Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 33

1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 33

1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 33

1.4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 35

1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS 35

1.4.5. Phương pháp SWOT 35

1.4.6. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên cho phát triển du lịch 36

1.4.7. Phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN, TN cho PTDL 40

1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án 46

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN 49

2.1. Đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên 49

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 2

2.1.1. Vị trí địa lí - Tài nguyên vị thế 49

2.1.2. Đặc điểm địa chất 51

2.1.3. Tài nguyên địa hình và địa mạo 55

2.1.4. Tài nguyên khí hậu và SKH 58

2.1.5. Tài nguyên nước 66

2.1.6. Tài nguyên sinh vật 68

2.1.7. Các tai biến thiên nhiên 70

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch văn hoá 71

2.2.1. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội 71

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá 74

2.3. Phân vùng địa lí tự nhiên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên 76

2.3.1. Chỉ tiêu phân vùng địa lí tự nhiên 76

2.3.2. Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên 77

2.4. Phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng 79

2.4.1. Á vùng Đông Trường Sơn 79

2.4.2. Á vùng Tây Trường Sơn 84

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 90

Chương 3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN...91

3.1. Đánh giá cho các loại hình du lịch phục vụ phát triển du lịch 91

3.1.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch 91

3.1.2. Đánh giá cho từng LHDL 91

3.1.3. Tổng hợp mức độ thuận lợi 2 loại hình du lịch theo từng tiểu vùng 104

3.2. Đánh giá cho các điểm du lịch phục vụ phát triển du lịch 106

3.2.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch 106

3.2.2. Đánh giá điểm du lịch 106

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC

HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN 121

4.1. Cơ sở xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp 121

4.1.1. Hiện trạng PTDL và các mô hình liên kết vùng, tiểu vùng 121

4.1.2. Cơ sở pháp lí 128

4.1.3. Căn cứ kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL, các điểm DL 130

4.1.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch 130

4.2. Định hướng phát triển du lịch 132

4.2.1. Định hướng khai thác TNDL; phát triển SPDL đặc trưng 132

4.2.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch 133

4.2.3. Định hướng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 138

4.2.4. Các định hướng khác 138

4.3. Giải pháp phát triển du lịch 140

4.3.1. Giải pháp khai thác hợp lý TNDL; phát triển SPDL đặc trưng 140

4.3.2. Giải pháp PTDL theo không gian hiệu quả theo không gian 143

4.3.3. Bảo vệ môi trường trong PTDL bền vững 147

4.3.4. Một số giải pháp khác 147

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 149

KẾT LUẬN 150

KIẾN NGHỊ 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết

Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội (KT - XH). Du lịch (DL) là ngành dịch vụ có định hướng sử dụng và khai thác tài nguyên rất cụ thể. Tài nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch (HĐDL), là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch (SPDL). Đồng thời là ngành kinh tế mở, xuyên địa phương, xuyên quốc gia. Đánh giá ĐKTN và tài nguyên để phát triển du lịch (PTDL) là việc làm cấp thiết để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên hiện tại nhưng vẫn đảm bảo cho PTDL bền vững trong tương lai.

Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là khu vực nằm trên con đường di sản miền Trung có hệ thống văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể như quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế (di sản văn hóa thế giới), Thành Cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc. Đồng thời có địa hình đa dạng, đồi núi chiếm hơn 70% tổng diện tích tự nhiên. Hướng Hoá, ĐaKrông, A Lưới và Nam Đông là 4 huyện miền núi nằm ở phía tây khu vực Trị - Thiên. Cảnh quan tại khu vực này có nhiều nét tương đồng như: hệ thảm thực vật đồi núi thấp, đa dạng sinh học (ĐDSH) cao tại vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã và 3 khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên (Bắc Hướng Hoá, ĐaKrông, Sao La), khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh. Đồng thời, có nhiều cảnh quan đẹp, đa dạng như thác nước Tà Phuồng, thác Chênh Vênh, thác Mơ, thác A Nôr... suối nước nóng Klu, suối nước nóng A Roàng. Đây cũng là nơi cư trú tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số đặc trưng vùng núi Bắc Trung Bộ, bao gồm 3 dân tộc chính: Tà Ôi (chủ yếu nhóm Pa Cô và nhóm Pa Hi), Bru - Vân Kiều, Cơ Tu. Ngoài ra, khu vực miền núi Trị - Thiên có sự tương đồng về truyền thống lịch sử trong quá khứ - nhiều di tích lịch sử (DTLS) - văn hoá có giá trị dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Từ sự giao thoa, cộng hưởng về tự nhiên và đa dạng văn hoá cộng đồng các dân tộc ít người cũng như yếu tố lịch sử, đã tạo nên lợi thế so sánh lớn so với các vùng lân cận khác. Mặt khác, lãnh thổ nghiên cứu (NC) có vị trí tiếp giáp với Lào, cũng là điểm đầu của một trong 5 tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây quan trọng nhất của cả nước kết nối giữa bắc Thái Lan, Lào ra biển Đông bằng đường bộ thông qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay. Đây là tuyến Hành lang vừa có ý nghĩa phát triển kinh tế tổng hợp

vừa có ý nghĩa về giao lưu văn hóa giữa các nước, tạo động lực phát triển KT - XH phía tây và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Điều này đã tạo nên lợi thế vị trí địa lí trong PTDL của địa phương.

Từ những lợi thế trên, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết vùng, tiểu vùng trong PTDL nhằm tạo nên lợi thế vùng, HĐDL bền vững và hiệu quả. Trong những năm gần đây, DL tại khu vực này đã có một số dự án, chính sách đầu tư và bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, việc đánh giá khai thác các ĐKTN, tài nguyên phục vụ PTDL còn một số hạn chế. Các tài nguyên du lịch (TNDL) thường được đánh giá riêng lẻ, phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Mô hình liên kết vùng, tiểu vùng thể hiện nhiều sự bất cập; các loại hình du lịch (LHDL) bền vững, đặc trưng về ĐKTN, tài nguyên theo mỗi bộ phận lãnh thổ (DL thiên nhiên, DL văn hoá) còn chưa phát huy tính hiệu quả và hấp dẫn du khách, người dân chưa được hưởng nhiều về lợi thế DL.

Nhằm liên kết có hiệu quả ĐKTN và tài nguyên (TN) cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên góp phần nâng cao đời sống nhân dân, do đó việc “Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên” là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ

2.1. Mục tiêu

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhằm đề xuất các định hướng và giải pháp cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

2.2. Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong NC, đánh giá ĐKTN và tài nguyên; phân vùng địa lí tự nhiên (ĐLTN) làm căn cứ để hình thành quan điểm và phương pháp đánh giá vận dụng trong luận án;

- Phân vùng ĐLTN, đánh giá mức độ thuận lợi ĐKTN và TNDL cho các LHDL và điểm DL;

- Phân tích hiện trạng và những vấn đề ảnh hưởng đến PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên;

- Đề xuất định hướng, giải pháp tổ chức lãnh thổ DL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nhằm khai thác có hiệu quả nguồn TN theo hướng liên kết trong PTDL.

3. Giới hạn nghiên cứu

- Về lãnh thổ nghiên cứu: giới hạn trong lãnh thổ hành chính huyện Hướng Hóa, ĐaKrông của Quảng Trị; huyện A Lưới, Nam Đông của Thừa Thiên Huế.

- Về thời gian: các số liệu phục vụ cho NC trên lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên trong luận án được phân tích như sau: về tự nhiên: sử dụng số liệu từ 1973 đến 2019. Về văn hoá, kinh tế - xã hội và du lịch: số liệu từ giai đoạn 2010 đến năm 2019 và có xem xét các số liệu dự báo, định hướng đến năm 2030.

- Nội dung nghiên cứu: (i) Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL văn hoá) nhằm phân vùng ĐLTN, phân loại sinh khí hậu (SKH) du lịch để đánh giá tổng hợp cho 2 LHDL (DL thiên nhiên, DL văn hoá), 13 điểm DL trên lãnh thổ NC. (ii) Đối tượng đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp, trên nền tảng của phân vùng địa lý tự nhiên. (iii) Định hướng khai thác tài nguyên và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý trên cơ sở kết quả đánh giá ĐKTN, TNDL.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa khoa học: những kết quả NC của luận án góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận và phương pháp NC về đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNDL trong mối quan hệ với tác động của phát triển KT- XH và các tai biến thiên nhiên. Luận án phát triển hướng tiếp cận trên quan điểm ĐLTN theo 2 phương pháp chính là phân vùng ĐLTN và đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của đối tượng ĐKTN và TNDL.

- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án, các bản đồ kết quả, định hướng, giải pháp là những luận cứ khoa học tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch DL xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức không gian PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên cũng như quy hoạch PTDL trong tổng thể phát triển KT - XH chung của cả 2 tỉnh.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Thành l ập đươc

các bản đồ cho lãnh thổ miền núi Trị - Thiên ở tỷ l ệ

1/50.000, bao gồm: bản đồ phân vùng ĐLTN, phân loại sinh khí hậu; các bản đồ đánh giá thành phần , bản đồ đánh giá t ổng hợp về ĐKTN , TN cho phát triển 2 LHDL: DL thiên nhiên, DL văn hoá; bản đồ định hướng.

- Xác định mức đ ộ thuận lợi của ĐKTN và TN đối với LHDL, điểm DL cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

- Xây dựng điṇ h hướng , giải pháp khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên phù hợp với các đặc trưng về ĐKTN, TNDL, môi trường sinh thái cũng như

điều kiện về KT - XH, cơ sở pháp lý (quy hoạch, chiến lược PTDL chung của Việt

Nam, Bắc Trung Bộ, 2 tỉnh Trị - Thiên) liên quan đến lan

6. Luận điểm bảo vệ

h thổ NC.

Luận điểm 1. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có ĐKTN phân hóa theo quy luật, TNDL phong phú và đa dạng. Đây là cơ sở khai thác thế mạnh, phát triển lợi thế so sánh trong DL giữa các tiểu vùng khác nhau trên lãnh thổ NC.

Luận điểm 2. Các kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN, TN cho các LHDL, điểm DL là cơ sở quan trọng để đề xuất định hướng không gian và giải pháp PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

7. Cơ sở tài liệu

Luận án đươc

thưc

hiện trê n cơ ̉ các nguồn tài li ệu sau: (i) nguồn từ số liệu

thống kê , báo cáo, quy hoac̣ h phát triển KT - XH, DL của các B ộ, Sở, Ban, Ngành: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục DL; Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trư ờng; Uỷ ban nhân dân (UBND) của các tỉnh Qu ảng Trị, Thừa Thiên Huế, UBND của các huyện Hướng Hoá, ĐaKrông, A Lưới, Nam Đông; Viện Nghiê n cứ u PTDL , Viện Điều tra quy hoac̣ h phát triển rừ ng , Vụ Lữ hành du lịch, Vụ Khách sạn. (ii) Nguồn từ dữ liệu bản đồ: bản đồ địa chất, địa hình, địa mạo, bản đồ thảm thực vật, bản đồ hành chính tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở tỉ lệ 1:200.000; bản đồ quy hoạch PTDL tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở tỉ lệ 1:50.000. (iii) Nguồn từ các công trình dự án, các đề tài, báo cáo khoa học liên quan ĐKTN và TNDL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. (iv) Các tài liệu thu

thập, ghi chép từ các lần thực địa đến khu vực NC của tác giả.

8. Cấu trúc luận án

Luận án có 161 trang, 15 bản đồ. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch

Chương 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

Chương 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên cho phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

1.1.1. Trên thế giới

1.1.1.1. Nhóm nghiên cứu về lý luận du lịch

DL đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển loài người (776 trước công nguyên). Trong quá trình phát triển, khái niệm DL không ngừng được mở rộng, củng cố thông qua các hướng tiếp cận khác nhau như giải trí, thương mại hóa tối đa các SPDL mà không chú ý đến môi trường. Đến đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX xuất hiện LHDL thay thế - DL bền vững.

- Hướng nghiên cứu lý luận DL, được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: ở góc độ xã hội, một số nhà khoa học như Glusman, Kuns, Hunziker, Krapf đã coi DL như một hiện tượng xã hội, là sự di chuyển tạm thời của con người từ nơi cư trú đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí [dẫn theo 17, tr.16]. Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh và cả xã hội, một số các nhà khoa học như R.Lanquar (1993); M.Morrison (1998) và trường đại học kinh tế Praha (Séc), trường tổng hợp kinh tế thành phố Varna (Bungari) cùng chung cách tiếp cận DL là vừa được coi là ngành siêu lợi nhuận, mang lại lợi ích cho các nước làm DL và doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu tham quan DL, giải trí [dẫn theo 17, tr.16], [54]. Dưới góc độ môi trường, nhà khoa học Becker (1999) cho rằng các hoạt động DL được xem xét yếu tố suy thoái sinh thái và các LHDL thay thế xuất hiện nhằm hướng đến chiến lược DL tôn trọng môi trường như DL rắn - hard tourism, DL mềm - soft tourism [120].

- Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu DL bền vững rất được coi trọng trong xây dựng chiến lược PTDL mỗi quốc gia nhất là ở các nước châu Âu, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như F.Bidaut (2001) [140]; B.Debarbieux (2001) [123]; P.Keller (2001) [128]; M.Kinsley (2001) [129];

B.Prud’homme (2001) [133]; K.Weiermair (2001) [139] đã chứng minh hoạt động DL sẽ đạt mục tiêu xã hội, phát triển cộng đồng địa phương, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa và mang lại lợi ích cho môi trường tự nhiên nếu thực hiện các

nguyên tắc DL đảm bảo bền vững như: khai thác, sử dụng các nguồn TN hợp lí; hạn chế sử dụng quá mức TN và giảm thiểu chất thải ra môi trường; phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng, phù hợp với quy hoạch tổng thể KT - XH; chú trọng chia sẻ lợi ích DL với cộng đồng địa phương; khuyến khích tham gia cộng đồng địa phương vào các HĐDL; tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng bá DL.

Tác giả đã kế thừa những lý luận này vào phân tích các thuật ngữ, xu hướng PTDL - chú trọng yếu tố môi trường và nhấn mạnh yếu tố bảo tồn DTLS (cách mạng, văn hoá), đồng thời sử dụng hợp lý TN nhằm đảm bảo nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu DL cho tương lai trên từng tiểu vùng NC.

1.1.1.2. Nhóm nghiên cứu về đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được coi là giai đoạn đặt nền móng cho hướng đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên phục vụ PTDL. Phần lớn các công trình, đều đánh giá tổng hợp các hợp phần tự nhiên và dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học với 2 trường phái chính gồm: trường phái Liên Xô (cũ) và nước Đông Âu; trường phái Mỹ và các nước Tây Âu.

- Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu: một số công trình tiêu biểu như nghiên cứu của Viện Địa lí - Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã đánh giá các hợp phần của tự nhiên và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá TNDL gồm có: các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm về chiều rộng và vật liệu nền đáy của bãi biển như cát, sỏi, cuội, sét, bùn. Một số nghiên cứu của V.Tauxkat (1969) [140]; Mukhina (1973) [141] đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ đa dạng của cảnh quan (đánh giá kỹ thuật) cho dạo chơi ngắm cảnh. I.Pirôgiơnic (1985) [142] đã đề xuất đánh giá tổng hợp thành phần của hệ thống lãnh thổ DL như TNDL, cấu trúc của các luồng khách và sơ sở vật chất phục vụ DL theo các vùng và các đới DL nghỉ dưỡng.

- Mỹ và các nước Tây Âu, hướng đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ mục đích DL tuy ra đời muộn hơn các nước Liên Xô (cũ), Đông Âu nhưng phát triển độc lập và hoàn thiện hơn về phương pháp luận. Các học giả E.Inskeep (199) [127]; B.Boniface, C.Cooper (1993) [122]; C.Gunn (1994) [124]; C.Hall (2008)

[149] đã coi đánh giá ĐKTN và tài nguyên là bước cơ bản trong quy hoạch phát

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí