chịu cho DK, số giờ nắng trung bình trong tháng cũng thấp nhất trong năm (bảng 2.3) Tiêu chí thắng cảnh như đã đánh giá ở DLTQ, nhiều rừng nguyên sinh, hồ tự nhiên, hồ và núi tạo cụm điểm du lịch trên núi, dưới hồ, nên tiêu chí này đạt mức rất thuận lợi cho DLND, địa hình lượn sóng cao trung bình từ 100 đến 250m với nhiều đỉnh núi lửa đã tắt còn sót lại, thuận lợi cho di chuyển, tiêu chí địa hình cũng đánh giá ở mức thuận lợi cho phát triển DLND. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, ở mức thuận lợi, ĐKSKH TĐTL cho phát triển DLND
b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Tương tự như I.1, vùng không có bãi tắm nên đánh giá tiêu chí bãi tắm ở mức điểm 0. Về tiêu chí thắng cảnh, vùng có rừng Lò Gò Xa Mát, hồ Dầu Tiếng là hồ rộng, trong lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho du khách. Các thắng cảnh như cù lao Rùa (Bình Dương), cù lao Tân Triều, cù lao Phố (Đồng Nai), cù lao Phước Thiện (TPHCM), v.v. ở phía nam, những cù lao này là các địa điểm DLND lý tưởng với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu vực xung quanh từ 1 đến 2°C, tại đây còn có các vườn trái cây xanh mát như bưởi Tân Triều, nhãn xuồng, chôm chôm, vườn cò Tư Đệ, v.v. bổ sung các sản phẩm du lịch cho DLND. Đánh giá cho điều kiện khí hậu là thuận lợi cho PTDL. Tương tự như vùng I.1, TCI thuận lợi nhất cho phát triển cho hoạt động DL là từ XI đến III năm sau. Các tháng IV-VI, TCI là ngưỡng chấp nhận được cho hoạt động du lịch nên du khách cần chú ý. Trong vùng, chỉ số TCI cũng không giống nhau giữa các khu vực, khu vực vùng đồi thấp Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM, có 3 tháng TCI rất tốt cho DL với mức điểm >70 từ XII- II. Trong khi đó vùng tiếp giáp với Campuchia, Tây Ninh lại có số tháng TCI rất thuận lợi ít hơn, chỉ có duy nhất tháng I có TCI rất tốt, các tháng còn lại TCI chỉ đạt mức tốt và chấp nhận được. Phân tích cho thấy khu vực Tây Ninh có CID và CIA thấp hơn so với khu vực đồi núi thấp Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM. Tuy nhiên, Tây Ninh chỉ có 2 tháng TCI không thuận lợi cho hoạt động DL, trong khi đó khu vực TPHCM có 3 tháng, do tháng VIII khu vực này có gió mạnh hơn và số giờ nắng ít hơn Tây Ninh (bảng 2.3). Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, ĐKSKH TL cho phát triển DLND
c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3]
Vùng này giáp biển với khoảng 156 km bờ biển có bãi cát, có nhiều bãi biển với nước trong xanh, cát trắng, độ dốc biển vừa phải, không quá lớn. Các bãi biển ở đây có tiềm năng rất lớn cho phát triển DLND, đặc biệt Vũng Tàu có các bãi biển đang được khai thác là bãi Trước, bãi Sau, bãi Thuỳ Vân, hồ Tràm, hồ Cốc. Các bãi biển tiềm năng và vẫn giữ được nét giá trị hoang sơ là bãi Vọng Nguyệt, bãi Chí Linh, bãi Đồi Nhái, bãi Lộc An, bãi Suối Ồ. Các bãi tắm này được quy hoạch với nhiều khu du lịch sinh thái, thành phần vật chất cấu tạo bởi cát, cát bùn mịn, có sức chứa trung bình trên 2000 người/ngày (phụ lục 7), kết hợp với suối nước nóng Bình Châu tạo nên tổng thể khu du lịch sinh thái với cảnh quan đẹp, hiện đang là điểm du lịch thu hút khách du lịch khá đông của Bà Rịa Vũng Tàu. Gần với trung tâm TPHCM có bãi biển Cần Giờ, mặc dù chất lượng bãi cát và nước biển không trong, sạch như biển Vũng Tàu nhưng ở đây có nhiều loại hải sản giá rẻ, lại gần TPHCM nên thuận lợi cho du lịch trong ngày. Điểm đánh giá của yếu tố bãi tắm của vùng ở mức rất thuận lợi. Đánh giá TCI cho PTDL của vùng cho thấy đây là vùng có điều kiện RTL vì có 6 tháng liên tục TCI đạt mức đánh giá RTL, trong đó 3 tháng TCI đạt mức rất TL, 2 tháng TCI đạt TL cho hoạt động DL đặc biệt tháng I TCI đạt đến 81- mức điều kiện tuyệt vời cho PTDL – đây là mức TCI cao nhất toàn Nam Bộ. Vùng này cũng chỉ có 1 tháng TCI ở mức không thuận lợi cho PTDL, đó là tháng VI, ít hơn so với các vùng khác do đây là vùng có vũng vịnh kín gió (bảng 2.3)
Kết quả đánh giá tiêu chí cho thấy các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, bãi tắm của vùng đều RTL, tiêu chí SKH ở mức TL cho phát triển DLND. Như vậy, việc tổ chức các LHDL quanh năm, tiềm năng thuỷ hải sản phong phú, gần các khu đô thị nơi tập trung một lượng lớn DKcủa vùng, hệ thống giao thông vận tải thuận tiện cho việc đi lại nên không chỉ hấp dẫn DK quốc tế mà còn nội địa.
d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Tiêu chí sinh khí hậu của vùng ở mức TĐTL cho phát triển DLND. TCI cho thấy tại vùng có 3 tháng TCI rất thấp dưới 40 từ V- VIII (bảng 2.3) không thuận lợi cho phát triển DL, đây là giai đoạn các chỉ số CID và CIA rất thấp, mưa nhiều, điểm 0. Đặc biệt vào tháng V chỉ số CID chỉ đạt 0,9, CIA 2,8, độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao khiến cho cơ thể con người khó chịu, mệt mỏi, không TL cho PTDL. Số tháng thuận lợi cho DL có 4 tháng từ tháng XII đến tháng III. Vùng không giáp biển nên không có bãi biển, mức đánh giá điểm là 0.
Như đã phân tích đánh giá cho DLTQ ở trên, địa hình trũng thấp khá đơn điệu về mặt sinh cảnh, chủ yếu là rừng ngập nước nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nước. Đánh giá cho tiêu chí thắng cảnh và địa hình ở vùng cho phát triển DLND ITL.
e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Tiêu chí SKH của vùng ở mức TL cho phát triển DLND. Bên cạnh đó, TCI vùng có 6 tháng đạt mức TĐTL đến RTL cho hoạt động DL. Đặc biệt, TCI cho thấy vùng có 3/6 tháng liên tục từ XI đến tháng IV năm sau RTL cho PTDL với điểm TCI luôn trên 70. Vùng chỉ có 1 tháng (V) không thuận lợi là tháng V, CID và CIA rất thấp tương ứng 0,9 và 2,8. Đây là giai đoạn gay gắt về nhiệt và độ ẩm đối với sức khỏe, không phù hợp cho hoạt động DLND (bảng 2.3). Vùng không giáp biển nên không có bãi biển, mức đánh giá điểm là 0. Kế thừa đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, địa hình của DLTQ, đây là khu vực có cảnh quan đảo giữa sông, cảnh quan bãi bồi, vùng có nhiều cù lao, vùng có các bãi bồi, nơi cư trú của cư dân, nhiều vườn cây ăn trái và các làng ven sông, nên tiêu chí thắng cảnh được đánh giá ở mức TĐTL. Địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tương đối đơn giản, không có địa hình độc đáo nào nên đánh giá tiêu chí địa hình ITL cho phát triển DLND.
f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Vùng có đường bờ biển kéo dài từ Tiền Giang đến Sóc Trăng, nơi có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển Đông, lượng phù sa nhiều nên ít thuận lợi hình thành các bãi tắm. Các bãi tắm có tổng sức chứa chỉ đạt gần 400 người/ngày, có bãi chỉ khoảng 30 người/ngày, thành phần vật chất cấu tạo của các bãi tắm chủ yếu chỉ là cát bùn, nước biển không trong và lẫn các vật chất hữu cơ từ sông mang ra. Dọc theo ven biển có một số bãi tắm đang được đưa vào sử dụng như bãi Tân Thành, Thạnh Phú, Ba Động. Do nằm ven bờ, nơi nhiều cửa sông lớn đổ ra biển nên độ muối thấp từ 10 – 20‰. Ở đây có nhiều loài giáp xác hai mảnh sinh sống tạo nên những bãi biển nhiều nguồn hải sản phong phú. Đánh giá cho tiêu chí bãi tắm ở mức TĐTL. TCI ở vùng có từ tới 6 tháng đánh giá có thể thích hợp cho hoạt động du lịch, chỉ số khí hậu tổng hợp TCI cho thấy: vùng có 3/6 tháng RTL cho PTDL gồm XII, I, II, tháng III TL cho DL, tháng IV và XI ở ngưỡng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần chú ý TCI của vùng đạt cực tiểu trong 3 tháng (V-VII) TCI <40 (bảng 2.3) Giai đoạn này các yếu tố khí hậu không tốt cho hoạt động DL đặc biệt nghỉ dưỡng. Các tháng còn lại (XII-III năm sau) yếu tố khí hậu tương đối tốt cho sức khỏe DK. Như đã đánh giá ở DLTQ, vùng có ngoài
114
bãi biển trải dài các tỉnh, còn có các cù lao, cồn sông nổi tiếng với các sản phẩm đặc sản nông nghiệp phong phú như vườn dừa Bến Tre, vú sữa Lò Rèn, mẵng cầu Mỏ Cày, v,v. những vườn cây trái xanh mát là điều kiện TL cho phát triển DLND. Hiện nay, trong vùng đã xây dựng các khu DLND ở các cồn, cù lao để DK có thể nghỉ dưỡng dài ngày tại các vườn sinh thái này: resort Mỹ An, Forever Green (Bến Tre), resort Cồn Tân Phong, Sông Nam (Tiền Giang), Việt Nghĩa, Nhà Mát (Sóc Trăng), Ba Động, nhà mái lá (Trà Vinh), v.v. Đánh giá chung cho cả vùng, tiêu chí SKH, tiêu chí địa hình ở mức thuận lợi, tiêu chí thắng cảnh, bãi tắm ở mức tương đối thuận lợi cho phát triển DLND.
g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Vùng có đường bờ biển dài 200km, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp Mũi Nai – bãi cát rộng màu nâu sậm đặc trưng, vật chất cấu tạo lẫn bùn, nước biển trong xanh, cách trung tâm Hà Tiên khoảng 30 km, bãi Dương sở hữu đường bờ biển dài 2 km, nước biển trong vắt, bãi cát mịn có màu vàng nhạt và những hàng dương rợp bóng, vi vu theo những con gió biển. Bãi Tà Lu cách bãi sau của biển Mũi Nai, cũng là một trong những bãi tắm sạch, đẹp và lý tưởng của Hà Tiên. Bãi Tà Lu có bờ cát thoai thoải, ít sóng và nước không sâu, thích hợp để tắm biển. Đặc biệt, từ bãi biển Tà Lu, có thể nhìn thấy những hòn đảo lớn nhỏ thuộc địa phận nước ta và nước láng giềng Campuchia. Bãi Bàng có nước biển sạch và trong veo, bãi cát bằng phẳng, sạch sẽ, cảnh quan thiên nhiên rừng và hang động kề bên.. Bãi biển Rạch Giá có màu nâu sẫm do lẫn bùn của sông và cát biển, nước biển hơi đục, không trong nhưng vẫn có thể tắm biển được. Các bãi biển nhìn chung có cấu tạo thành phần cát, pha bùn, sức chứa tối thiểu 1000 người/ngày (phụ lục 7). Mức độ đánh giá cho tiêu chí bãi biển ở đây đạt thuận lợi cho phát triển DLND. Đánh giá cho DLND của ĐKSKH đạt mức thuận lợi. Xét theo TCI của vùng, có 4 tháng được đánh giá RTL đến TL cho PTDL, tuy nhiên cần lưu ý có đến 3 tháng từ V- VII TCI <40 (bảng 2.3), đây là giai đoạn mưa nhiều nhất và có số giờ nắng ít, chỉ số CID và CIA cũng thấp gây cảm giác gay gắt về nhiệt độ và độ ẩm đối với sức khỏe DK. Các tháng còn lại điểm TCI ở ngưỡng có thể PTDL được. Vùng có mức đánh giá cho tiêu chí thắng cảnh và địa hình rất thuận lợi cho phát triển DLND. Kế thừa đánh giá đã có ở DLTQ, ta thấy địa hình đồi cao xen đồng bằng với vùng Bảy Núi có nhiều tiềm năng cho DLND, ví dụ như Ông Cấm (Cấm Sơn) cao 716m có hồ nước trên núi rất rộng và đẹp là Thuỷ Liêm, núi Cô Tô (Phụng Hoàng)
115
cao 614m, có hồ Soài So từ nguồn Suối Vàng chảy ra, có không khí rất mát mẻ từ gió biển thổi vào và khí núi đá tạo ra, tạo cảm giác mát mẻ cho DK. Địa hình núi Karst với các hang động phong hoá bên trong vách núi như Thạch Động, hang Dơi, xen các cánh đồng bằng phẳng, biển và đảo gần kề, các sản vật thiên nhiên như canh chua cá nhám, cà xỉu, cồi Biên Mai, bún kèn,,v.v. là những ưu thế của vùng tạo điều kiện TL để phát triển DLND.
h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] Mặc dù có giáp biển, có đường bờ biển dài bao bọc quanh bờ Đông và bờ Tây, nhưng bãi tắm ở đây đạt mức đánh giá cho tiêu chí này chỉ TĐTL cho phát triển DLND. Bạc Liêu có bãi tắm Hiệp Thành, Canh Điền là tiêu biểu cho vùng. Các bãi tắm có chiều dài nhỏ khoảng 500 -1000m, vật chất cấu tạo là bùn chủ yếu, diện tích các bãi tắm nhỏ, sức chứa chỉ từ 20-30 người/ngày (phụ lục 7). Đánh giá cho tiêu chí ĐKSKH phát triển DLND đạt mức TĐTL. Vùng nằm trong nền nhiệt độ nóng trung bình khoảng 26°C. Xét chỉ số TCI cho thấy thời gian thích hợp cho DL của vùng kéo dài 4 tháng từ XII đến III, mức đánh giá từ tốt đến rất tốt, đặc biệt trong hai tháng đầu năm I, II TCI rất tốt cho DL. Tuy nhiên, các tháng còn lại chỉ đạt ngưỡng chấp nhận được cho hoạt động du lịch do nơi đây lượng mưa quá lớn, điểm 0, độ ẩm và nhiệt độ quá cao gây cảm giác khó chịu với DK, đặc biệt TCI có thang điểm liên tục dưới 40 vào các tháng mùa mưa VI- VIII nên đánh giá không TL cho DL
Dựa vào kết quả đánh giá ở DLTQ, tiêu chí địa hình và thắng cảnh vùng ở mức ITL cho phát triển DLND. Địa hình là một bồn trũng làm cho nước không tiêu thoát được nên gần như ngập quanh năm, gây khó khăn cho phương tiện di chuyển, nên mức đánh giá về tiêu chí địa hình là ITL. Cảnh quan chủ yếu là các rừng ngập mặn U Minh, rừng ngập nước Lung Ngọc Hoàng, ít có các thắng cảnh độc đáo, thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL.
i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Mức đánh giá cho tiêu chí bãi tắm chỉ TĐTL cho phát triển DLND. Tương tự như vùng II.3, do ở đây là nơi các cửa sông của TNB đổ ra, địa hình thấp 2-4m nên vật liệu phù sa và vật chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cửa biển. Cà Mau là nơi giao tranh giữa đất liền và biển, biển Khai Long tương đối nhỏ so với các biển khác chỉ 3km. Tuy nhiên, bãi biển này mỗi ngày được bồi đắp như muốn nối với đảo Hòn Khoai gần đó. Chất lượng cát biển ở đây trắng mịn hơn, nước biển trong xanh hơn so với biển
116
ở Bạc Liêu. Kết quả đánh giá cho tiêu chí SKH ở mức ITL cho phát triển DLND. Phân tích chỉ số TCI của vùng cho thấy có 4 tháng từ XII đến III (bảng 2.3) có ĐKSKH TL cho phát triển DL, trong đó có 2 tháng I, II TCI rất tốt cho hoạt động DL, đạt trên 70, nhưng cũng có 4 tháng có điểm <40 và kéo dài không liên tục từ V- VIII, đây cũng là hạn chế cho phát triển DL vùng. Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa các tháng mùa mưa quá lớn nên điểm 0, số giờ nắng ít điểm dưới 2 và chỉ số CID cũng thấp <1.5. Tương tự như vùng II.5, đánh giá cho tiêu chí địa hình, thắng cảnh là ITL cho DLND, do một bồn trũng làm cho nước không tiêu thoát được nên gần như ngập quanh năm, gây khó khăn cho phương tiện di chuyển. Cảnh quan là các rừng ngập mặn, rừng ngập nước, tiêu chí sinh vật RTL nhưng không có thắng cảnh nào tiêu biểu, độc đáo, vì vậy, thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL.
j. Vùng biển đảo ven Vịnh Thái Lan [II.7] Vùng có các bãi biển tiêu biểu như bãi Sao, bãi Khem, bãi Dài, bãi Vòng, .... Bãi Dài đứng đầu danh sách được các DK nước ngoài và các hãng DL bầu chọn là bãi biển có triển vọng nhất. Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, dọc theo bãi biển với cát biển là hàng dương xanh theo hàng thẳng tắp, được BBC bình chọn là 1 trong 10 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới. Các bãi biển ở đây do được các hệ thống đảo nhỏ bao bọc, lại có địa hình 99 ngọn núi ôm sát bờ biển, nên sóng biển ở đây không cao. Mùa hè hầu hết các biển đều có sóng to do gió mùa Tây Nam thổi vào, bãi Sao biển êm hơn, gió lặng vì có vị trí nằm khuất hướng gió. Cấu tạo vật chất cát biển màu trắng tinh, sáng và mịn, bờ rộng bãi biển đạt đến 100m, biển tương đối nông thuận lợi cho tắm biển, an toàn đối với trẻ em và những người không biết bơi. Kết quả đánh giá tiêu chí bãi tắm đạt mức RTL. ĐKSKH đánh giá ITL cho hoạt động DLND. TCI của vùng đảo này có 3 tháng không TL cho PTDL là các tháng mùa hè, lí do mưa nhiều, thời tiết nhiễu động và có gió lớn, các yếu tố TCI đều quá lớn. Thời tiết ở khu vực đảo tương đối ôn hòa, thời gian đẹp nhất để DL Phú Quốc là từ tháng XII đến tháng V năm sau. TCI đạt điểm từ 70 trở lên (bảng 2.3). Kết quả đánh giá cho tiêu chí địa hình RTL, do địa hình đảo và dễ dàng lưu thông từ bờ đông sang bờ tây, từ bờ phía bắc sang phía nam đảo, địa hình Đông và Nam là các vùng đất thấp xen rừng cấp hai, về giao thông vận tải, đa dạng về phương tiện di chuyển ra đảo, tiêu chí thắng cảnh đạt mức TL, bên cạnh các bãi biển đẹp còn có suối Tranh, suối Đá Bàn, mũi
117
Gành Dầu, vườn tiêu khu tượng, các đảo nhỏ xung quanh còn rất hoang sơ như hòn Móng Tay, hòn Mây Rút, còn rất hoang sơ và chưa có sự can thiệp của con người.
k. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] Về tiêu chí ĐKSKH đạt mức đánh giá TĐTL cho phát triển DLND. Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dương, nóng 26ºC và ẩm nhiều, số tháng mùa khô dài trung bình từ 4 -5 tháng. Đánh giá TCI cho PTDL cho thấy Côn Đảo có 5 tháng khí hậu tốt nhất. Trong đó có 3 tháng có điểm đánh giá đạt trên 70, mức rất tốt cho hoạt động du lịch. Đặc biệt không có tháng nào TCI ở mức đánh giá không chấp nhận được, có nghĩa là có thể PTDL ở Côn Đảo quanh năm. Về tiêu chí bãi tắm, xếp loại đánh giá ở mức RTL. Toàn bãi tắm có tổng sức chứa 7500 người/ngày (phụ lục 7), chất lượng cấu tạo các bãi tắm biển là cát mịn, bãi biển sạch, nước biển trong vắt có thể nhìn thấy dưới đáy. Ở Côn Đảo có các bãi biển còn rất hoang sơ. Trong đó, có 4 bãi tắm được đưa vào khai thác chủ yếu, Bãi Lò Vôi, An Hải, Đầm Trâu, Đất Dốc. Tiêu chí thắng cảnh được đánh giá ở mức TL, tiêu chí địa hình được đánh giá TL cho phát triển DLND. Thắng cảnh của quần đảo phía Nam bao gồm: Côn Đảo và 16 tiểu đảo khác nhau như hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Tre, hòn Trứng, hòn Trác hay hòn Cau, v.v. ngoài các bãi biển nước trong xanh, nơi đây còn là nơi hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất Việt Nam, nơi lý tưởng để khám phá thế giới đại dương. Nhiều loại hải sản phong phú như cua mặt trăng, , ốc vú nàng, sá sùng, v.v
3.2.2.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLND (mục 1.2.1.5) và ý kiến chuyên gia để xác định trọng số cho các tiêu chí: ĐKSKH là nhân tố quan trọng nhất đối với phát triển DLND, được xác định trọng số cao nhất, bãi tắm là nhân tố quan trọng thứ hai, tiếp đến là nhân tố địa hình, cuối cùng là thắng cảnh được xác định trọng số thấp nhất trong thang điểm đánh giá (phụ lục 5.2). Ngoài ra, các tiêu chí như tài nguyên sinh vật (ĐDSH, thảm thực vật rừng, rau, hoa quả cận nhiệt…) cũng được xem xét đánh giá nhưng không phân cấp.
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLND của các vùng Nam Bộ
Thắng cảnh | Địa h nh | Bãi tắm | Sinh khí hậu | Điểm TB | Mức ĐG | |
0.1 | 0.2 | 0.3 | 0.4 | |||
I.1 | 4 | 3 | 0 | 3 | 2.2 | TĐTL |
I.2 | 3 | 3 | 0 | 3 | 2.1 | TĐTL |
I.3 | 4 | 4 | 4 | 4 | 4.0 | RTL |
II.1 | 1 | 1 | 0 | 4 | 1.9 | ITL |
II.2 | 2 | 1 | 0 | 4 | 2.0 | TĐTL |
II.3 | 2 | 3 | 2 | 3 | 2.6 | TĐTL |
II.4 | 4 | 4 | 3 | 3 | 3.3 | TL |
II.5 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1.3 | ITL |
II.6 | 2 | 2 | 2 | 1 | 1.6 | ITL |
II.7 | 3 | 4 | 4 | 1 | 2.7 | TL |
II.8 | 3 | 3 | 4 | 2 | 2.9 | TL |
Có thể bạn quan tâm!
- Vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Tiền Sông Hậu [Ii.2]
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Văn Hóa
- Tổng Hợp Chung Mức Độ Thuận Lợi 4 Lhdl Theo Từng Vùng
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, NCS phân chia mức độ TL của từng vùng cho DLND ở 4 mức đánh giá như sau: Các vùng I.3 đạt mức đánh giá RTL cho phát triển DLND. Các vùng II.4, II.7, II.8 thuận lợi cho phát triển DLND. Vùng I.1, I.2, II.2, II.3 ở mức TĐTL. Ít thuận lợi cho phát triển DLND là I.1, II.5, II.6