Định Hướng Và Giải Pháp Để Khai Thác Hiệu Quả Du Lịch Ở Á Vùng Nam Bộ Dựa Vào Điều Kiện Skh‌


Ghi chú: Các trạm Bình Phước, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau do không thu thập được số liệu số ngày tốt cho du lịch, nghỉ dưỡng nên học viên lấy căn bậc 6 cho 6 yếu tố.

Trên cơ sở điểm số trung bình nhân đã nhận được, học viên phân chia điều kiện SKH cho du lịch và nghỉ dưỡng của vùng Nam Bộ ra các loại sau:

- Rất tốt: 3,31 – 3,03 điểm

- Tốt: 3,02 – 2,74 điểm

- Tương đối tốt: 2,73 – 2,46 điểm


Từ kết quả bảng 2.22 kết quả đánh giá điều kiện SKH cho du lịch và nghỉ dưỡng của á vùng Nam Bộ theo phương pháp thang điểm có trọng số như sau[4]:

- Rất tốt: Vũng Tàu, Côn Đảo.

- Tốt: Tây Ninh, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau.

- Tương đối tốt: Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh và Phú Quốc.


Kết luận chung

۞Tổng hợp các kết quả từ [1], [2], [3] và [4] và so sánh với các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Khanh Vân, điều kiện SKH đối với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh của các địa phương trong á vùng Nam Bộ, có thể phân loại như sau:


Các cách phân loại đánh giá

Tốt nhất

Tương đối tốt

Ít thuận lợi


Theo mức độ thuận lợi

Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu, Côn Đảo, Sóc Trăng và Cần Thơ


An Giang, Cà Mau, Phú Quốc


TP.Hồ Chí Minh


Theo thời gian


XII-II


VII-XI


IV-VI


Theo loại hình du lịch DLND và DLCB


Miền núi


Bình Phước


Tây Ninh


-


Đồng bằng

Sóc Trăng, Cần Thơ


và An Giang


TP.Hồ Chí Minh


Ven biển


Vũng Tàu, Côn Đảo


Cà Mau


Phú Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 13



(Nguồn: http://www.google.com.vn/ /bandovietnam_nambo và Các biểu đồ sinh khí hậu

Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.108-118)


Hình 2.7: Lược đồ SKH á vùng du lịch Nam Bộ


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC HIỆU QUẢ DU LỊCH Ở Á VÙNG NAM BỘ DỰA VÀO ĐIỀU KIỆN SKH‌

3.1. Định hướng‌


3.1.1. Theo định hướng chung của cả nước‌

Theo công văn số 2743/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với những nội dung chủ yếu sau:

a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.

d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hộ.

e) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.


Đối với Tiểu vùng Đông Nam Bộ thì sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghĩ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

Đối với Tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì sản phẩm du lịch đặc trưng là: du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

Như vậy, Đảng và Nhà nước đã khẳng định du lịch là ngành kinh tế có vai trò quan trọng và không thể thay thế. Và đối với cả 2 tiểu vùng (ĐNB và ĐBSCL) thuộc Nam Bộ bên cạnh các loại hình khác thì loại hình du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển-đảo được chú trọng ưu tiên phát triển.


3.1.2. Theo định hướng của á vùng5‌

Nam Bộ là vùng có nhu cầu du lịch lớn và sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước trong thời gian tới

Thị trường khách du lịch quốc tế chính đến á vùng Nam Bộ hiện nay chủ yếu là Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), tiếp đến là Tây Âu, Bắc Mỹ,…Trong thời gian tới, ngoài những thị trường truyền thống trên, các thị trường tiềm năng của Vùng sẽ là các nước ASEAN, Đông Âu (khách Nga là chủ yếu).

Khách du lịch nội địa đến Nam Bộ từ khắp mọi miền đất nước. Mục đích chính của khách nội địa là thăm thân, công vụ, tham quan, lễ hội,….



5 Dựa trên cơ sở 2 báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020 và Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.


Bảng 2.2: Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL


Đặc điểm về khách du lịch

2015

2020

Số lượt khách (ngàn)

2.700

3.900

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,4

2,6

Tổng số khách (ngàn)

6.500

10.000

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch,

Đề án phát triển ĐBSCL, tr.40,41, Hà Nội-2010)

Bảng 2.3: Dự báo khách du lịch nội địa đến vùng ĐBSCL


Đặc điểm khách du lịch

2015

2020

Số lượt khách (ngàn)

5.200

6.500

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,0

2,2

Tổng số khách (ngàn)

10.400

14.300

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch,

Đề án phát triển du lịch ĐBSCL, tr.42,43, Hà Nội-2010)

Dự báo nhu cầu khách sạn đến năm 2020: 2010: 22.650 buồng-công suất sử dụng 55%; 2015: 37.150-60%; 2020: 50.000-65%.

Dự báo nguồn nhân lực: 2010: lao động trực tiếp: 30.700, lao động gián tiếp 57.200; 2015: lao động trực tiếp:54.100, lao động gián tiếp 100.600; 2020: lao động trực tiếp: 82.700, lao động gián tiếp 153.900.

Bảng 2.4: Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng ĐNB


Đặc điểm khách du lịch

2015

2020

Số lượt khách (ngàn)

4.150

5.300

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

4,0

4,2

Tổng số khách (ngàn)

16.600

22.260

(Nguồn: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tr.29, Hà Nội-2005)


Bảng 2.5: Dự báo khách du lịch nội địa đến vùng ĐNB


Đặc điểm khách du lịch

2015

2020

Số lượt khách (ngàn)

12.700

14.800

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

2,3

2,7

Tổng số khách (ngàn)

29.210

39.960

(Nguồn: Thực trạng và định hướng phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tr.34, Hà Nội-2005)

Dự báo nguồn nhân lực: 2010: lao động trực tiếp: 95.200, lao động gián tiếp 195.800; 2015: lao động trực tiếp: 132.100, lao động gián tiếp 282.600; 2020: lao động trực tiếp: 172.000, lao động gián tiếp 373.900

Phát triển bền vững ngành du lịch Nam Bộ trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài với các định hướng ưu tiên sau:

- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái,…để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.

- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng-làng nghề truyền thống: Phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tọc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao: Phú Quốc, Hà Tiên là khu vực có tài nguyên du lịch biển đảo nổi trội so với cả vùng và cả nước bên cạnh nhiều tài nguyên quan trọng khác, đây cũng là một trong bảy trọng điểm phát triển du lịch biển đảo của nước ta.

- Phát triển du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch MICE

a) Định hướng thị trường khách quốc tế:


b) ăn cứ vào cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng, những đối tượng thị trường khách du lịch (theo các yếu tố xã hội) cần được ưu tiên đầu tư để khai thác và thu hút bao gồm:

Lứa tuổi cần ưu tiên thu hút là trung niên từ 30-50.

Trình độ văn hóa của khách: ưu tiên loại khách có trình độ văn hóa cao và trung bình.

Thu nhập của khách: hướng tới thị trường có thu nhập cao và trung bình. Hình thức đi du lịch: ưu tiên khách đi theo tour trọn gói.

Ưu tiên khách thuộc loại độc thân hoặc các cặp vợ chồng không con.

Thị trường: ưu tiên thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ,

Tây Úc, Singapore, Thái Lan,…

c) Định hướng về thị trường khách du lịch nội địa

Trên cơ sở sản phẩm du lịch hiện trạng và tiềm năng của vùng Nam Bộ, hiện trạng thị trường khách nội địa…định hướng ưu tiên cần cho các đối tượng khách nội địa theo từng loại sản phẩm du lịch như sau:

- Khách đi tour tham quan, nghiên cứu; du lịch sinh thái: ưu tiên những khách đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc theo nhóm tự tổ chức; tầng lớp sinh viên, học sinh và công nhân viên chức lứa tuổi từ 30-55. Khách đi tour tham quan có thể kết hợp với các mục đích khác như nghiên cứu, công vụ, hoặc đi lễ hội,…..Các điểm thu hút là các VQG Cát Tiên, VQG Côn Đảo, rừng ngập mặn Cần Giờ, du lịch sông Mekong,…

- Khách du lịch văn hóa lễ hội, tín ngưỡng: ưu tiên những khách đi theo nhóm tự tổ chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán,…Các địa bàn chủ yếu thu hút loại du khách này là: Núi Bà Đen, hệ thống đền chùa ở TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, thánh thất Tây Ninh, Núi Sam Châu Đốc,….

- Khách đi nghỉ cuối tuần kết hợp với vui chơi giải trí: ưu tiên khách có thu nhập trung bình trở lên; trình độ văn hóa trung bình và cao; nhiều loại lứa tuổi; các

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí