Các Phương Pháp Được Sử Dụng Để Thẩm Định Dự Án Đầu Tư


* Thẩm định về năng lượng và nước sử dụng cho sản xuất của dự án:

Trong quá trình vận hành khai thác dự án, nhu cầu về năng lượng và nước là rất cần thiết đặc biệt là đối với các dự án sản xuất trong ngành công nghiệp luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm- đồ uống...Do đó, trong khâu lập và thẩm định dự án cũng cần chú ý đến vấn đề này.

-Về năng lượng :

Cần thẩm định xem dự án sử dụng loại năng lượng nào: điện, than, dầu FO,DO, khí đốt... Dạng năng lượng đó có phù hợp với yêu cầu của sản xuất hay không

Đánh giá sự cân đối giữa khả năng cung cấp năng lượng với đòi hỏi của sản xuất. Trong điều kiện Luật Môi trường đã được áp dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất thì cần phải xem xét năng lượng sử dụng có phải là năng lượng sạch hay không? Khuyến khích sử dụng các loại năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường.

Để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và ổn định, cần dự kiến đầy đủ các chi phí đầu tư và sử dụng năng lượng như: mua và lắp đặt trạm biến áp, đường dây, hệ thống điện, tính toán chính xác điện năng tiêu thụ cho mỗi ngày sản xuất. Dự kiến mức sử dụng than, dầu mỗi ngày, từ đó xác định nhu cầu dự trữ về than, dầu cần thiết...

Dự kiến các phương án dự phòng (máy phát điện ,bãi than, kho dầu...).

-Về nước cho sản xuất và sinh hoạt :

Thẩm định nhu cầu sử dụng nước theo từng mục đích (làm nguyên liệu cho sản xuất, làm mát thiết bị, tẩy rửa, chạy lò hơi, dùng cho sinh hoạt...), từ đó cân đối nhu cầu sử dụng với nguồn cung cấp (của công ty kinh doanh nước sạch, nước sông, nước giếng khoan) và có biện pháp xử lý nước nguồn hợp lý tuỳ theo yêu cầu sử dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Cần chú ý đến vấn đề nước thải trong công nghiệp: Phải lọc và xử lý sạch trước khi hoàn nguyên ra môi trường tự nhiên. Xác định các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước xử lý, chi phí dùng nước thường xuyên.

*Thẩm định về kỹ thuật xây dựng của dự án

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm - 3

Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho các thiết bị sản xuất và công nhân được thuận lợi và an


toàn đồng thời đảm bảo được sự điều hành và dự trữ nguyên vật liệu sản phẩm. Như

vậy, các hạng mục công trình bao gồm:

□ Các phân xưởng sản xuất chính, phụ;

□ Hệ thống điện, nước (phần xây dựng);

□ Hệ thống đường nội bộ, bến đỗ bốc dỡ hàng;

□ Văn phòng, phòng học;

□ Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh;

□ Hệ thống kho bãi, nguyên vật liệu và sản phẩm;

□ Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường;

□ Hệ thống tường rào bảo vệ,...

Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: diện tích xây dựng, đặc điểm

kiến trúc (bê tông, gạch, khung sắt, lắp ghép,...), quy mô và chi phí dự kiến.

Việc xác định chi phí xây dựng của dự án có thể được căn cứ vào đơn giá xây dựng, khối lượng phải thực hiện cho từng hạng mục công trình và lập được bảng dự trù chi phí.

Tuy nhiên, việc dự kiến theo phương pháp trên chỉ có tính tương đối, sai số

có thể lên tới 20- 30% so với các tính toán chi tiết trong dự toán.

Sau khi dự kiến các hạng mục và chi phí để thực hiện, cần xem xét đến việc thực hiện xây dựng sẽ được tiến hành theo phương thức nào: tự làm, chỉ định thầu hay đấu thầu (trong nước, quốc tế...) tuỳ tính chất phức tạp và quy mô của công trình.

*Thẩm định vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường

Cùng với sự phát triển nghành công nghiệp, ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. ở Việt Nam đã có luật bảo vệ môi trường, do đó, trong thẩm định dự án cần quan tâm đến vấn đề này.

Nội dung thẩm định về môi trường gồm:

- Những biện pháp (công nghệ, thiết bị ) mà dự án dự kiến đầu tư để xử lý phù hợp với từng loại chất thải ( nước thải, hơi độc, khói bụi nhiệt độ cao...). Hiệu quả xử lý như thế nào ?

Chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý là bao nhiêu ?


Đối với dự án loại A, trong hồ sơ của dự án phải có một phần hay một chương nêu rõ tác động của dự án đến môi trường.

Đối với dự án loại B và C, phải tiến hành lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường .... các tài liệu này phải được Bộ hoặc Sở KHCNMT xem xét.

*Thẩm định nội dung tài chính của dự án:

Điều quan trọng quyết định của công tác thẩm định là các chỉ tiêu tài chính, thể hiện ở giá trị hiện tại ròng, tỷ suất thu hồi vốn nội bộ, thời hạn thu hồi vốn…

- Giá trị hiện tại ròng

- Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư .


Trong đó :

n Ci

NPV = - C0 + -----------------

i=1 ( 1 + r ) i

Ci là các luồng tiền ròng dự tính trong tương lai.

C0 là vốn đầu tư ban đầu

r là tỉ lệ chiết khấu

Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là việc làm không

đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro.

Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án . Khi NPV = 0 có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của đồng tiền và rủi ro của dự án .

Điều kiện để dự án được lựa chọn theo NPV : NPV>0 .

-Phương pháp tính: dùng bảng tính hoặc Computer.

. Tính chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn (IRR Internal Rate of Return).

- Khái niệm:

Tỷ suất nội hoàn là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu

nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí ( tức NPV = 0 ).


- Công thức:


n n

Bi (1+IRR)-i - Ci (1+IRR)-i = 0

i = 0 i = 0


- Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước sau:

+ Lập công thức tính NPV với r là ẩn số

+ Chọn r1 và r2 sao cho r2 > r1 và r 2 - r1 < 5%.

Thay vào để tìm NPV1và NPV2 sao cho NPV1 >0 và NPV2 <0

+ Dùng công thức nội suy toán học để tìm IRR.

NPV1

IRR = r1 + ( r2 - r1 ) . ------------------

NPV1 - NPV2


- Ý nghĩa:

IRR cho biết khả năng sinh lợi của chính dự án đầu tư ( khả năng đem lại nguồn thu để cân bằng với vốn đầu tư và các chi phí bỏ ra ) do dó nó cũng cho biết chi phí vốn tối đa mà đự án có thể chịu đựng được.

Chọn dự án khi IRRda >MARR (Minimum Attractive Rate of Return)

MARR gọi là suất thu hồi tối thiểu hấp dẫn chủ yếu được chọn dựa vào kinh nghiệm của người chủ đâù tư hoặc ngân hàng thẩm định. Thông thường, MARR được lấy bằng chi phí thực của vốn đầu tư hoặc chi phí cơ hội. Trường hợp dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì MARR đựoc tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

-. Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP )

- Khái niệm:

Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự

án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu.

Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: Thời gian hoàn vốn giản đơn( không chiết khấu) và Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.


Thời gian hoàn vốn giản đơn:

- Công thức:

Tổng vốn đầu tư

THV = -----------------------------------

Lợi nhuận ròng + Khấu hao


Trong đó: THV là thời gian hoàn vốn giản đơn. Chỉ tiêu này cho phép tính

toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên tính chính xác thấp.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:

- Công thức:

T T

Bi (1+r )-i - Ci (1+ r )-i = 0 i = 0 i = 0


Trong đó : T là khoảng thời gian hoàn vốn có chiết khấu

- Phương pháp tính: lập bảng hoặc dùng máy tính PC.

- Ý nghĩa:

T: cho biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư, đối với hoạt động đầu tư nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm

-. Phương pháp chỉ số doanh lợi ( Profitability Index – PI)

Chỉ số doanh lợi phản ánh tổng giá trị hiên tại được tính dựa vào mối quan hệ tỉ số giữa thu nhập ròng so với đầu tư ban đầu . PI phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ được đầu tư.

PV PI = ---------

P

Trong đó : PV là thu nhập hiện tại ròng PV = P + NPV P là vốn đầu tư ban đầu

□ Đối với các dự án độc lập phải lựa chọn dự án có PI >=1

□ Đối với các dự án loại trừ phải lựa chọn dự án có PI >1 và PI max


Ưu điểm của phương pháp PI :

- Quyết định chấp nhận từ chối dự án tuỳ thuộc vào muc đích tối đa hoá lợi

nhuận của chủ sở hữu.

- Giả định tỷ lệ tái đầu tư do NPV đặt ra. Nhược điểm của phương pháp PI :

- Không đo lường được trực tiếp tác động của một dự án đối với lợi nhuận

của chủ sở hữu.

- Xếp hạng các dự án không dựa trên mục tiêu tối đa hoá thu nhập của cổ đông.

-. Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án.

□ Căn cứ vào bảng dự trù vốn. Ngân hàng cần kiểm tra mức vốn tương xứng với từng khoản mục chi phí có so sánh với qui mô công suất và khối lượng xây lắp phải thực hiện, số lượng chủng loại thiết bị cần mua sắm. Cần tính toán sát với nhu cầu thực tế.

□ Vấn đề đảm bảo về vốn lưu động khi đưa dự án vào hoạt động cũng cần đặc biệt chú ý vì nếu không đảm bảo nguồn này vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ không phát huy được tác dụng.

Điều đặc biệt có ý nghĩa trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm định phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tính toán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rập khuôn...thực chất chỉ là tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm

2.2.4. Các phương pháp được sử dụng để thẩm định dự án đầu tư

2.2.4.1. Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

*Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có

thể chấp nhận được.

*Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.


* Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi

* Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

* Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí sản xuất…của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật hiện hành.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến)

* Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại

* Các chỉ tiêu mới phát sinh

2.2.4.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

2.2.4.2.1. Thẩm định tổng quát:

Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính đầy đủ,

tính phù hợp, tính hợp lý của một dự án.

Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước. Xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được bộ máy quản lý dự án dự kiến. Dự án có thể bị bác bỏ nếu không thỏa mãn các yêu cầu về pháp lý, các thủ tục quy định cần thiết và không phục vụ gì cho chiến lược phát triển kinh tế chung.

2.2.4.2.2 Thẩm định chi tiết

Là việc xem xét một cách khách quan khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật-công nghệ-môi trường, kinh tế … phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của đất nước

3. Công tác thẩm định tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm

Sau khi nhận được hồ sơ từ chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng, Ngân hàng tiến hành thẩm định dự án theo trình tự như sau:

Đầu tiên hồ sơ sẽ được được đưa tới phòng tín dụng mà tại chi nhánh có các

phòng là phòng khách hàng lớn, phòng khách hàng vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có


phòng khách hàng cá nhân, tùy thuộc vào quy mô của dự án mà hồ sơ được gửi tới phòng đó. Nhận được hồ sơ thì các cán bộ tín dụng Ngân hàng tiến hành thẩm định, sau khi thẩm định xong thì gửi toàn bộ hồ sơ và kết quả thẩm định xuống phòng quản lý rủi ro thẩm định lại một lần nữa xem dự án có khả thi hay không rồi mới trình giám đốc và ra quyết định cho vay.

Quy trình thẩm định tại chi nhánh như sau:

Hình 3: Qui trình thẩm định tín dụng


Tiếp nhận hồ sơ

Nhận hồ sơ để thẩm định

Thẩm định

Bổ sung, giải thích

Lập báo cáo

thẩm định

Kiểm tra, kiểm soát

Nhận lại hồ sơ và kết quả

thẩm định

Phòng tín dụng

Cán bộ thẩm định

Trưởng phòng thẩm định

Chưa đủ điều kiện thẩm định

Chưa rõ

Lưu hồ sơ và tài liệu có

liên quan

Đủ điều kiện thẩm định

Chưa đạt yêu cầu

Đạt

Đưa yêu cấu,

giao hồ sơ vay vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022