Dựa Trên Kết Quả Tính Toán Skh‌


gia đình, các cặp vợ chồng trẻ không con hoặc độc thân đi nghỉ mát; đi theo tour lữ hành, nhóm tự tổ chức hoặc đi lẻ,…Các điểm thu hút khách thường là các công viên, bãi biển,…

- Khách thương mại, công vụ: đối tượng chính là các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước; ưu tiên khách có thu nhập trung bình trở lên, đi lẻ không qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành, lứa tuổi 30-55.

- Khách đi nghỉ mát biển đảo: hướng tới thị trường cao cấp với các sản phẩm du lịch biển đảo của Phú Quốc-Hà Tiên; Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Khách du lịch chữa bệnh: suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang được làm nguội đi để tắm liệu pháp


d) Định hướng về sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch đóng vai trò trung tâm của lãnh thổ du lịch. Phát triển du lịch cần dựa trên định hướng chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn với những định hướng chính là:

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng: Các sản phẩm du lịch chính của vùng ĐBSCL là: du lịch sinh thái (hệ sinh thái đất ngập nước nội địa-Đồng Tháp Mười; hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái biển đảo Phú Quốc); du lịch tìm hiểu văn hóa (TP.Sóc Trăng; Làng cổ Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ; Thành cổ Óc EO, Thoại Sơn, An Giang,…); du lịch tham qua miệt vườn, sông nước, du lịch cộng đồng. Ngoài ra, trong từng cụm thuộc vùng ĐBSCL còn có các sản phẩm đặc thù: du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng (nhà tù Phú Quốc, rừng tràm Mỹ Phước-Sóc Trăng,….); du lịch lễ hội, tín ngưỡng (lễ hội trái cây-Bến Tre; lễ hội nghinh ông Nam Hải-Trà Vinh,….); du lịch thương mại, công vụ-MICE (Phú Quốc, Cần Thơ); du lịch nghỉ dưỡng biển đảo. Đối với ĐNB: du lịch lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch MICE nhằm tạo ra sự khác biệt, thu hút khách du lịch. Trong vùng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

hiện có 3 khu du lịch quốc gia chuyên đề: khu du lịch biển Long Hải-Vũng Tàu; khu du lịch hệ sinh thái rừng Sác Cần Giờ và khu du lịch sinh thái-lịch sử Côn Đảo. Đây là những sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng cần được chú trọng đầu tư phát triển.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở những tiềm năng trội của vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của những thị trường du lịch trọng điểm: du lịch cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng núi (Núi Dinh ở Bà Rịa-Vũng Tàu), du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh…để thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 14

Mỗi địa phương trong vùng cần tập trung phát huy thế mạnh đặc thù riêng để phát triển sản phẩm du lịch, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch có khả năng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn chung của vùng nhằm tạo ra các chương trình du lịch nội vùng, đặc sắc, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch chung của vùng.

Chú trọng đẩy mạnh sự liên kết với các vùng, các trung tâm du lịch khác trong nước và cả các nước trong khu vực, đặc biệt trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng GMS như Campuchia, Lào, Thái Lan để nối tour du lịch tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của vùng.

Do tính chất tài nguyên, đặc thù phân bố dân cư, nét văn hóa truyền thống, nên về cơ bản đối với vùng ĐBSCL không nên phát triển các khu du lịch có quy mô lớn, ngoại trừ Phú Quốc (với các khu nghỉ dưỡng biển quy mô lớn, chất lượng cao), Hà Tiên-Kiên Lương (Kiên Giang), Cồn Ấu (Cần Thơ). Các KDL khác của vùng nên có quy mô nhỏ, phù hợp với đặc điểm chất phác của người dân Nam Bộ và phù hợp với cảnh quan tự nhiên sông nước, miệt vườn.

Đặc thù của vùng cũng thuận lợi phát triển các KDL sinh thái (tại các VQG, KBTTN), du lịch cộng đồng (tại miệt vườn, khu dân cư). Đó chính là những định


hướng cơ bản đối với các KDL tại vùng ĐBSCL. Bên cạnh các KDL hiện đại, cao cấp tại khu vực Phú Quốc-Hà Tiên.

Cụm du lịch Vũng Tàu-phụ cận-Côn Đảo: Với lợi thế chính về tài nguyên du lịch tự nhiên, đây là nơi có nhiều loại hình du lịch hấp dẫn gắn liền với tự nhiên. Các sản phẩm tiêu biểu của vùng: du lịch tắm và nghỉ dưỡng biển; du lịch cuối tuần; du lịch sinh thái; du lịch thể thao-mạo hiểm; du lịch tham quan. Đối với cụm du lịch này cần chú trọng phát triển khu du lịch chuyên đề quốc gia Long Hải- Phước Hải và Côn Đảo như những sản phẩm trọng tâm của cụm.

Cụm du lịch Tây Ninh-phụ cận: sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch văn hóa- tín ngưỡng; du lịch nghỉ dưỡng hồ.

Như vậy, trong các chiến lược phát triển du lịch của 2 tiểu vùng ĐNB và ĐBSCL, thì loại hình du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo cũng được khẳng định là có nhiều lợi thế và cũng là hướng được quan tâm đầu tư phát triển.


3.1.3. Dựa trên kết quả tính toán SKH‌

Dựa vào những định hướng chung về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước và những dự báo về cơ cấu khách, số lượng khách du lịch đến vùng Nam Bộ của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, và qua kết quả phân tích ở chương II, học viên nhận thấy rằng điều kiện SKH của vùng Nam Bộ có sự phân hóa khác nhau giữa 2 tiểu vùng: ĐNB và ĐBSCL; giữa các địa phương khác nhau; nhu cầu du lịch sẽ có sự phân khúc thị trường cũng như lứa tuổi. Do đó, việc định hướng để khai thác tốt điều kiện SKH cũng có sự khác nhau giữa 2 tiểu vùng cũng như giữa các địa phương trong vùng. Cụ thể như sau:


Định hướng chung:


Dựa vào điều kiện SKH, du lịch vùng Nam Bộ cần hướng đến:


Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh núi; tăng cường khai thác du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh và du lịch thể thao, tắm biển. Đối với vùng đồng bằng nội địa, cần khai thác kết hợp với các loại hình du lịch khác: du lịch mua sắm, du lịch sông nước, du lịch sinh thái,…

Đối tượng khách du lịch: tập trung thị trường khách du lịch gần với nước ta (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc,…) vì những nước này có khí hậu gần như tương đồng với nước ta nên việc thích nghi sẽ dễ dàng. Ngoài ra, cần chú trọng ưu tiên thu hút khách du lịch từ châu Âu, và các nước Đông Âu (chủ yếu là Nga), để khai thác những lợi thế về chế độ nắng, gió,…của vùng. Tăng cường khai thác khách du lịch nội địa – đối tượng đã thích nghi khí hậu.

Lứa tuổi khách: chú trọng thu hút những khách trong độ tuổi trưởng thành (từ 30-50 tuổi ) vì nhóm tuổi này sẽ có biên độ thích ứng với khí hậu lớn và ít bị sốc do sự thay đổi môi trường sống (mà yếu tố khí hậu đóng vai trò rất quan trọng) và cũng là nhóm tuổi có khả năng chi trả cũng như thích sử dụng các sản phẩm đắt tiền.

Cơ sở kinh doanh du lịch: xây dựng các nhà nghỉ, trại an dưỡng bệnh ở vùng núi, miền biển, vùng đồng bằng phù hợp với điều kiện SKH để kích thích và chữa trị một số loại bệnh cũng như phục hồi sức khỏe.

Đào tạo những cán bộ, nhân viên ngành du lịch có sự hiểu biết về SKH: các lợi ích cũng như tác hại của khí hậu vùng núi, miền biển và đồng bằng đối với các lứa tuổi cũng như một số loại bệnh.

Tận dụng tối đa những giai đoạn có điều kiện SKH tốt, thuận lợi và khá thuận lợi đối với du lịch của các tiểu vùng, các địa phương trong vùng.


Trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu, sẽ làm cho điều kiện SKH vùng ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Do đó, các địa phương trong vùng ngoài việc xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các chiến lược hoạt động kinh doanh du lịch phù hợp với điều kiện SKH thì còn cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân địa phương, của khách du lịch về “biến đổi khí hậu”.

Định hướng cụ thể cho từng tiểu vùng và các địa phương trong vùng như sau:


a. Tiểu vùng ĐNB


Do sự phân hóa địa hình đã dẫn đến sự phân hóa khí hậu trong vùng ĐNB. Vùng vừa có kiểu khí hậu vùng núi (nhưng chủ yếu là núi thấp dưới 1000m), khí hậu miền biển và khí hậu đồng bằng; do đó điều kiện SKH của vùng có thể chia ra như sau: SKH miền núi, SKH miền biển – đảo và SKH khu vực đồng bằng nội địa. Các định hướng chính đối với du lịch của vùng ĐNB bao gồm:

Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng núi thuộc 2 địa phương: Bình Phước và Tây Ninh. Đây là 2 địa phương có điều kiện SKH tổng hợp đối với sức khỏe con người tốt nhất ở vùng ĐNB nói riêng và cả vùng Nam Bộ, thời gian thuận lợi, khá thuận lợi cho du lịch kéo dài trên 6 tháng, đặc biệt là Bình Phước thời gian có điều kiện SKH tốt cho du lịch rất dài.

Tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, và phục hồi sức khỏe vùng biển đảo ở Vũng Tàu và Côn Đảo. Đây là 2 địa phương có điều kiện SKH biển đảo khá tốt và khá tiện nghi đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thì Vũng Tàu và Côn Đảo là 2 địa điểm có SKH được xếp vào loại tốt nhất Việt Nam cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

Đối với khu vực đồng bằng nội địa: Điều kiện SKH DI thuộc loại nóng và RSI thuộc loại khá bất tiện nghi, thời gian tương đối thuận lợi với du lịch ít. Do đó, một mặt tăng cường khai thác thời gian có điều kiện SKH tốt nhất; mặt khác,


cần kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch mua sắm, tham quan, du lịch văn hóa, tôn giáo, du lịch MICE,…

Đối tượng khách cần hướng đến: đó là những khách trong độ tuổi từ 30- 50; các khách đến từ thị trường Đông Bắc Á và Tây Âu, Bắc Mỹ để khai thác điều kiện nắng, gió,… của vùng núi, biển ở ĐNB. Tuy nhiên, đối với những vị khách đến từng vùng ôn đới này, các địa phương trong vùng cần phải có một nguồn nhân lực du lịch, có hiểu biết về SKH người để hướng dẫn và giúp đỡ khách ít chịu tác động xấu của điều kiện SKH nhất (đặc biệt là những thời gian nắng gắt trong ngày dễ gây tổn hại cho những người da trắng: sạm da, ung thư da,…những tháng có SKH ít thuận lợi). Thị trường khách du lịch nội địa cũng là một thị trường tiềm năng, do đó vùng cũng không thể bỏ qua thị trường hấp dẫn này, nhất là những khách có trình độ học vấn và khả năng chi trả cao.

Thời gian thích hợp nhất cho du lịch vùng ĐNB là từ tháng XI-III (trừ khu vực đồng bằng nội địa thời gian ngắn hơn), nên đẩy mạnh khai thác tốt điều kiện SKH thuận lợi trong thời gian này; còn giai đoạn điều kiện SKH gay gắt nhất là tháng IV-VI, cần có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như giúp đỡ khách du lịch ít chịu tác động của các đặc trưng thời tiết khí hậu nhất.

Với sự phân hóa địa hình, cũng như sự phân hóa khí hậu đã làm cho điều kiện SKH của các địa phương trong tiểu vùng ĐNB có sự khác nhau. Do đó, đối với mỗi địa phương trong vùng cũng có những định hướng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bình Phước


Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi. Vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam, có núi Bà Rá (736m) là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng núi hấp dẫn và có giá trị du lịch cao.


Điều kiện SKH cho phép Bình Phước phát triển du lịch gần như quanh năm. Do đó, địa phương cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh núi.

Đối tượng khách cần hướng đến: Với địa hình núi trung bình và thấp, vùng núi ở Bình Phước phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh với những người có bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho gà, suy nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.

Tây Ninh


Tây Ninh cũng là địa phương có điều kiện SKH khá tốt và thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi. Ở đây, có núi Bà Đen (986m) cũng là một trong những địa điểm lý tưởng cho việc xây dựng các khu nhà ở, các trại an dưỡng và phục hồi sức khỏe.

Điều kiện SKH cho phép Tây Ninh khai thác du lịch trong thời gian khá dài (nhưng không bằng Bình Phước) từ tháng X-II. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khanh Vân (Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam) thì Tây Ninh là nơi có số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe tương đối nhiều ở nước ta (233,8 ngày). Tuy nhiên, cũng cần lưu ý giai đoạn tháng IV-VI, đây là giai đoạn SKH khá gay gắt. Do đó cần có các biện pháp giúp đỡ khách du lịch đến địa phương trong thời gian này.

Đối tượng khách cần hướng đến: với địa hình núi trung bình và thấp, vùng núi ở Tây Ninh phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh với những người có bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt


mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho gà, suy nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.

TP.Hồ Chí Minh


Là địa phương nằm trong nội địa, điều kiện SKH ít thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh bằng các địa phương khác. Tuy nhiên, với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông,…TP.Hồ Chí Minh có thể phát triển kết hợp với những loại hình du lịch khác như: du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,…

Thời gian mà điều kiện SKH tốt nhất ở TP.Hồ Chí Minh là: XI-II. Các tháng khác, cần phải có các biện pháp hướng dẫn, tuyên truyền và giúp đỡ khách du lịch ít chịu tác động của các yếu tố thời tiết khí hậu, nhất là về nhiệt độ đối với các du khách ở vùng ôn đới (Tây Âu, Bắc Mỹ,…).

Đối tượng khách cần hướng đến: những vị khách có nhu cầu về vui chơi giải trí, về mua sắm, có trình độ học vấn và thu nhập cao.

Vũng Tàu


Vũng Tàu là một trong những nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được xếp vào loại tốt nhất của Việt Nam. Với điều kiện SKH thuận lợi này, Vũng Tàu cần phải tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng ven biển.

Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở Vũng Tàu kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Vũng Tàu là nơi có số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều nhất nước ta (308,4 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời gian từ tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Do đó, địa phương cần phát

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023