hall (2000) về “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững) [125]. Tác giả đã dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau nhằm tìm ra vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch trên cả ba khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường. Sau đó, ông đã xây dựng các giải pháp nhằm tạo điều kiện để cộng đồng được tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch. Đây chính là cách thức để sự phát triển du lịch có tính hài hòa, bền vững hơn. Trong một NC khác cũng dựa vào nền tảng DL bền vững, tác giả Al - mughrabi và Abeer (2007) đã NC về “Ecotourism: A Sustainable Approach of Tourism in Jordan”(Du lịch sinh thái: Một cách tiếp cận bền vững của du lịch ở Jordan) [119]. Theo đó, các tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của DL để phân tích, đánh giá kinh nghiệm PTDL ở Úc, Bulgaria, Jordan nhằm đưa ra giải pháp về chính sách thúc đẩy PTDL. Ngoài ra, các giải pháp này cũng được NC để vận dụng cho một số quốc gia có những TN và điều kiện PTDL tương tự.

Cũng cùng với góc tiếp cận này, tác giả Ruth McAreavey và John McDonagh cũng đã NC về “Sustainable Rural Tourism: Lessons for Rural Development” (Du lịch nông thôn bền vững: Bài học cho phát triển nông thôn) [134]. Ông đã phân tích một số trường hợp điển hình DL nông thôn ở Bắc Ireland, sau đó tiến hành đánh giá các yếu tố bền vững từ góc độ văn hóa, xã hội của hình thức du lịch này. Thông qua việc đánh giá, tác giả đã đề ra 4 phương pháp cụ thể nhằm phát triển DL nông thôn bao gồm: các phương pháp liên quan năng lực thể chế; nhóm giải pháp duy trì tính bền vững của cộng đồng địa phương trong HĐDL;

nhóm giải pháp giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên quan như: làm thế nào để du lịch nông thôn có thể đem lại cho phát triển nông thôn? ngược lại, một khu vực nông thôn phát triển hỗ trợ gì cho PTDL ở các điểm đến nông thôn đó? Từ đó phân tích rõ mối quan hệ giữa du lịch nông thôn bền vững và phát triển nông thôn, ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn đối với phát triển nông thôn và ngược lại. Một số công trình đáng chú ý khác như: NC về “The Kerala Tourism Model - An Indian State - on the Road to Sustainable Development” (Mô hình DL ở Kerala - một tiểu bang của Ấn Độ - trên con đường tới sự phát triển bền vững) của Tatjana Thimm (2016) [135]. “Sustainable Ecotourism in Amazonia: Evaluation of Six Sites in Southeastern Peru” (DL sinh thái bền vững ở Amazonia: Đánh giá 6 điểm đến ở Đông Nam Peru) của Tiffany M.Doan (2011) [136]; “Rural Tourism in Spain” (Du lịch nông thôn ở Tây Ban Nha) của Michael Barke (2004) [132]. Điểm chung giữa các công trình NC của các học giả, các tổ chức trên thế giới thường đề cập tới giải pháp phát triển du lịch dựa trên những kinh nghiệm. Đồng thời, vận dụng những nội dung lý thuy ết chung về PTDL cho việc đánh giá, kế hoạch, cũng

như xây dựng chính sách ở một lãnh thổ nhất định như: một quốc gia, khu vực, đặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

biệt là trong địa phương (một số mô hình PTDL).

Các kinh nghiệm PTDL ở nông thôn, miền núi đã cho thấy tầm quan trọng của cộng đồng (lợi ích từ hoạt động du lịch) trong PTDL. Tác giả đã tiếp cận hướng NC này trong việc đề xuất các giải pháp khai thác bền vững TNDL và phát triển SPDL hiệu quả ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Cũng như một số giải pháp khác liên quan đến chính sách, chiến lược để tổ chức thực hiện cho PTDL bền vững ở một số khía cạnh nội dung hoặc điểm đến nhất định.

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 3

1.1.2. Ở Việt Nam

1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu về lý luận du lịch

Nghiên cứu lý luận DL ở Việt Nam chủ yếu được NC theo tổng quan về lịch sử hình thành và các xu hướng phát triển của DL trên thế giới qua các thời kỳ từ cổ đại, cận đại, trung đại đến hiện đại. Tiêu biểu như nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1996) [85], Trần Đức Thanh (1999) [68] đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về địa lí du lịch thông qua phân tích đặc điểm SPDL, LHDL và hệ thống các cách phân loại TNDL. Đồng thời nhóm tác giả cũng đã phân tích những nhân tố ảnh

hưởng đến sự hình thành, phát triển DL (nhân tố kinh tế - chính trị, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật); cũng như đưa ra quan niệm mới về tổ chức lãnh thổ du lịch và hệ thống phân vị, tiêu chí trong phân vùng du lịch. Đối với hướng nghiên cứu về DL bền vững , được tiếp cận cụ thể theo các nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa về kinh tế, xã hội, môi trường, tiêu biểu như Phạm Trung Lương (2002) đã tiến hành phân tích tác động nhiều mặt của hoạt động DL đối với môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển DL bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đồng thời tác giả đã mở rộng các NC của mình trong xác định nhiệm vụ của DL bền vững chính là phát triển các SPDL có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao, song không gây tổn hại và phải có trách nhiệm bảo tồn đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc của phát triển DL bền vững, trong đó chú trọng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải ra môi trường và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương [33]. Trong 2 luật quan trọng liên quan PTDL bền vững của nước ta gồm: Luật Bảo vệ Môi trường (2014) [52] và Luật Du lịch (2017) [53] cũng nêu rất rõ về khái niệm phát triển bền vững và DL bền vững, dù còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng DL bền vững không tách khỏi phát triển bền vững.

Tác giả tiếp cận các quan điểm về SPDL, LHDL, phân loại TNDL của các tác giả đã đề cập, đồng thời kết hợp định nghĩa có trong Luật Du lịch Việt Nam (2005, 2017) để rút ra những đặc điểm chung, làm cơ sở lí luận cho luận án. Ngoài ra, thông qua tổng quan những tài liệu liên quan đến PTDL, đã cho thấy tính bền vững trong PTDL rất quan trọng và được khẳng định thông qua các luật định có liên quan. Trong giới hạn NC của luận án, khi tiếp cận về PTDL bền vững tác giả cũng đã dựa vào Luật Du lịch, và Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam để nghiên cứu cho từng phần tương ứng (đảm bảo các mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách DL tối đa, phúc lợi kinh tế địa phương có TNDL, bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho tương lai).

1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên tài nguyên phục vụ phát triển du lịch

Trong nhóm đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ mục đích phát triển DL hầu hết dựa vào hệ thống cơ sở lí luận, sau đó áp dụng vào địa bàn nghiên cứu, để đánh giá tình hình thực tiễn của du lịch từng địa phương. Nhóm này có sự phân hóa hướng tiếp cận, bao gồm: đánh giá từng thành phần; đánh giá tổng thể tự nhiên và

sức chứa du lịch của lãnh thổ.

- Hướng đánh giá tài nguyên theo từng thành phần nhằm đưa ra các chỉ tiêu phù hợp với từng loại hình DL như đánh giá mức độ tương phản địa hình trong nghiên cứu của Đặng Duy Lợi (1992) [32]. Đánh giá tài nguyên SKH thích hợp với con người đối với các hoạt động DL của Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2011) [65].

- Hướng đánh giá mức độ thuận lợi của các tổng thể tự nhiên phục vụ cho mục đích DL ở các địa bàn khác nhau được thể hiện qua các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh (1995) ở tỉnh Nghệ An [6], Nguyễn Thanh Sơn (1996) ở thành phố Hải Phòng [58], Nguyễn Thị Sơn (2000) ở VQG Cúc Phương [59], Nguyễn Thị Hải (2002) ở thành phố Hà Nội và phụ cận [23], Đỗ Trọng Dũng (2009) ở tiểu vùng DL miền núi Tây Bắc [16]. Đối với đánh giá về sức chứa DL được tập trung nghiên cứu nhiều tại các VQG như I.Becker (1999) đã NC sức chứa và phân vùng du lịch theo từng khu chức năng tại VQG Cát Tiên [120], Trần Nghi và cộng sự (2007) NC sức chứa du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng [131], Trần Văn Trường và cộng sự (2011) đã tiếp cận hệ thống trong đánh giá sức chứa du lịch cho khu di tích danh thắng Yên Tử [83]...

Các yếu tố tự nhiên không tồn tại một cách độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, do vậy các nhà khoa học trong nước đã không những tiến hành đánh giá từng thành phần tự nhiên mà còn thực hiện đánh giá tổng hợp. Thông qua tổng quan các hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN và TN chính, tác giả đã xác định được phương pháp đánh giá mức độ thích nghi sinh thái phù hợp với mục tiêu của luận án.

1.1.2.3. Nhóm nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch vùng miền núi

Các bài viết NC liên quan đến phát triển du lịch ở nông thôn, các điểm đến ở khu vực vùng núi được phân tích chủ yếu ở dưới góc độ: thực trạng và đề xuất giải pháp PTDL trong một số LHDL tương ứng với bối cảnh, những điều kiện cụ thể. Trong đó, có một số tổ chức lớn như ITDR và JICA đã phối hợp xây dựng “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam” [55]. Cuốn cẩm nang đã tóm tắt một số nhận thức lý lu ận cơ bản về du lịch, trong đó nhấn mạnh khía cạnh văn

hóa xã hội, môi trường của du lịch ở nông thôn. Những góc độ này được thể hiện

thông qua việc bảo vệ di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã, phục vụ lợi ích lâu dài của cộng đồng dân cư, bảo vệ môi trường. Đồng thời, cuốn

cẩm nang cũng phân tích phương pháp, quy trình phát triển du lịch nông thôn; đánh giá và rút ra kinh nghiệm từ một số mô hình điển hình thực tế PTDL nông thôn dựa trên các mô hình đã thực hiện; hệ thống các địa danh, khu vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam; đề cập vai trò của các cơ quan liên quan, đề xuất các chính sách liên quan để có thể vận dụng cẩm nang cho phát triển du lịch nông thôn Việt Nam. Trong một NC khác về “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, của Nguyễn Văn Mạnh (2008) [35], tác giả đã trình bày quan điểm chung, phân tích ba trụ cột (kinh tế, xã hội, môi trường) về PTDL. Đồng thời ông cũng tiến hành đánh giá thực trạng cùng với những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam sau một năm gia nhập WTO; đề xuất một số giải pháp cơ bản để khắc phục những yếu kém, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển bền vững hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong công trình NC “Phát triển sản phẩm du lic̣ h đ ặc thù vùng miền núi phía Bắc ” của Đỗ Cẩm Thơ (2015)

[73]. Ông đã tiến hành phân tích, đánh giá tiềm nă ng lơi thế về TNDL của các tỉnh

vùng núi phía Bắ c. Đồng thời, đề xuất xây dựng các SPDL đặc thù gắn với việc liên kết các điểm TNTN và nhân vă n ở các cung đường du lic̣ h vùng núi phía Bắc , trong

đó các sản phẩm đ ặc thù có thể đươc

tao

nên từ các TNDL nổi tiếng (DL thể thao

và mạo hiểm , DL trải nghiệm cùng với cộng đồng dân t ộc thiểu số , DL về nguồn, DL sinh thái nông nghiệp). Theo tác giả , các SPDL nếu được xác điṇ h đúng với

tiềm nă ng , lơi

thế vốn có và đươc

đầu tư hơp

lý sẽ là yếu tố quyết định, thúc đẩy

PTDL tại các vùng miền núi. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng

của việc xác định yếu tố chính làm nên tính đặc thù này sẽ là điṇ h hướng PTDL phù

hơp

trong quá trình đầu tư sản phẩm.

Các công trình đề cập trên, đã có giá trị rất lớn trong việc NC giải pháp xây

dựng SPDL đặc trưng, tổ chức hiệu quả các tuyến DL (đã định hướng) cho các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

1.1.3. Ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

Huyện Hướng Hóa, huyện ĐaKrông của tỉnh Quảng Trị, huyện A Lưới, huyện Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế đều là các huyện miền núi nằm ở phía tây của cả 2 tỉnh. Lãnh thổ NC có ĐKTN thuận lợi giao lưu văn hóa giữa các nước, tạo động lực phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng từ tuyến hành lang kinh tế Đông

- Tây và rất giàu có về hệ thống suối, thác, nguồn nước khoáng, khí hậu cho DL nghỉ dưỡng, VQG cho DL sinh thái, cộng đồng dân tộc ít người, các di tích lịch sử cho DL văn hoá... Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở đã gây khó khăn lớn trong điều tra, đánh giá điều kiện địa lí và TNDL.

1.1.3.1. Nhóm nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

- Hướng nghiên cứu tổng hợp, được đề cập trong nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1990) [31]; Thái Văn Trừng (1999) [82]; Trần Nghi (2004) [40]; Nguyễn Thanh (2005) [66]; Phạm Văn Chiến (2015) [7] đặc điểm chung là các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được phân tích theo đơn vị hành chính toàn tỉnh. Theo đó, lãnh thổ chủ yếu được thể hiện bằng việc mô tả những đặc trưng cơ bản về: địa hình, địa mạo, thủy văn, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như những yếu tố liên quan đến con người, truyền thống lịch sử, quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng và hệ thống chính trị.

- Hướng nghiên cứu về tiềm năng TNDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có góc độ tiếp cận khác nhau: tại địa bàn tỉnh Quảng Trị, năm 2006 Trương Quang Hải và cộng sự đã tiến hành điều tra TNDL tại Quảng Trị. Trong đó thống kê địa chất, thảm thực vật rừng, động vật, loại khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) ở các độ cao khác nhau ở động Voi Mẹp, động Ba Lê, karst sót ĐaKrông, KBT thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, KBT thiên nhiên ĐaKrông; cùng với các hệ thống sông suối, hồ, nước khoáng trên sông ĐaKrông và cảnh quan karst Tà Nùng của huyện Hướng Hóa. Đồng thời nhóm tác giả cùng đã kết hợp với thống kê TNDL văn hoá của 2 huyện. Từ đó kết luận giá trị của tài nguyên và đưa ra định hướng quy hoạch phát triển DL sinh thái chung cho toàn tỉnh Quảng Trị [22]. Tương tự với cách tiếp cận như trên, một số nghiên cứu khác như của Bùi Thị Thu và cộng sự (2011) [74] đã tập trung mô tả, phân tích đặc điểm 124 điểm DL tự nhiên và nhân văn. Sau đó tác giả áp dụng 7 tiêu chí đánh giá để tìm ra mức độ thuận lợi (gồm 4 hạng: thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi, ít thuận lợi) của các điểm DL nhằm xây dựng các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị. Tại các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế có nghiên cứu của Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), đã thực hiện đánh giá tiềm năng TNDL tiếp cận ở góc độ quảng bá cho DL thông qua hệ thống thác, suối kết hợp di tích lịch sử; ẩm thực, làng nghề truyền thống đặc trưng dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi phục vụ LHDL

văn hoá nhất là ở huyện A Lưới [24]. Huỳnh Văn Kéo (2001) [28]; Phạm Trung Lương (2002) [33]; Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009) [118] và gần đây là tổ chức USAID (2018) [104] đã nêu ra tiềm năng VQG Bạch Mã, KBT thiên nhiên Sao La. Trong đó thảm thực vật rừng, hệ động vật, thực vật đã được nghiên cứu khá chi tiết nhằm phục vụ cho DL sinh thái.

Như vậy, việc mô tả, xác định (định lượng, định tính) đặc điểm một số thành phần tự nhiên ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên đã được nhiều nhà khoa học NC, do đó các thông tin tương đối đa dạng, phong phú. Đây chính là nguồn dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp) quan trọng cho tác giả trong việc định hướng NC cũng như cập nhật, đối chiếu thông tin cho đánh giá ĐKTN và TN như: sự kế thừa công trình NC của tác giả Thái Văn Trừng và Huỳnh Văn Kéo (đặc điểm thảm thực vật, ĐDSH) hay nhóm NC Trần Nghi (một số đặc điểm về địa hình, địa mạo, thủy văn),...

1.1.3.2. Nhóm nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch

Cùng với sự phát triển của địa lí ứng dụng, đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên cho mục đích PTDL được các nhà khoa học tiến hành xây dựng bộ thuyết minh; xây dựng các tuyến du lịch trên lãnh thổ vùng núi.

- Hướng nghiên cứu mang tính chất pháp lý liên kết vùng DL (liên kết nội vùng và liên kết liên vùng) được đề cập trong Chiến lược phát triển SPDL Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [79]; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [77]; Quy hoạch tổng thể PTDL toàn vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Tổng cục DL Việt Nam (2013) [78]. Đối với phạm vi từng tỉnh có quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2030 [63]; Quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [61]. Mỗi huyện cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của toàn huyện [87], [95]. Ngoài ra, dựa vào thế mạnh về DL của từng địa phương các đơn vị có liên quan đã xây dựng quy hoạch phát triển và bảo tồn tài nguyên như: Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2015) [103]. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững KBT thiên

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí