Các Tuyến Khảo Sát Thực Địa Các Huyện Miền Núi Khu Vực Trị - Thiên


Hình 1.1. Các tuyến khảo sát thực địa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

Đây là giai đoạn rất quan trọng, vừa để tác giả thu thập thêm thông tin cho các tiêu chí đánh giá, cũng vừa là thời gian để tác giả kiểm chứng kết quả đánh giá trong thực tế. Giai đoạn 3: sau khi có kết quả đánh giá, tiếp tục thực địa nhằm xác định lại thông tin cho kết quả NC ở giai đoạn đầu, đặc biệt với những trường hợp trong diện nghi vấn.

1.4.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Đánh giá ĐKTN và tài nguyên phục vụ PTDL là một vấn đề phức tạp có liên quan đến lý luận, thực tiễn của nhiều ngành khoa học, KT - XH. Vì vậy, trong quá trình NC, thông qua hình thức trao đổi kinh nghiệm, tác giả đã xin ý kiến một số chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực liên quan của Viện Khoa học, trường đại học ở Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn tiếp xúc, trao đổi với cán bộ quản lý, người dân địa phương ở các điểm khảo sát thực địa nhằm phục vụ cho mục đích NC từng phần trong luận án.

1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp bản đồ là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong suốt quá trình NC địa lí. Bản đồ giúp xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ giữa các đối tượng về không gian và thời gian trong phạm vi NC. Tác giả sử dụng các bản đồ thành phần như bản đồ hành chính, địa chất, địa hình, thảm thực vật,... để khai thác thông tin, xác định phạm vi, vạch tuyến khảo sát. Đồng thời, tác giả kết hợp sử dụng công nghệ GIS để phân tích, đánh giá và thành lập các bản đồ kết quả như bản đồ phân vùng ĐLTN, nhiệt độ, lượng mưa, phân loại SKH, bản đồ phân bố TNDL (tự nhiên, văn hoá), bản đồ đánh giá, định hướng thông qua phần mềm Arc GIS và Mapinfo. Nhằm đảm bảo mức độ chi tiết, chính xác và phù hợp với mục đích tương ứng từng phần NC của luận án, hệ thống bản đồ được tác giả biên tập, thành lập ở tỉ lệ 1:100.000. Sau khi hoàn thành, các bản đồ được sẽ được thu nhỏ từ bản đồ tỷ lệ 1:50.000 để thuận lợi cho việc in trên giấy A3.

1.4.5. Phương pháp SWOT

Phương pháp này được vận dụng trong phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài trong PTDL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nhằm xác định điểm mạnh - điểm yếu/cơ hội - thách thức. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đề xuất định hướng, giải pháp khai thác hiệu quả, đẩy mạnh mô hình LKV, tiểu vùng trong phát triển du lịch.

1.4.6. Phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên cho phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Có hai loại phân vùng chính đó là phân vùng nhằm mục đích chung (phân vùng khoa học chung) và phân vùng theo mục đích riêng (phân vùng thực tiễn). Trong đó phân vùng theo mục đích khoa học chung không phụ thuộc vào nhiệm vụ cụ thể về mặt sử dụng kinh tế lãnh thổ; còn phân vùng theo mục đích riêng thì ngược lại, được tiến hành nhằm giải quyết, sử dụng các TN tự nhiên. Thông qua phân vùng những quy luật ĐLTN sẽ được làm sáng tỏ. Bên cạnh các quy luật được phát hiện, bản đồ phân vùng theo mục đích kèm theo bản thuyết minh cho phép người NC phát hiện ra mặt thuận lợi và bất lợi quan trọng, đặc thù riêng của ĐKTN, TN ở từng lãnh thổ phân chia, phục vụ cho mục đích sử dụng TN - đó là những ứng dụng thực tiễn.

Như vậy phân vùng tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với mục đích phân vùng; nói cách khác phân vùng theo mục đích riêng là một bộ phận của phân vùng tự nhiên. Đối với luận án, phân vùng địa lí tự nhiên là cho mục đích PTDL. Do vậy, sau khi tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp, chỉ tiêu phân vùng (ĐKTN và TN) khoa học chung, luận án đã tập trung chủ yếu vào sự phân hóa của TNDL hơn các yếu tố khác trong phân chia lãnh thổ NC thành các á vùng, tiểu vùng cũng như chú ý thuyết minh sự phân hoá của chúng nhiều hơn ở mỗi đơn vị đã được phân chia.

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 6

1.4.6.1. Mối quan hệ giữa phân vùng địa lí tự nhiên đối với phát triển du lịch

- Phân vùng ĐLTN là cơ sở khoa học nền tảng trong NC: kết quả phân vùng ĐLTN (bản đồ phân vùng, hệ thống chỉ tiêu chú giải và thuyết minh) là những cơ sở khoa học, tri thức tổng hợp với đầy đủ nhất về sự phân hoá của ĐKTN, TNTN của một lãnh thổ nhất định. Từ đó cung cấp các thông tin, những nền tảng phục vụ khai thác lãnh thổ với các mục đích kinh tế khác nhau, trong đó có mục đích PTDL.

- Phân vùng ĐLTN nhằm tìm ra mức độ đa dạng, đặc trưng riêng về ĐKTN, TNTN: trong không gian, lãnh thổ có quy mô lớn thường không đồng nhất về ĐKTN và TNTN. Do đó đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong ĐKTN, TNTN. Các thể tổng hợp ĐLTN có những đặc điểm tự nhiên và mức độ tập trung tài nguyên khác nhau, vì vậy khả năng khai thác và sử dụng chúng là khác nhau. Như vậy, lãnh thổ có ĐKTN, TNTN càng phong phú sẽ càng đa dạng hơn trong phát triển KT - XH, ví dụ như con người sử dụng tài nguyên hoặc xây dựng không gian sinh sống. Tóm lại, sự đa dạng về tự nhiên thường kéo theo sự đa dạng về văn hoá, tạo nên hệ thống văn hoá theo vùng, miền với những nét đặc trưng riêng (văn hoá địa phương) hình thành các SPDL du lịch tự nhiên, văn hoá khác nhau. Phân vùng

ĐLTN sẽ thực hiện nhiệm vụ là vạch ra các thể tổng hợp ĐLTN tương đối đồng nhất về tự nhiên cũng như văn hoá.

- Phân vùng ĐLTN còn đóng vai trò quan trọng đối với đánh giá ĐKTN và TNDL: mỗi thể tổng hợp được vạch ra là nền tảng để sử dụng làm đơn vị đánh giá, so sánh để tìm ra mức độ thuận lợi của thể tổng hợp ĐLTN khác nhau trong PTDL.

- Phân vùng ĐLTN là sơ sở xác lập những quy hoạch, định hướng mang tính chiến lược cho PTDL: trong đánh giá dựa trên các thể tổng hợp ĐLTN, hướng đánh giá theo các đơn vị phân loại thể tổng hợp tự nhiên là một hướng tiếp cận được đánh giá rất cao, rất phù hợp với mục đích PTDL. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên là một lãnh thổ trải dài, tương đối lớn, việc đánh giá ĐKTN, TNDL (tự nhiên, văn hoá) trên cơ sở bán định lượng sẽ giúp xây dựng định hướng PTDL (tổ chức không gian DL, phát triển SPDL dựa trên thế mạnh TN). Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong PTDL.

1.4.6.2. Các nguyên tắc trong phân vùng ĐLTN

- Trên thế giới, nhiều tác giả đã đưa ra những nguyên tắc phân vùng địa lí tự nhiên như: A.E. Phêdina đưa ra 4 các nguyên tắc: địa đới, phi địa đới, địa đới - phi địa đới, phát sinh và tổng hợp [46]. A.G.Ixatsenko đưa ra 2 nguyên tắc: tính chất khách quan, phát sinh hay lịch sử [27]. V.I.Prokaev đưa ra 6 nguyên tắc: khách quan, tính đồng nhất tương đối, phát sinh, cùng chung lãnh thổ, so sánh và ưu tiên xét những quy luật phân vùng ĐLTN phổ biến [105]. F.N.Mincov đưa ra 4 nguyên tắc: cùng chung lãnh thổ, phát sinh, tổng hợp và đồng nhất tương đối [36].

- Ở Việt Nam, hướng phân vùng ĐLTN xuất hiện khá muộn, từ 1930 - 1960 tiêu biểu là hệ thống phân vị của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1970) [86]. Từ sau năm 1960 đến nay đã có nhiều NC tập trung theo hướng phân vùng ĐLTN và phân vùng cảnh quan với nhiều hệ thống các cấp phân vị khác nhau. Một số nguyên tắc phân vùng được đề cập nhiều như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ [29], [44], [76].

- Trên cơ sở kế thừa các công trình NC của các tác giả phân vùng trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan, đồng thời kết hợp phân tích đặc điểm tự nhiên lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, tác giả sử dụng 5 nguyên tắc phân vùng ĐLTN. Đây là các nguyên tắc được vận dụng song song, xuyên suốt cùng với các hệ phương pháp phân vùng ĐLTN.

+ Nguyên tắc khách quan: là nguyên tắc có vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện và khoanh vi ranh giới các vùng, tránh được tính chủ quan và tuỳ tiện; đảm bảo tính chính xác, tính khoa học trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân vùng. Hệ thống các đơn vị phân vùng cần phải phản ánh được các quy luật phân hoá khách quan của tự nhiên không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người cũng như mục đích của công tác phân vùng. Ví dụ như mục đích phân vùng cho mỗi ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp,...) đều có yêu cầu, đặc điểm riêng, nếu theo sát chủ ý các yêu cầu đó, các vùng sẽ thay đổi, dẫn đến rất khác nhau về kích thước và ranh giới. Do vậy, các yêu cầu thực tiễn sẽ dựa vào nguyên tắc khách quan này để cho một sơ đồ chung nhất và thực sự khoa học (chỗ dựa tốt nhất và theo quy luật)

+ Nguyên tắc phát sinh, đây là nguyên tắc tuy còn nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay nó đang được hầu hết các nhà địa lý chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong phân vùng. Theo đó, những nhà nghiên cứu ủng hộ nguyên tắc này cho rằng: quy luật phát sinh và phát triển của địa tổng thể chính là cơ sở để điều khiển, khai thác lãnh thổ một cách hợp lý . Hay nói cách khác, nguyên tắc phát sinh được áp dụng

nhằm chia tách những đơn vị lãnh thổ không những có sự giống nhau về đặc điểm

tự nhiên mà còn có chung một nguồn gốc phát sinh và phát triển. Tuy nhiên, khi phân vùng tự nhiên nguyên tắc này thường sử dụng phương pháp xét theo nhân tố trội (là nhân tố bền vững và thể hiện rõ ở ngoài thiên nhiên) giúp cho việc phân vùng trên lãnh thổ NC tránh khó khăn và phức tạp.

+ Nguyên tắc tổng hợp, giúp cho nguyên tắc phát sinh theo nhân tố trội không vượt ra khỏi hướng phân vùng ĐLTN. Các hợp phần tự nhiên phải phân tích trong một mối quan hệ tương hỗ thống nhất hoàn chỉnh địa tổng thể chứ không chỉ phân tích hạn chế của một hoặc một số hợp phần thiên nhiên (như địa mạo - khí hậu, thổ nhưỡng - địa mạo). Do đó, nguyên tắc này giúp cho nguyên tắc phát sinh theo nhân tố trội tránh khỏi việc đi chệch hướng trong quá trình phân vùng. Đồng thời đảm bảo phân chia được các vùng, tiểu vùng bộ phận tại những lãnh thổ không xuất hiện nhân tố chủ đạo đã theo.

+ Nguyên tắc đồng nhất tương đối: các đơn vị phân vùng vừa thống nhất cũng vừa rất phức tạp: thống nhất ở một số chỉ tiêu nhất định phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần nhưng vẫn có sự phân hoá bên trong (mỗi đơn vị lại có thể chia ra thành những đơn vị nhỏ hơn hoặc cũng có thể ghép một số đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn). Mặt khác, nguyên tắc này còn cho thấy khi cấp bậc phân vùng càng

cao, lãnh thổ càng rộng lớn thì mức độ đồng nhất thấp, dựa vào các chỉ tiêu khái quát chung. Ngược lại, khi cấp bậc phân vùng càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao, dựa vào các chỉ tiêu chi tiết, cụ thể.

+ Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ: thể hiện việc không thể có hai địa tổng thể hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, mỗi đơn vị phân vùng đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các đơn vị lãnh thổ lân cận, và mỗi đơn vị cũng không thể bao gồm những bộ phận rời (không chia cắt lãnh thổ).

1.4.6.3. Phương pháp phân vùng

Các phương pháp được lựa chọn trong phân vùng ĐLTN đối với lãnh thổ các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên trước hết cần phải xác định hướng phân vùng chủ đạo; phải phù hợp với những nguyên tắc phân vùng cơ bản, thích hợp với tình hình thực tiễn và dễ sử dụng. Đồng thời, các phương pháp cũng phải thông dụng, phổ biến, đã được sử dụng rộng rãi và khẳng định được giá trị về mặt khoa học, thực tiễn. Theo đó, tác giả đã sử dụng 3 phương pháp trong phân vùng ĐLTN như sau:

- Phương pháp phân vùng theo nhân tố trội: là phương pháp phổ biến và đã được nhiều tác giả sử dụng khi tiến hành phân vùng, như F.N. Mincov [36] phân chia các đới theo lớp phủ thực vật - thổ nhưỡng và khí hậu; V.I. Prokaev [105] chọn sự tương quan nhiệt - ẩm làm nhân tố chủ đạo đối với những đơn vị mang tính đới, còn đối với những đơn vị không mang tính đới là những đặc điểm thạch học và địa mạo,...

- Phương pháp phân tích tổng hợp các thành phần cấu tạo: trong phân vùng ĐLTN, đây chính là phương pháp cơ bản của việc biểu thị và xây dựng bản đồ tổng hợp ĐLTN. Theo đó, cần phải tính đến tất cả các hợp phần tạo nên địa tổng thể, xem xét vai trò từng nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển và phân hoá của địa tổng thể (địa chất, địa hình, khí hậu,... và cả những tác động của con người trong việc tạo nên các thể tổng hợp mới thông qua biến đổi thiên nhiên). Trên thế giới có các nhà nghiên cứu về phương pháp này như Ixatsenko [27], Mincov

[36] A.E.Phedina [46]; Việt Nam có Nguyễn Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh [44] và Tổ phân vùng ĐLTN [76].

- Phương pháp địa lí so sánh: giúp làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa các thể tổng hợp thành phần tự nhiên, giúp giải thích được các quy luật hình thành, phát triển và phân dị của các thể tổng hợp. Trong đó, việc so sánh, đối chiếu các bản đồ bộ phận với nhau giúp rút ra được những đặc trưng giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các cấp phân vùng. Đây cũng chính là cơ sở đưa ra những chỉ tiêu

khoa học thích hợp cho mỗi cấp phân vùng theo mục đích NC. Phương pháp này áp dụng cả ở trong phòng, trong các cuộc nghiên cứu thực địa và giúp các nhà nghiên cứu phân tích được các thể tổng hợp, thể hiện trên bản đồ phân vùng ĐLTN.

1.4.6.4. Hệ thống phân vị trong phân vùng địa lí tự nhiên

- Trên thế giới, đã có nhiều tác giả đưa ra sơ đồ hệ thống phân vị khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của mỗi khu vực được phân vùng. Mỗi sơ đồ phân vị đều dựa trên những dấu hiệu nhận biết khác nhau [46]. Cho đến nay, ở nước ta, các chỉ tiêu phân cấp độ cao địa hình vẫn chưa thống nhất. Giai đoạn từ 1920 – 1960 lãnh thổ Việt Nam chủ yếu do người Pháp và Liên Xô tiến hành phân vùng. Sau năm 1960, có nhiều công trình xây dựng hệ thống các cấp và các dấu hiệu nhận biết phân vị của các tác giả Việt Nam như: hệ thống 6 cấp của Vũ Tự Lập (1963): Đới Xứ Miền Khu Vùng Cảnh. Sau đó đến năm 1976, Vũ Tự Lập đã vừa phân cấp và phân vị tạo nên hệ thống phân vùng ĐLTN khá chi tiết cho cảnh quan miền Bắc [29] (phụ lục 8) và phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 đới, 3 miền và 13 khu ĐLTN. Hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa cho phân vùng từ cấp lớn nhất (địa lí quyển ) đến cấp nhỏ nhất (điểm địa lý ), do vậy khó áp dụng cho một lãnh thổ nhỏ. Cùng với thứ tự phân vùng này,

Tổ phân vùng ĐLTN Việt Nam cũng đã đưa ra hệ 4 cấp tương tự: Đới Miền

Khu Vùng địa lí tự nhiên [86]. Đối với lãnh thổ nhỏ hơn, Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh (1998) đã đưa ra hệ thống 5 cấp: Ô địa lí Á ô địa lí Đới địa lí Miền địa lí Vùng địa lí [44]...

- Dựa vào đặc điểm phân hoá ĐLTN của lãnh thổ NC, tác giả đã kế thừa phân vùng ĐLTN của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997) [21] với hệ thống 3 cấp là Đới

Miền Vùng cho sự phân chia lãnh thổ của Việt Nam. Theo đó, coi toàn bộ lãnh thổ Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là một vùng (gồm cả các huyện miền núi phía tây của cả 2 tỉnh), dưới cấp vùng là cấp bổ trợ "á vùng" tiếp theo là cấp "tiểu vùng".

1.4.7. Phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN, TN cho PTDL

1.4.7.1. Khái niệm đánh giá ĐKTN và TN và các kiểu đánh giá

- Theo Phạm Trung Lương “Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ du lịch nhằm xác định mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ du lịch nói riêng” [33].

Đánh giá thích nghi sinh thái là phương pháp truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng; là dạng đánh giá tối ưu nhất nhằm thể hiện mức độ thích hợp của các thể tổng hợp ĐLTN và các hợp phần của chúng đối với một dạng hoạt động kinh tế nào đó. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở dạng điểm hoặc cấp dựa vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của

địa tổng thể. Đánh giá ĐKTN và TNDL trên một lãnh thổ có thể thực hiện đánh giá theo các đơn vị thể tổng hợp ĐLTN; phương pháp đánh giá có thể tiến hành đánh giá theo từng thành phần. Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của TN, của các thể tổng hợp ĐLTN đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp nhằm xác định giá trị thực và khả năng khai thác thực tế của tài nguyên. Đối với luận án, sử dụng phương pháp này chính là xác định mức độ thuận lợi của các ĐKTN và TNDL cho PTDL.

- Một số kiểu đánh giá được tác giả sử dụng, bao gồm:

+ Kiểu tâm lí - thẩm mỹ: xác định mức độ cảm giác và phản ứng tâm lí - thẩm mỹ của khách DL đối với TNDL. Cơ sở đánh giá dựa trên kế thừa các kết quả công trình NC thống kê điều tra xã hội học. Theo đó, để xác định mức độ hấp dẫn của cảnh quan, kiểu tâm lý - thẩm mỹ được tác giả áp dụng đánh giá.

+ Kiểu đánh giá sinh học: là kiểu đánh giá được tác giả vận dụng trong việc lựa chọn các tiêu chí khí hậu chính để xác định thời gian thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người hoặc cho các HĐDL thông qua thực nghiệm cụ thể.

+ Kiểu đánh giá kỹ thuật: dựa trên việc phân loại các tổng thể tự nhiên, nhân văn. Sau đó lựa chọn các chỉ tiêu nhất định về mặt kỹ thuật như: độ dốc, chất lượng nước, chất lượng không khí, khoảng cách (cự ly vận chuyển), mật độ dân số bình quân (người/km2)… nhằm xác định giá trị của ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên đối với PTDL. Đây chính là cơ sở cho việc đánh giá mức độ phân hóa lãnh thổ du lịch, xác định các điểm, tuyến DL. Luận án đã áp dụng kiểu đánh giá này trong việc xác định quy mô (sức chứa DL) có khả năng khai thác PTDL.

1.4.7.2. Các nguyên tắc đánh giá

Dựa vào mục tiêu đánh giá của luận án đã được đề cập, đánh giá ĐKTN và TN cho PTDL phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: (i) đảm bảo mức độ tin cậy, độ chính xác của các dữ liệu đầu vào trong đánh giá từ tất cả các nguồn. (ii) Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá. (iii) Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị, quy luật phân hoá TNDL và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời sống

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí