Chỉ Tiêu Tổng Hợp Đánh Giá Điều Kiện Thời Tiết Đối Với Sức Khỏe, Điều Dưỡng

con người thông qua kết quả của việc đánh giá. (iv) Để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động đánh giá, khai thác và bảo vệ TN phải thống nhất biện chứng với nhau.

1.4.7.3. Các giai đoạn đánh giá

Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL cho PTDL được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá từng thành phần trong địa tổng thể và giá trị của các điểm tài nguyên trong không gian. Các giai đoạn đánh giá gồm:

a. Lựa chọn tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá: là bước quan trọng, quyết định nhất tới kết quả đánh giá

- Điều kiện sinh thái là cơ sở cho việc lựa chọn và phân cấp tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá. Do vậy, nhu cầu sinh thái thường được rút ra từ các NC, sau đó dựa vào kết quả NC, thành lập bảng thống kê các thành phần, tiêu chí tự nhiên cần đánh giá. Đối với đánh giá tổng hợp cho một số LHDL, tác giả đã sử dụng tiêu chí sau: các tiêu chí về tự nhiên: thắng cảnh (sự tương phản giữa địa hình - thủy văn - sinh vật), địa hình (kiểu và độ dốc địa hình), khí hậu (sinh khí hậu), sinh vật (thảm thực vật và ĐDSH); các tiêu chí về văn hoá: các DSVH (vật thể, phi vật thể). Đối với đánh tổng hợp theo các điểm DL, gồm có: độ hấp dẫn, khả năng tiếp cận, độ bền vững, thời gian khai thác, sức chứa DL. Các nhóm tiêu chí được sử dụng thông qua việc đánh giá tổng hợp các tiêu chí để tìm ra mức độ thuận lợi ở từng tiểu vùng.

- Các tiêu chí và chỉ tiêu được lựa trong luận án đều phản ánh được những đặc trưng của lãnh thổ, thực sự quan trọng đối với chủ thể đánh giá. Nguyên tắc lựa chọn số lượng tiêu chí và xác định chỉ tiêu cho việc đánh giá phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể đánh giá. Đồng thời, cũng cần chú ý ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa rõ rệt trong không gian.

b. Xác định mức độ, điểm và trọng số đánh giá

- Xác định mức độ, điểm đánh giá: mức độ thích nghi sinh thái được phân chia theo 5 cấp độ: rất thích nghi (rất thuận lợi), thích nghi trung bình (tương đối thuận lợi), ít thích nghi (ít thuận lợi), không thích nghi (không thuận lợi) [20]. Tuy nhiên, đối với ĐKTN thì sẽ có những tiêu chí, chỉ tiêu không thuận lợi cho phát triển LHDL này nhưng sẽ thuận lợi cho phát triển LHDL khác. Đồng thời, TNDL cũng có những tiềm năng nhất định của chúng. Do đó sẽ không có tiêu chí, chỉ tiêu nào được đánh giá là không thuận lợi mà sẽ ở mức độ ít hoặc nhiều thuận lợi. Từ lý luận trên, tác giả đã sử dụng 4 cấp bậc để thể hiện mức độ thuận lợi của các tiêu chí, chỉ tiêu, bao gồm: rất thuận lợi (RTL), thuận lợi (TL), tương đối thuận lợi (TĐTL),

ít thuận lợi (ITL); điểm đánh giá tương ứng là 4, 3, 2, 1.

- Xác định trọng số đánh giá: các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải tiêu chí nào cũng có mức độ và giá trị phục vụ PTDL ngang nhau mà có những tiêu chí có mức độ quan trọng hơn. Do vậy, để đảm bảo cho việc đánh giá được chính xác và có tính khách quan cần xác định thêm trọng số cho các tiêu chí.

Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều cách xác định trọng số đánh giá như: phương pháp chuyên gia (ý kiến đánh giá của các chuyên gia được xác định bằng điểm, sau đó chia trung bình); phương pháp theo hệ số quan hệ giữa yếu tố đánh giá và chủ thể (hệ số quan hệ càng cao thì trọng số được xác định càng lớn); phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBM)... Dựa vào mục đích của luận án, tác giả sử dụng phương pháp xác định trọng số theo ma trận tam giác của Nguyễn Cao Huần (2005) [20], trọng số đánh giá được xác định dựa trên việc so sánh các yếu tố theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu sinh thái của các dạng sử dụng. Quá trình so sánh được tiến hành theo từng cặp, với hình thức đặt câu hỏi như: đối với dạng sử dụng X, yếu tố nào quan trọng hơn? Yếu tố quan trọng hơn được xác định là 1 điểm và ghi vào ô tương ứng. Số lần lặp lại các yếu tố càng cao thì trọng số của nó càng lớn (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Ma trận tam giác xác định trọng số


Chỉ tiêu

C1

C2

C3

C4

....

Cm-2

C m-1

Cm

r

K

C1


C1

C3

C1

...

C1

C1

C1



C2



C2

C4

...

Cm-2

C2

C2



C3




C4

...

C3

C3

Cm



C4





...

C4

C4

C4



...






...

...

...



Cm-2





...


Cm-2

Cm



Cm-1





...



Cm



Cm





...






Tổng cộng

R

1,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 7

Ghi chú: C1, C2, C3, ... Cm: là các chỉ tiêu đánh giá được thống kê; r: mức độ lặp lại (tần suất gặp) của chỉ tiêu thứ j;

R: tổng của các r;

K: trọng số của chỉ tiêu thứ j (tổng số của K =1)

Theo đó, trọng số K của từng chỉ tiêu được tính như sau:

n

j

j

K 1 r

rj

j1

Trong đó: Kj: trọng số của chỉ tiêu thứ j

rj : số lần lặp lại của chỉ tiêu thứ j j: Tiêu chí đánh giá, j = 1,2,3...n

Theo Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2001), cách đánh giá định tính cần đảm bảo các yêu cầu: tính hiệu quả (hiệu quả và lợi ích kinh tế, hiệu quả và lợi ích xã hội, hiệu quả và lợi ích môi trường); các giá trị (giá trị thưởng thức, giá trị lịch sử, giá trị khoa học, giá trị sử dụng); đáp ứng được các điều kiện (điều kiện giao thông, điều kiện kinh tế, điều kiện cảnh quan, điều kiện dung lượng, điều kiện thi công, điều kiện thị trường) [37]. Tuy nhiên, mức độ định tính cao, lựa chọn theo cảm tính dẫn đến sự tùy tiện trong định ra thang cấp đánh giá. Do vậy, để khắc phục được các nhược điểm tính chủ quan trong đánh giá định tính luận án đã sử dụng thêm một số tiêu chí đánh giá có tính định lượng như: độ dốc, lượng mưa, số ngày mưa...

c. Đánh giá kết quả: có thể thực hiện bằng cách tính tổng, tích, trung bình (TB) cộng hay TB nhân của các điểm đánh giá thành phần. Tuy nhiên, nếu tính tổng hoặc tích sẽ khó so sánh vì mỗi chủ thể đánh giá có các yếu tố lựa chọn đánh giá không bằng nhau. Do đó việc sử dụng cách tính điểm TB cộng hoặc TB nhân là hợp lí nhất. Đối với luận án, tác giả đã lấy điểm TB cộng để đánh giá kết quả. Công thức xác định điểm trung bình cộng [20]:

K j X j CTa Trong đó X điểm trung bình cộng đánh giá Xj Điểm đánh giá của 1

Kj Xj

(CTa)


Trong đó: X: điểm trung bình cộng đánh giá Xj: Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i

Khoảng cách mỗi cấp độ (mức phân hạng từ RTL đến ITL), được tính theo công thức [20]:

D D

D max min

m

(CTb)

D: khoảng cách điểm giữa các cấp đánh giá Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất

Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất

m : số cấp đánh giá (m = 4)

1.4.8. Phương pháp phân loại khí hậu và SKH

Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã đề cập, áp dụng phổ biến tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá điều kiện SKH cho sức khỏe con người phục vụ mục đích PTDL, cụ thể như:

- Áp dụng chỉ tiêu điều kiện khí hậu đối với con người của các học giả Ấn Độ [dẫn theo 18] trên lãnh thổ nước ta được nêu ở bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2. Chỉ tiêu sinh học đối với con người


Ý nghĩa

Nhiệt độ TB năm (0C)

Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C)

Biên độ nhiệt ngày (0C)

Lượng mưa

năm (mm)

Thích nghi

18 - 24

24 - 27

< 6

1250 - 1900

Khá thích nghi

> 24 - 27

> 27 - 29

6 - 8

1900 - 2550

Nóng

> 27 - 29

> 29 - 32

8 - 14

> 2550

Rất nóng

> 29 - 32

> 32 - 35

14 - 19

< 1250

Không thích nghi

> 32

> 35

> 19

< 650

- Các tác giả ở Viện Địa lí cũng có nhiều công trình NC liên quan đến SKH người ở các khu vực vùng núi của Việt Nam, như Đặng Kim Nhung, Nguyễn Khanh Vân và cộng sự đã thông qua việc sử dụng tổ hợp thời tiết (tập hợp các yếu tố khí tượng chính lúc 13 giờ hàng ngày) thích hợp cho các hoạt động trị bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch để thống kê chuỗi số liệu từ 1986 - 2000 và đánh giá điều kiện khí hậu ở các vùng núi khác nhau. Từ các kết quả NC nhóm tác giả đã phân chia ra các ngưỡng đánh giá theo bảng 1.3 sau [106, tr.131]

Bảng 1.3. Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện thời tiết đối với sức khỏe, điều dưỡng


Các ngưỡng

đánh giá

Nhiệt độ không khí (0C)

Độ ẩm không khí

(%)

Tốc độ gió

(m/s)

Sương mù

Thích hợp

23 - 30

50 - 80

1 - 3

Không

Không thích hợp

> 30 nóng

< 50 khô

< 1 và > 3

< 22 lạnh

> 80 ẩm

Như vậy, các yếu tố thời tiết nằm trong mối tương quan tương hỗ, không tách rời nhau. Cùng một điều kiện nhiệt - ẩm như nhau, vận tốc gió khác nhau sẽ cho các kiểu thời tiết khác nhau; hoặc điều kiện nhiệt - ẩm tối ưu nhưng thời gian mưa trong ngày khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều đến HDDL. Mỗi kiểu thời tiết

khác nhau sẽ tác động khác nhau đến cơ thể con người từ mức độ thích hợp đến không thích hợp.

- Một số phương pháp khác như phương pháp thực nghiệm UNWTO được áp dụng trên toàn cầu. Sau này Đặng Duy Lợi (1991) [32] đã xây dựng giản đồ nhiệt độ - độ ẩm tuyệt đối để tính khả năng thích ứng của con người với khí hậu ở một số cảnh quan DL Việt Nam. Căn cứ vào giản đồ này, điều kiện dễ chịu nhất đối với con người Việt Nam là có nhiệt độ 15 - 230C và độ ẩm tuyệt đối từ 14 - 21 mb (phụ lục 1).

- Trên cơ sở kế thừa các công trình NC kết hợp sự phân hóa thực tế của yếu tố khí hậu chính (nhiệt độ, ẩm) cũng như một số yếu tố khác (chế độ gió, độ cao của địa hình) trên lãnh thổ NC, tác giả đã sử dụng bảng chỉ tiêu sinh học đối với sức khoẻ con người của Ấn Độ để phân ra các loại SKH cho DL, phù hợp với mục đích NC.

1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án

Các giai đoạn thực hiện: luận án đã được tiến hành theo ba giai đoạn chính, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về PTDL, từ đó xác định mục tiêu, đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Giai đoạn nghiên cứu lãnh thổ và đánh giá ĐKTN, TNDL, bao gồm: việc xác định sự phân hóa trong điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu và đặc điểm KT - XH. Từ đó tiến hành phân vùng ĐLTN và phân loại SKH. Kết quả phân vùng ĐLTN và phân loại SKH là cơ sở đánh giá, xác định các mức độ thuận lợi của TNDL và điều kiện SKH cho phát triển 2 LHDL và 13 điểm DL. Giai đoạn đề xuất định hướng và giải pháp PTDL dựa trên kết quả đánh giá. Sơ đồ phân tích chi tiết được thể hiện trong hình 1.2 sau đây:


Đặc điểm phân hoá lãnh thổ







ĐKTN, TNDL tự nhiên Đặc điểm KT-XH, TNDL văn hoá


Hệ thống phân vị, chỉ tiêu Hệ tiêu chí, chỉ tiêu và nhận biết các cấp phân vị phân loại cấp SKH


Bản đồ phân loại SKH

Bản đồ phân vùng ĐLTN

2. Nghiên cứu lãnh thổ và đánh giá ĐKTN, TNDL



Phương pháp NC


Cơ sở dữ liệu

1. Chuẩn bị NC

3. Định hướng, giải pháp


Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng NC


Nhu cầu thực tiễn


Định hướng


- Khai thác hợp lý TNDL; phát triển SPDL

- Tổ chức không gian PTDL

- Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

DL thiên nhiên


DL văn hoá


Đánh giá tổng hợp chung cho 2 LHDL


Đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên cho PTDL


Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá


Đánh giá cho các LHDL Đánh giá các điểm DL


Phân hoá mức độ thuận lợi của tài nguyên DL cho PTDL



Giải pháp


- Khai thác hợp lý và bảo vệ TNDL; phát triển SPDL hiệu quả

- PTDL theo không gian hiệu quả

- Bảo vệ môi trường trong PTDL bền vững

Hình 1.2. Sơ đồ tiếp cận hệ thống đánh giá ĐKTN, tài nguyên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên


47

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


- Các NC, đánh giá ĐKTN, TN phục vụ PTDL trên thế giới, Việt Nam nói chung và ở khu vực miền núi Trị - Thiên nói riêng đã được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều đó càng cho thấy sự phức tạp và đa dạng của tài nguyên trong quá trình đánh giá. Trong đó, sử dụng phổ biến nhất chính là phương pháp đánh giá tổng hợp thích nghi sinh thái, trên nền tảng của phân vùng địa lý

sự hỗ trợ của công nghệ GIS. Đồng thời, đã có nhiều nhóm giải pháp, kinh nghiệm

PTDL miền núi được đề cập, đặc biệt đề cao tính sử dụng hợp lý tài nguyên (TNDL) cho phát triển bền vững, tính liên kết vùng, tiểu vùng cũng như chú trọng đến tính dễ tổn thương, khả năng khôi phục TN khi khai thác du lịch ở các địa phương miền núi. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu này còn mang tính khái quát cho lãnh thổ lớn. Tổng quan về các công trình NC cho thấy, hiện nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu cụ thể về các ĐKTN, TN cho PTDL ở phạm vi cấp các huyện như miền núi Trị - Thiên.

- Thông qua tổng quan các vấn đề lý luận được sử dụng trong luận án như các khái niệm liên quan đến du lịch, điều kiện phát triển DL thiên nhiên, DL văn hoá; đề tài cũng làm rõ những đặc trưng về ĐKTN, TNDL ở miền núi là gì và một

số cách phân loại TNDL. Đây chính là những cơ sở nền tảng trong việc xác định hướng tiếp cận, kế thừa để luận án áp dụng cho nghiên cứu PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên.

- Xây dựng phương pháp luận cho luận án, tác giả đã luận giải về các quan điểm, phương pháp nghiên cứu, đã xác định được hướng tiếp cận theo hệ phương pháp nghiên cứu chung của khoa học địa lý với điểm trọ ng tâm là phương pháp phân vùng ĐLTN. Để đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN và TNDL, tác giả sử

dụng chủ đạo là phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái. Mục đích nhằm xác định tiềm năng và mức độ TL của TNDL cho phát triển các LHDL, điểm DL (đánh giá riêng đối với từng LHDL và đánh giá tổng hợp cho 2 LHDL, 13 điểm DL) của lãnh thổ NC.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC HUYỆN MIỀN NÚI KHU VỰC TRỊ - THIÊN


2.1. Đặc điểm tự nhiên và TNDL tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lí - Tài nguyên vị thế

Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên thuộc vùng DL Bắc Trung Bộ, nằm trong khoảng vĩ độ 16042’ đến 15059’ vĩ bắc với tổng diện tích tự nhiên 4.267,53 km2 và 294 km đường biên giới, tạo thành một dải liên tục phía tây của hai tỉnh Trị

- Thiên. Phía bắc giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Quảng Nam, Đà Nẵng, phía đông giáp 9 huyện và 1 thị xã: gồm huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền (của tỉnh Thừa Thiên Huế) và huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, thị xã Quảng Trị (của tỉnh Quảng Trị)

- Vị thế kinh tế - chính trị

+ Nằm điểm đầu của 2 tuyến hành lang phát triển quan trọng nhất của quốc gia và tiểu vùng sông Mê Công mở rộng: tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và qua cửa khẩu quốc tế La Lay. Đây chính là 2 hành lang kinh tế có khoảng cách vận chuyển hàng hoá và hành khách ngắn nhất tính từ phía đông bắc Thái Lan (các tỉnh Ubon Ratchathani, Amnat Charoen), Campuchia và trung tâm phía nam Lào đến cửa ngõ biển Đông của Việt Nam.

+ Nằm trên tam giác phát triển bao gồm các tỉnh Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với miền Trung Việt Nam. Mọi hoạt động giao thương và DL của nhiều tỉnh, thành phố gồm Lào (Salavan, Champasak, Xê Kông), Thái Lan (Srisaket, Ubon Rathatchani), Campuchia (Stung Treng, Preah Vihear) và Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng) đều được thông qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay. Hai cửa khẩu quốc gia S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai) cũng tạo điều kiện thuận lợi trong thông thương với cả tiểu vùng sông Mê Công dễ dàng.

+ Các tuyến đường quan trọng: đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), quốc lộ 9, 49, tỉnh lộ 15D, 14B là những mạch giao thông nối liền địa bàn với tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và một số nước Đông Nam Á. Đây là những điều kiện lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, thu hút khách DL trong nước và quốc tế; vị trí chiến lược trong đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023