Các Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng


Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”

Theo I.I Pirojnik "Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh te và văn hoá". (Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, I.I Pirojnik, 1985.)

Luật Du lịch Việt Nam 2017, tại Điều 3, Khoản 1 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắc và tính xã hội cao.

Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân chia theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu

chí.


Dựa vào mục đích chuyến đi:

Du lịch tham quan

Du lịch giải trí

Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch khám phá

Du lịch thể thao


Du lịch lễ hội

Du lịch tôn giáo

Du lịch nghiên cứu (học tập)

Du lịch hội nghị

Du lịch thể thao kết hợp

Du lịch chữa bệnh

Du lịch thăm thân

Du lịch kinh doanh

Dựa vào môi trường tài nguyên:

Du lịch thiên nhiên

Du lịch văn hoá

Dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch:

Du lịch miền biển

Du lịch núi

Du lịch đô thị

Du lịch thôn quê

Dựa vào lãnh thổ hoạt động:

Du lịch quốc tế

Du lịch nội địa

Dựa vào loại hình lưu trú:

Khách sạn

Nhà trọ thanh niên

Camping

Bungaloue

Làng du lịch

Dựa vào phương tiện giao thông:

Du lịch xe đạp

Du lịch ô tô

Du lịch bằng tàu hoả

Du lịch bằng tàu thuỷ


Du lịch máy bay

Dựa vào độ dài chuyến đi:

Du lịch ngắn ngày

Du lịch dài ngày

Dựa vào lứa tuổi du lịch:

Du lịch thiếu niên

Du lịch thanh niên

Du lịch trung niên

Du lịch người cao tuổi

Dựa vào phương thức hợp đồng:

Du lịch trọn gói

Du lịch từng phần

Dựa vào hình thức tổ chức:

Du lịch tập thể

Du lịch cá thể

Du lịch gia đình

1.1.2. Du lịch nghỉ dưỡng

Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. khu nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tại Việt Nam loại hình du lịch nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn phát triển và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

1.1.3. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng

Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách.

Du lịch chữa bệnh: mục đích chính của chuyến đi là để phòng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Do vậy địa diểm đến thường là các khu an dưỡng, biệt thự… nơi có nguồn nước khoáng, thảo mộc, hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh. Khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Du khách đi


du lịch có nhu cầu điều trị các loại bệnh về thể xác và tinh thần, nhằm mục đích phục hồi sức khỏe. Các phương pháp hay được sử dụng như: chữa bệnh bằng y học cổ truyền, châm cứu, mát-xa. Hoặc chữa bệnh bằng đi leo núi, đi bộ, tắm bùn khoáng, nước nóng… Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng này có tính thời vụ và thời gian lưu trú dài (theo liệu trình chữa bệnh) nên đòi hỏi phải có cơ sở phục vụ tốt.

Du lịch nghỉ ngơi, kết hợp với tham quan giải trí: đây là loại hình du lịch phát sinh do nhu cầu thư giãn để hồi phục sức khỏe thể chất cũng như tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng đa dạng. Do vậy ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi cần phải có các chương trình, các địa điểm vui chơi, giải trí cho du khách.

Du lịch nghỉ ngơi kết hợp các hoạt động thể thao: đây là loại hình du lịch ra đời nhằm đáp ứng lòng ham mê hoạt động thể thao của du khách, không hẳn là tham gia thi đấu mà mục đích là nâng cao sức khỏe.

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch

Du lịch nghỉ dưỡng biển: là loại hình gắn liền với biển, cùng các hoạt động như tắm biển, thể thao, lướt ván… Loại hình du lịch này có tính mùa vụ rất rõ nên nó thường diễn ra vào mùa nóng, biển đẹp.

Du lịch nghỉ dưỡng núi: là loại hình gắn liền với cảnh quan hùng vĩ và khí hậu trong lành của núi rừng. Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm.

Du lịch thôn quê: là loại hình du lịch gắn với những đồng quê có cảnh quan yên bình, không gian thoáng đãng, trong lành. Nó có sức hấp dẫn đặc biệt với khách từ đô thị, nhất là các thành phố lớn. Họ muốn tìm một không gian để thay đổi nhịp độ, thư thái, nghỉ ngơi.

Các nguyên tắc tạo nên sản phẩm du lịch chất lượng:

- Sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu khách du lịch

Một trong những “nguyên nhân” tạo nên tính phong phú và phức tạp của du lịch chính là nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi. Do đó, để phát triển kinh tế du lịch cũng như thu được lợi nhuận mong muốn, các sản phẩm du lịch phải phù hợp với nhu cầu của du khách. Để làm được điều đó các công ty, doanh nghiệp

11

và đơn vị lữ hành phải thực hiện nghiên cứu khách hàng (nhân khẩu học, sở thích, mong muốn, tình trạng kinh tế…).

Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như “sản xuất” các sản phẩm du lịch nhân tạo phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, các công ty, doanh nghiệp và đơn vị lữ hành bắt buộc phải bảo vệ môi trường, bảo tồn các nguồn sinh vật và giữ gìn nét văn hóa phi vật thể – vật thể truyền thống,… để du lịch được tồn tại và phát triển bền vững.

- Lợi ích kinh tế

Bất cứ hoạt động đầu tư “sản xuất”, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đều bắt buộc phải xem xét đến các lợi ích kinh tế mà sản phẩm du lịch mang đến. Bởi mục đích cuối dùng của hoạt động kinh doanh du lịch cũng là lợi nhuận.

Tuy nhiên, ở Việt Nam nguyên tắc này đang bị khai thác một cách ồ ạt và triệt để, không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, thiên nhiên, môi trường sống của các sinh vật, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái,… mà còn ảnh hưởng đến những trải nghiệm và lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch.

- Nguyên tắc đặc sắc

Để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch, bắt buộc việc khai thác tài nguyên du lịch phải chú ý đến nét đặc trưng, độc đáo và đặc sắc của thiên nhiên, phong tục – tập quán, văn hóa… của cộng đồng. Bên việc khai thác, các công ty, doanh nghiệp và đơn vị lữ hành cũng cần bảo tồn những nét đặc sắc này, những hoạt động tu sửa quá mức hoặc xây dựng giống nhau đều gây sự nhàm chán.

- Nguyên tắc tổng thể

Việc khai thác tổng thể sản phẩm du lịch ở một địa phương không chỉ làm tăng sức hút của sản phẩm đó mà còn tăng giá trị, lợi nhuận. Chính vì vậy, khi khai thác một sản phẩm du lịch nào đó, hãy khai thác cả những tài nguyên xung quanh như văn hóa cộng đồng, ẩm thực địa phương, phong tục – tập quán…

- Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn

Đây là nguyên tắc không thể bỏ qua nếu muốn có một sản phẩm du lịch chất lượng và bền vững. Bởi một khi bị “tổn thương”, sẽ rất mất thời gian và công sức để

12

khôi phục tài nguyên, thậm chí không thể khôi phục như cũ. Mục đích của hoạt động khai thác tài nguyên du lịch là để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Thế nhưng, trong quá trình khai thác cũng như hưởng thụ chính con người đã “vô tình hữu ý” phá hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Có nhiều nhân tố khác nhau cùng tác động đến sự phát triển của du lịch nghỉ dưỡng.

1.1.4.1. Kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của LHQ, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ tạo ra tăng trưởng từ 2% - 2,5% trong chi tiêu cho du lịch. Đây cũng chỉ là một dự báo để tham khảo vì hoạt động du lịch bị ảnh hưởng mạnh do các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng hoảng kinh tế, giá dầu... Bản chất du lịch là một hoạt động hưởng thụ, trải nghiệm. Do vậy nếu kinh tế chi tiêu cho các vấn đề cơ bản không đủ, thì sẽ không thể phát sinh nhu cầu đi du lịch. Nói cách khác, một nước với nền kinh tế nghèo nàn, khó khăn sẽ không phát sinh nhiều chi tiêu cho du lịch.

Đại dịch Covid là một ví dụ điển hình cho thấy sự ảnh hưởng của kinh tế chi phối toàn ngành nói chung cũng như du lịch nói riêng. Ngày 21/4, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký, Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết từ ngày 13-

13

17/4/2020, TAB và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), phối hợp với Grant Thornton Ltd. (Việt Nam) và Báo điện tử VnExpress đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp du lịch trong cả nước về những khó khăn, thách thức của đại dịch COVID-19, cập nhật tình hình kinh doanh, khó khăn của doanh nghiệp. Đã có 394 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát, trong đó có 51,4% doanh nghiệp là công ty lữ hành, 15,3% là khách sạn và 14,2% là doanh nghiệp vận tải được khảo sát. Trong số này có 92% là doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lượng nhân viên dưới 100 người.

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 71% số doanh nghiệp cho biết doanh thu của công ty trong quý I năm nay giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2019; có 77% doanh nghiệp dự kiến doanh thu quý 2 sẽ giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm 2019. Phần lớn đại diện các khách sạn (65%) trả lời rằng doanh thu quý I/2020 chưa đạt được 30% so với cùng kỳ năm 2019. Khoảng 1/3 số đại diện các khách sạn được hỏi cho biết giá phòng bình quân trong quý 1/2020 bằng 30-50% của năm 2019. Trong khi 1/3 số doanh nghiệp khác có giá phòng bình quân ở mức 70-100%. Cũng trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, 18% doanh nghiệp đã cho nghỉ việc toàn bộ nhân viên và 48% doanh nghiệp đã cho nghỉ việc với tỷ lệ từ 50-80%.

Vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến, các tổ chức quản trị kinh doanh điểm đến cần xem xét, nghiên cứu và dự báo các yếu tố kinh tế không chỉ trong đất nước mà cả khu vực và thế giới.

1.1.4.2. Chính trị

Chính là yếu tố góp phần không nhỏ vào thành công của du lịch. Trước hết là đường lối chủ trương phát triển của mỗi quốc gia có tiềm năng du lịch. Tại Việt Nam, Đại Hội VIII đã đề ra những biện pháp để thúc đẩy du lịch: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi trường sinh thái. Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác nhau. Đẩy mạnh


việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch.”

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển ngành du lịch năm 2017, mục tiêu là biến du lịch thành ngành mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu ở Đông Nam Á, thông qua chú trọng:

Phát triển hạ tầng du lịch.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Cải thiện quản lý nhà nước về ngành du lịch, cùng các yếu tố khác.

Theo đó, Nghị quyết đã vạch ra những chỉ tiêu định lượng đầy tham vọng cho ngành du lịch trong những năm tới (Bảng 1.1). Với chủ trương trên, Chính phủ hiện đang xây dựng chiến lược mới về du lịch của quốc gia (2018-2030) và kế hoạch hành động nhằm chỉ đạo các hoạt động và đầu tư cần thực hiện nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2020 và thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong thập kỷ tới.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu của Chính phủ cho ngành du lịch Việt Nam


Các chỉ số ngành du lịch

Đơn vị

Hiện trạng

(2016)

Chỉ tiêu

(2020)

Số lượt khách quốc tế

Triệu

10

17-20

Số lượt khách trong nước

Triệu

62

82

Doanh số ngành du lịch

Tỷ USD

19

35

Lao động ngành du lịch

Triệu

0,7

1,7

Đóng góp của ngành du lịch cho GDP

%

7

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thúc đẩy hình thức du lịch nghỉ dưỡng thông qua phát triển hệ thống bất động sản nghỉ dưỡng - nghiên cứu kinh nghiệm của Tập đoàn Sun Group tại Hạ Long - 3

Nguồn: Nghị quyết số 08/NQ_TW, của Bộ Chính trị, tháng 1/2017

Ngoài khách nội địa thì du khách nước ngoài cũng đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của ngành du lịch. Tăng trưởng khách quốc tế cũng như thị phần du khách quốc tế đến Việt Nam trung bình 10 năm qua đều tăng (Hình 1.1).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023