Phát Triển Kinh Tế Gắn Với An Ninh Quốc Phòng





Biên)


Cao Bằng

19

Đồn Trà Lĩnh, Đồn Gia Bằng, Đồn Phù Tang, Đồn Trung


6

(Bảo Cổ Lân, Bảo Gia Bằng, Bảo Trà Lĩnh, Bảo



Thảng, Đồn Sóc Giang, Đồn

Phù Tang, Bảo Phần Hà,


Nẫm Nương, Đồn Nhượng

Bảo Bác Khê)


Bạn, Đồn Cổ Lân, Đồn Bác



Khê, Đồn Na Lạn, Đồn Bác



Cung, Đồn Quả Thoát, Đồn Na



Thông, Đồn Cổ Châu, Đồn



Nga Ổ, Đồn Phần Hà, Đồn



Đống Long, Đồn Củng Xương,



, Đồn Long Khê



(Cửa Lương Mã, Cửa Trung



Thảng, Cửa Na Lạn, Cửa Lệnh



Cấm,



Đồn Long Khê


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 11

Mặc dù bận đối phó với các vấn đề an ninh trong nước nhưng triều Nguyễn vẫn ý thức được nguy cơ ngoại xâm nên đã tích cực chuẩn bị các biện pháp để đối phó. Cùng với việc xây dựng đội quân ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hệ thống thành lũy cũng được xây dựng ở các địa phương ven biên giới nhằm chống lại nguy cơ xâm lấn từ bên ngoài. Triều đình cũng thường xuyên cắt cử quân trấn giữ để mong “giữ yên biên cương bờ còi”.

3.1.3. Đối phó với các nhóm Thanh phỉ

Trong sử sách triều Nguyễn, những tên gọi như “Thanh địa cổ phỉ” (giặc cướp từ Trung Quốc đến), “Thanh địa y phỉ” (giặc cướp từ Trung Quốc sang ẩn náu), thường xuyên xuất hiện trọng những sự kiện diễn ra ở Bắc Kỳ. Đó là tên gọi của những nhóm thổ phỉ người Thanh xâm nhập vào Việt Nam qua đường biên giới trên bộ với số lượng khá đông đảo, trang bị vũ khí khá mạnh, tạo sự bất ổn dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang của Việt Nam và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Đây là địa bàn thuận lợi đối với hoạt động của các nhóm thổ phỉ. Đây là vùng xa chính quyền trung ương, là vùng biên giới khó kiểm soát, các toán phỉ có thể hoạt động và chạy trốn vào trong núi tránh sự truy quét của quan quân. Trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể tháo chạy bằng cách vượt qua biên giới. Vì vậy, việc kết

hợp của chính quyền các địa phương vùng biên giới để đối phó với các nhóm phỉ này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.

Năm 1804, Nguyễn Đăng Giai tâu 5 điều bàn nghĩ về kế hoạch ở biên giới trong đó có đề cập đến việc kết hợp với quan quân nhà Thanh trong việc tiễu trừ giặc phỉ nước Thanh tràn sang biên giới. Ông đã đề nghị làm quốc thưu gửi đến tỉnh Quảng Tây nhà Thanh yêu cầu viên tuần phủ tỉnh ấy phối hợp đánh bọn giặc phỉ để yên nơi biên giới.

Thời Gia Long, năm 1810, giặc nước Thanh là bọn Ô Thạch Nhị, Đông Hải Bát, Lý A Thất bị Tổng đốc Lưỡng Quảng nước Thanh đuổi riết, phải trốn ra mặt biển thuộc bốn phủ Cao, Liêm, Quỳnh, Lôi. Khâm Châu gửi giấy cho Bắc Thành hẹn đem quân ra ngăn chặn. Thành thần đem việc tâu lên. Vua bảo Tống Phước Lương rằng: “Bọn giặc biển lẩn lút ở bãi Bạch Long, chỉ là sống tạm bợ thôi. Nay người Thanh đuổi bắt, ta nên cùng hợp sức để dẹp cho yên mặt biển. Nhân sai Văn Hạnh đem binh thuyền thẳng tới Vạn Ninh. Thành thần lấy thêm binh thuyền lệ theo sai khiến. Lại thấy Vạn Ninh tiếp liền Khâm Châu, nên có người văn học để làm thư từ đi lại, sai Ngô Khản làm lục sự để giúp công việc từ chương trong quân. Hơn 1 tháng, bọn Ô Thạch Nhị đều bị quân Thanh bắt hết. Lý A Thất và bè lũ hơn hai chục người cũng đến quân ta đầu hàng [76, tr. 786].

Cũng năm 1810, Lê Du và An Ôn Bích trước đây tụ họp cùng giặc biển là Trương Bảo Tứ, Trịnh Nhất Tảo bị quan quân đuổi bắt và chạy trốn sang nước Thanh. Tổng đốc Lưỡng Quảng đã đưa chúng về trao trả cho quan Bắc Thành trị tội [76, tr. 804].

Năm 1813, người Thanh đưa Hoàng Văn Thái, vốn là giặc trốn ở Tuyên Quang về Bắc Thành. Trước kia Hoàng Văn Thái họp đảng đánh cướp ở vùng Tụ Long và Thủy Vĩ, bị quan quân triều đình vây đánh, phải bỏ trốn sang Vân Nam. Nhà Thanh bắt được và trao trả cho nhà Nguyễn. Đồng thời

nhà Nguyễn cũng trao trả giặc Thanh là Trương Thế Nguyên và Trương Lão Mục, Trương Lão Nhị [76, tr. 863].

Hoạt động của các nhóm phỉ cũng có những đặc trưng riêng biệt. Dạng thứ nhất là những toán phỉ ít người, hoạt động lẩn lút ở cả hai bên biên giới, không cố định. Thời Gia Long, nhóm này đã tham gia cùng các nhóm chống đối triều đình do con cháu họ Mạc lãnh đạo. Thời Minh Mệnh, một nhóm Thanh phỉ do Mã Triều Châu, Vương Vĩnh Phát, Hoàng Hưng Phát đã tụ họp hơn vài nghìn người tham gia tổ chức chống triều đình do Lý Khai Ba, tự xưng là dòng dòi các vua triều Lý nổi dậy ở Hưng Hóa vào năm Minh 1822.

Năm 1832,








.

Thời Thiệu Trị, Tự Đức, các nhóm phỉ ngày càng hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt là các giai đoạn về sau. Đặc điểm và hoạt động của các nhóm Thanh phỉ cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đương thời. Các biến động ở vùng Hoa Nam đã tác động rất lớn đến các toán phỉ này. Bộ phận đầu tiên là những nông dân bị bần cùng hóa vì chiến tranh loạn lạc, suy thoái kinh tế và tràn xuống vùng Bắc Việt Nam thành phỉ; bộ phận thứ hai là những quan binh bất mãn với triều đình Mãn Thanh, bị truy quét, chạy trốn xuống vùng biên giới Việt Nam và ly khai thành thổ phỉ. Đặc biệt, khi phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại, một số lãnh tụ và tàn quân

của phong trào này đã chạy xuống vùng biên giới Việt Nam để tránh sự truy đuổi của quân triều đình. Khi sang đến vùng biên Việt Nam, các nhóm phỉ này tiến hành cướp bóc, tàn phá nhà cửa của nhân dân, gây cho dân chúng địa phương những tổn thất nặng nề. Tiêu biểu là các nhóm quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc đứng đầu, quân Cờ Vàng của Hoàng Sùng Anh, Cờ Trắng của Bàn Văn Nhị.

Năm 1848, thuyền giặc ở địa phận nước Thanh quấy rối Khâm Châu, viên tri châu ấy gửi tờ điệp sang cho tri châu Vạn Ninh thuê nhiều thuyền và lính dòng đóng chặn ở nơi hiểm yếu ở chỗ giáp nhau để phòng ngừa. Tỉnh thần Quảng Yên đem việc tâu lên, chuẩn cho bắt nhiều phu thuyền, đường thủy đường bộ nghiêm gia phòng triệt, để yên bọn giặc biển [82, tr. 73-74].

Tháng 4 năm 1849, Châu Khâm thuộc nước Thanh đưa thiếp báo hạt châu ấy có bọn giặc ở núi hơn 1.000 người, nổi dậy đi cướp bóc bừa bãi, ngoài biển có hơn 70 chiếc thuyền giặc lửng lơ đi quấy rối. Quan tỉnh có bờ còi giáp biển, phải chiếu theo địa hạt mà canh phòng nghiêm ngặt; lại phái thuyền tuần biển đi vây đánh [82, tr. 127].

Tháng 6 năm 1849, cổ phỉ nước Thanh hơn 2.000 người quấy rối châu Khâm, dời đóng đồn ở các phố Bắc Luân và Na Lương (giáp xóm Na Ba, châu Vạn Ninh). Bố chính Quảng Yên là Nguyễn Khoa Dục sức viên châu sở tại chiếu theo địa hạt canh phòng, và đem việc ấy tâu lên. Vua sai phái thêm 100 lính tỉnh đến. Tỉnh Hải Dương phái Phó quản cơ là Nguyễn Sĩ đem 300 biền binh đến Quảng Yên do Phó Lãnh binh là Trần Bảo Thư cai quản cả, đem dênd châu Vạn Ninh chặn giữ nghiêm ngặt [82, tr. 133].

Tháng 9 năm 1849 thuyền của người Thanh hơn 70 chiếc kéo đến phần biển tỉnh Hải Dương, lên đường bộ quấy nhiễu cướp bóc. Quan quân đánh giết, giặc lui đi, rồi lại nhân đêm lẻn đến phần sông tỉnh Quảng Yên hướng vào tỉnh thành sinh sự. Bố chính là Nguyễn Khoa Dục ra ngoài thành đốc

quân để đánh, phá tan bọn giặc, chém đầu cắt lấy tai bắt sống, thu được thuyền, súng và khí giới vô kể. Vua thưởng cho Nguyễn Khoa Dục quân công gia 1 cấp, viên biền binh đinh phân biệt khen thưởng. Tên phạm bắt được là bọn Trần Vãn 164 tên và đồ dùng để đi cướp (súng lớn 56 cỗ, súng ngắn, giáo ngắn, lá chắn mây các hạng) chuẩn cho giải Giao châu Khâm nước Thanh [82, tr. 140].

Tháng 7 năm 1850 dân đói nước Thanh tràn đến châu Vạn Ninh (tỉnh Quảng Yên) giết viên quyền nhiếp việc châu là Bùi Văn Thúy. Vua sai Vũ Công Độ (Án sát) đi đánh. Khi đến nơi, thì giặc trốn chạy rồi, bèn đuổi bắt được đồ dùng về việc quân. Bọn còn sót lại lẩn về các sứ Bắc Luân, Na Lặc nước Thanh [82, tr. 173].

Tháng 8 năm 1850, toán giặc người Thanh xuất phát từ châu Bằng Tường tràn sang vùng biên giới nước ta cướp bóc ở địa phận phủ Trường Định (thuộc tỉnh Lạng Sơn). Tri phủ là Phạm Duy Nhiên chống lại không nổi, giặc bèn tiến sát đến thành Lạng Sơn. Quan quân ở trên thành bắn chết 1 tên đầu mục của giặc và bọn lũ của giặc hơn 100 tên; giặc bèn trốn về. Vua thưởng cho quan tỉnh là Trương Hảo Hợp thực thụ Tuần phủ, rồi đưa thư cho hai tỉnh Quảng hội đánh [82, tr. 177]. Cùng năm ấy, nhiều đoàn người Thanh cũng sang lánh nạn ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn nước ta. Nhà vua ra lệnh cho các bang trưởng trông coi, khi địa phương hết loạn thì trả về [82, tr. 180].

Sang năm 1851, các toán giặc phỉ người Thanh tiếp tục tràn sang vùng biên giới nước ta cướp bóc, gây mất trật tự trị an và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nguyên nhân trực tiếp do mất mùa đói kém, những toán người này đặc biệt gia tăng vào các tháng cuối năm. Tháng 7 năm 1851, giặc Mông Thiên Ngưu cùng tên Quan Tam họp tập nhau ở châu Tư Lăng tràn sang quấy nhiễu châu Thượng Long, Bằng Tường. Vua ra lệnh cho Trương Hảo Hợp đốc suất biền binh, thổ dòng canh phòng nghiêm

ngặt các chỗ quan yếu ven biên giới để phòng giặc [82, tr. 196-197]. Tháng 8 năm ấy, giặc Thanh tập hợp hơn 1000 người tràn qua đường tổng Vò Ngại (thuộc châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên) đến Hạ Lâu đốt nhà cướp của. Tri châu là Phạm Kim Chung đem thổ binh đánh giặc, phần đông giặc bị thương chết, số còn lại trốn chạy không nhiều. Quân của Kim Chung bắt được cờ ngựa, dao, giáo, lấy lại được trâu bò (50 con) [82, tr. 208-209].

Sang tháng 11 năm 1851, nhóm giặc Tam Đường đã tràn vào Việt Nam, gồm 3 nhóm là Quảng Nghĩa Đường do Lý Đại Xương làm thủ lĩnh, nhóm Đại Thắng Đường do Hoàng Văn Nhị làm thủ lĩnh, và nhóm Đức Thắng Đường do Lưu Sĩ Anh cầm đầu. Các nhóm này xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, hoạt động độc lập, ngang nhiên tấn công vào thành trì của triều đình ở dọc biên giới, chủ yếu ở vùng thượng du Bắc Kỳ. Dạng này còn có các nhóm Thanh phỉ như Ngô Côn, Trương Cận Bang, Tô Tứ, Trung Hoà… Đây là những nhóm Thanh phỉ có lực lượng khá đông, hoạt động mạnh mẽ, từng bao vây đánh chiếm nhiều tỉnh thành quan trọng ở vùng biên giới. Mục đích chủ yếu của dạng này là hoạt động quân sự, chiếm đánh thành trì, đất đai, tìm chỗ đứng chân để mưu đồ sự nghiệp lâu dài. Sau khi phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại, nhóm tàn quân chạy trốn sang Việt Nam và phân hóa thành các nhóm phỉ Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng. Mục đích của các nhóm Thanh phỉ này khi sang Việt Nam là tìm chỗ dựa về chính trị: hoặc tìm cách kết thân Pháp, làm tay sai cho Pháp, hoặc tìm cách kết thân triều đình Huế và trở thành tay sai phục vụ cho các hoạt động quân sự của triều đình.

Sang năm 1852, các nhóm Thanh phỉ ngày càng lan tràn sang địa hạt các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Yên quấy phá, cướp bóc nhân dân. Tuần phủ Lạng Bình là Trương Hảo Hợp đã điều động binh lính từ Hà Nội, Bắc Ninh 4000 tên phối hợp với Liêm Châu nước Thanh vây đánh, triệt phá toán giặc trên. Đồng thời, tri châu là Phạm Kim Chung cũng tập hợp dân phu đánh giết giặc

ở vùng châu Tiên Yên tỉnh Quảng Yên khiến giặc phải rút lui.

Như vậy, sự du nhập và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các nhóm Thanh phỉ đã đe dọa trực tiếp đến nền độc lập, an ninh, chủ quyền quốc gia, khiến nhà Nguyễn phải đề ra những biện pháp cụ thể, lâu dài để đối phó với hiện trạng này. Biện pháp được triều Nguyễn ưu tiên và sử dụng triệt để là tấn công quân sự, đàn áp, ngăn chặn hoạt động của các nhóm Thanh phỉ. Lực lượng quân đội triều đình và quân đội địa phương đều được huy động nhằm tập trung đánh vào các căn cứ của các toán phỉ. Trong nhiều trường hợp, nhà Nguyễn không trực tiếp đánh vào các toán phỉ mà tập trung đánh vào chỗ dựa của chúng là những thủ lĩnh người bản xứ, từ đó cô lập, triệt hạ dần lực lượng phỉ. Trên thực tế, giải pháp này của nhà Nguyễn đã được thực thi và đạt kết quả khả quan.

Biện pháp thứ hai triều đình sử dụng là chu cấp tiền vàng, lương thực khi giặc đầu hàng, chấp nhận cho họ canh tác hay tổ chức kinh doanh sinh sống luơng thiện. Nhiều lần triều Nguyễn đã chi hàng vạn lạng bạc, hàng vạn quan tiền và nhiều lương thực cho các toán phỉ như Tô Tứ, Trương Cận Bang… để đổi lấy sự đầu hàng của các nhóm này. Tuy nhiên, biện pháp này của triều Nguyễn mang lại hiệu quả không cao, có khi còn thất bại nặng nề. Tô Tứ, Trương Cận Bang và một số nhóm phỉ khác đã tìm cách đầu hàng, xin lương thực, cấp tiền bạc, nhưng sau đó lại đánh phá quân triều đình.

Biện pháp tiếp theo được triều Nguyễn sử dụng là tiến hành các phương thức ngoại giao, liên kết với chính quyền các địa phương dọc biên giới của Trung Quốc để tạo thế cô lập, cắt đứt mọi nguồn cung cấp thông tin, lương thực, quân trang, vũ khí, và nơi ẩn cư để dễ bề tiêu diệt chúng. Nhà Nguyễn đã sử dụng thành công biện pháp này. Từ năm 1868, triều đình Tự Đức đã cầu xin sự giúp đỡ của nhà Thanh. Năm 1869, theo lệnh của nhà Thanh, Đề đốc Quảng Tây Phùng Tử Tài đem quân sang nước ta đóng quân ở

Tuyên Quang và đưa ra phương pháp dẹp giặc là Vừa đánh dẹp vừa chiêu dụ. Đồng thời Tự Đức cho quân đóng ở các nơi quan yếu ở Tuyên Quang để chặn đường phía sau của giặc. Sang năm 1870, quan quân triều đình phối hợp với quân của Phùng Tử Tài nhanh chóng dẹp được các nhóm cướp bóc trong cả nước.‌

3.2. Phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng

3.2.1. Quản lý hoạt động khai mỏ

Đối với vùng trung du và miền núi phía bắc nước ta, nền kinh tế đặc trưng là khai thác mỏ, đặc biệt là các mỏ than và khoáng sản. Trong các triều đại phong kiến trước, nguồn tài nguyên khoáng sản đã được khai thác ở các mức độ khác nhau. Sang đến thời Nguyễn, việc khai mỏ và quản lý các mỏ được nhà nước đặc biệt quan tâm. Theo thống kê từ Đại Nam thực lục Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ thì thời Nguyễn cả nước có 124 mỏ trong đó có 34 mỏ vàng, 14 mỏ bạc, 9 mỏ đồng, 1 mỏ thiếc, 29 mỏ sắt, 11 mỏ chì, 3 mỏ gang, 20 mỏ diêm tiêu, 2 mỏ lưu huỳnh, 1 mỏ chu sa. Điều đáng chú ý là các mỏ đó được tập trung với số lượng lớn ở các tỉnh biên giới phía Bắc, nhiều nhất là các tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chúng ta có thể thấy sự phân bố nguồn khoáng sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc như sau: Tỉnh Thái Nguyên có 6 mỏ vàng, 10 mỏ bạc, 1 mỏ thiếc, 12 mỏ sắt, 5 mỏ kẽm, 3 mỏ chì, 1 mỏ diêm tiêu; Tuyên Quang có 8 mỏ vàng, 1 mỏ bạc, 2 mỏ đồng, 2 mỏ sắt, 1 mỏ chì; Cao Bằng có 4 mỏ vàng, 4 mỏ sắt; Lạng Sơn có 9 mỏ vàng, 5 mỏ sắt, 2 mỏ diêm tiêu; Hưng Hóa có 4 mỏ vàng, 2 mỏ bạc, 5 mỏ đồng, 5 mỏ diêm tiêu [62, tr. 129-154].

Dựa theo hình thức tổ chức khai thác, chúng ta có thể phân ra 4 loại

mỏ:

Loại thứ nhất là các mỏ do nhà nước trực tiếp quản lý: Là những mỏ có

quy mô lớn, tập trung bộ phận nhân công bao gồm binh lính, công tượng và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022