triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: khí hậu miền ven biển sẽ có tác dụng đối với những vị khách có các bệnh lí sau: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…Tuy nhiên, vùng biển Vũng Tàu cũng chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích, bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
Côn Đảo
Côn Đảo cũng là một trong những nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được xếp vào loại tốt nhất của Việt Nam. Do đó, Côn Đảo cũng cần phải tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng biển-đảo.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở Côn Đảo kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Côn Đảo cũng là nơi có số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều của nước ta (306 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời gian từ tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Do đó, địa phương cần phát triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: khí hậu miền ven biển sẽ có tác dụng đối với những vị khách có các bệnh lí sau: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao
khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…Tuy nhiên, vùng biển Côn Đảo cũng chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích, bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Thể Hiện Rsi Trung Bình 5 Năm Của Các Địa Phương Tiểu Vùng Đbscl
- Định Hướng Và Giải Pháp Để Khai Thác Hiệu Quả Du Lịch Ở Á Vùng Nam Bộ Dựa Vào Điều Kiện Skh
- Dựa Trên Kết Quả Tính Toán Skh
- Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 16
- Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 17
- Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 18
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
b. Tiểu vùng ĐBSCL
Về mặt cơ bản, địa hình của vùng ĐBSCL không có sự phân hóa rõ rệt như vùng ĐNB. ĐBSCL như là một dải địa hình bằng phẳng tương đối thấp, mặc dù, vẫn có núi ở An Giang và Hà Tiên, Phú Quốc nhưng vùng núi rất ít và thấp chưa đủ để tạo ra sự phân hóa khí hậu như vùng ĐNB. Qua thực tiễn cũng như kết quả nghiên cứu SKH, luận văn đã cho thấy vùng ĐBSCL có thể chia thành các vùng SKH sau: SKH miền biển – đảo và SKH khu vực nội địa. Các định hướng chính đối với du lịch của vùng ĐBSCL bao gồm:
Tập trung phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, và phục hồi sức khỏe vùng biển đảo ở Sóc Trăng, Cà Mau và Phú Quốc. Cả 3 địa phương trên về cơ bản đều có điều kiện SKH biển đảo khá tốt và khá tiện nghi đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Đặc biệt là Phú Quốc, một trong những nơi hấp dẫn của Việt Nam đối với du lịch nghỉ dưỡng biển đảo và cũng là nơi đang được Nhà nước cũng như tỉnh Kiên Giang đầu tư mạnh mẽ do vị trí chiến lược của “hòn đảo ngọc” này.
Đối với khu vực nội địa (An Giang và Cần Thơ): Điều kiện SKH tương đối thuận lợi với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh tương đối ngắn hơn so với các vùng khác. Tuy nhiên, ngoài việc tận dụng thời gian có điều kiện SKH tốt để khai thác du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, vùng này cũng có thể kết hợp với các loại hình du lịch khác: du lịch tôn giáo, du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch MICE,…
Đối tượng khách cần hướng đến: là những khách trong độ tuổi từ 30-50; các khách đến từ thị trường Đông Bắc Á và Tây Âu, Bắc Mỹ để khai thác điều kiện nắng, gió,… của đồng bằng, ven biển và đảo ở ĐBSCL. Tuy nhiên, đối với những vị khách đến từng vùng ôn đới này, các địa phương trong vùng cần phải có một nguồn nhân lực du lịch, có hiểu biết về SKH người để hướng dẫn và giúp đỡ khách ít chịu tác động xấu của điều kiện SKH nhất. Thị trường khách du lịch nội địa cũng là một thị trường tiềm năng, do đó vùng cũng không thể bỏ qua thị trường hấp dẫn này, nhất là những khách có trình độ học vấn và khả năng chi trả trung bình, cao đến từ TP.Hồ Chí Minh, và các địa phương khác.
Thời gian thích hợp nhất cho du lịch Tiểu vùng ĐBSCL là từ tháng XI- II (trừ khu vực đồng bằng nội địa thời gian ngắn hơn), nên đẩy mạnh khai thác tốt điều kiện SKH thuận lợi trong thời gian này; còn giai đoạn điều kiện SKH gay gắt nhất là tháng IV-VI, cần có các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở cũng như giúp đỡ khách du lịch ít chịu tác động của các đặc trưng thời tiết khí hậu nhất.
Sự khác nhau về điều kiện SKH giữa các địa phương ở tiểu vùng ĐBSCL nên mỗi địa phương trong vùng cũng có những định hướng khác nhau đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Cụ thể như sau:
An Giang
An Giang là địa phương khá độc đáo ở tiểu vùng ĐBSCL, nơi đây phần lớn là địa hình đồng bằng nhưng vẫn có những dãy núi nhỏ xuất hiện: núi Cấm hay Thiên Sơn Cầm là ngọn núi cao nhất (710m); núi Sam có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa 241m. Với địa hình như vậy và qua kết quả tính toán SKH, An Giang cần tập trung phát triển kết hợp các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh vùng núi với đồng bằng.
Thời gian thuận lợi nhất đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở An Giang là: từ tháng XII-II. Bên cạnh đó, du khách cần chú ý khi đi du lịch đến An
Giang vào thời kỳ IV-VI là giai đoạn có điều kiện SKH gay gắt nhất. Trong thời gian điều kiện SKH ít thuận lợi đối với việc nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe, địa phương cần có sự khai thác kết hợp với các loại hình du lịch khác như: du lịch lễ hội, tôn giáo (lễ hội Bà Chúa Xứ -Núi Sam Châu Đốc, lễ hội đua bò,…), du lịch khảo cổ: khu di tích khảo cổ nền văn minh Óc Eo của dân tộc Phù Nam ở Thoại Sơn,…
Đối tượng khách cần hướng đến:
+ Địa hình núi thấp ở An Giang phù hợp cho việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh với những người có bệnh lý như sau: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh trùng, các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi, bệnh hen, ho gà, suy nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm.
+ Với địa hình đồng bằng ở An Giang phù hợp với việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh đối với khách du lịch có các bệnh lí sau: những bệnh nhân cao huyết áp, những người đau tim, những người thần kinh bị kích thích, những người mất sức, bệnh nhân phổi kinh diễn, những người xung huyết, bệnh nhân lao phổi không chịu được độ cao, nhất là bệnh nhân lao đang tiến triển, bệnh nhân lao khái huyết, khó thở và sốt.
Cần Thơ
Cần Thơ cũng là địa phương có điều kiện SKH khá tốt và thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Điều kiện SKH thuận lợi cho phép Cần Thơ khai thác du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh từ tháng IX-III và cũng cần lưu ý giai đoạn tháng IV-VI, đây là giai đoạn
SKH khá gay gắt. Do đó cần có các biện pháp giúp đỡ khách du lịch đến địa phương trong thời gian này.
Đối tượng khách cần hướng đến: phù hợp với việc nghỉ dưỡng và chữa bệnh đối với khách du lịch có các bệnh lí sau: những bệnh nhân cao huyết áp, những người đau tim, những người thần kinh bị kích thích, những người mất sức, bệnh nhân phổi kinh diễn, những người xung huyết, bệnh nhân lao phổi không chịu được độ cao, nhất là bệnh nhân lao đang tiến triển, bệnh nhân lao khái huyết, khó thở và sốt.
Sóc Trăng
Là địa phương nằm ven biển phía đông Nam Bộ, điều kiện SKH tương đối thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Nếu so với các địa phương khác trong tiểu vùng ĐBSCL thì Sóc Trăng lại là nơi có điều kiện SKH thuận lợi nhất (chỉ có 3 tháng DI > 26); và nếu so với cả vùng Nam Bộ thì Sóc Trăng chỉ ít thuận lợi hơn so với Bình Phước và Tây Ninh mà thôi. Do đó, Sóc Trăng cần tập trung khai thác tốt điều kiện SKH để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
Thời gian mà điều kiện SKH tốt nhất ở Sóc Trăng là: IX-III. Các tháng khác, nhất là giai đoạn tháng IV-V, thời kỳ mà điều kiện SKH khá gay gắt. Vào thời kỳ này, địa phương cần phải có các biện pháp hướng dẫn, tuyên truyền và giúp đỡ khách du lịch ít chịu tác động của các yếu tố thời tiết khí hậu, nhất là về nhiệt độ đối với các du khách ở vùng ôn đới (Tây Âu, Bắc Mỹ,…).
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…và những người đau tim, những người thần kinh bị kích thích,…
Cà Mau
Cà Mau là một trong những nơi có điều kiện SKH ít thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh vùng ven biển so với các địa phương khác trong vùng Nam Bộ. Do đó, Cà Mau cần tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng ven biển.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở Cà Mau kéo dài từ tháng XI-II (khá ngắn). Thời kỳ điều kiện SKH khắc nghiệt nhất là tháng IV-VI. Do đó, địa phương cần phát triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…
Phú Quốc
Phú Quốc – “hòn đảo ngọc” phía Tây Nam nước ta, cũng là một trong những nơi có điều kiện SKH phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và tắm biển được xếp vào loại tốt của Việt Nam. Do đó, Phú Quốc cần tập trung đẩy mạnh khai thác và phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở vùng biển-đảo.
Thời gian có điều kiện SKH tốt và thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở Phú Quốc kéo dài từ tháng XI-III. Ngoài ra, Phú Quốc cũng là nơi có số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe nhiều của nước ta (233,8 ngày). Tuy nhiên, khách du lịch khi đến đây, cũng cần lưu ý thời gian từ tháng IV-VI, đây là thời kỳ mà SKH khá khắc nghiệt. Ngoài ra, khi đi du lịch Phú Quốc du khách không thể không chú ý thời kì gió mạnh nhất (nhất là các tháng I-IV). Do đó, địa phương cần phát triển nguồn nhân lực du lịch hiểu biết về
SKH để hướng dẫn và giúp đỡ du khách biết cách phòng tránh những tác động xấu của các yếu tố thời tiết đối với sức khỏe.
Đối tượng khách cần hướng đến: những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…Tuy nhiên, vùng biển Phú Quốc cũng chống chỉ định với một số bệnh sau: những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích, bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển.
3.1. Giải pháp sử dụng điều kiện SKH để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ở á vùng Nam Bộ
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có trình độ hiểu biết sâu sắc về SKH để tư vấn và hướng dẫn du khách đi du lịch vào những thời gian có SKH tốt nhất đến từng địa phương trong vùng hoặc khi muốn đi du lịch đến vùng Nam Bộ; bên cạnh đó, còn biết cách hướng dẫn tư vấn cho khách du lịch biết cách thích ứng và hạn chế những tác động xấu của các yếu tố thời tiết.
Tuyên truyền và nâng cao kiến thức của khách du lịch về SKH, biết chọn lựa thời điểm, địa điểm cũng như sử dụng quần áo phù hợp với thời tiết, với sức khỏe của mình trước khi lựa chọn chuyến đi du lịch đến các địa phương trong vùng.
Lựa chọn địa điểm và các kiến trúc xây dựng các khu nhà ở, khách sạn, resort phù hợp với điều kiện SKH của á vùng Nam Bộ.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, liên ngành giữa các ngành khoa học: y học, sinh thái học, khí hậu học và kinh tế học.
Tăng cường trồng cây xanh ở những địa điểm du lịch vì thực vật có tác dụng hấp thu các tia tử ngoại.
Với tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra (ĐBSCL và ĐNB là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở Việt Nam), sẽ làm cho điều kiện khí hậu đối với sức khỏe khách du lịch nói riêng, đối với hạt động du lịch nói chung sẽ khắc nghiệt hơn, cho nên các địa phương trong vùng cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau; cũng như cần phải phối hợp với các vùng khác, các tổ chức quốc tế để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu một cách phù hợp nhất.