Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nghỉ Dưỡng Biển


CHƯƠNG 3‌‌

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC

TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG BIỂN VIỆT NAM


3.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển

3.1.1 Khai thác chưa tương xứng với tiềm năng

Tài nguyên du lịch và tiềm năng kinh tế của vùng ven biển Việt Nam rất lớn. So với tiềm năng thì việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho du lịch biển nói chung và du lịch nghỉ dưỡng nói riêng hiện nay còn nhỏ bé.

Về thực chất tài nguyên du lịch biển từ trước đến nay mới chỉ được sử dụng như những bãi tắm đơn thuần hoặc cao hơn nữa là tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh ở những nơi có phương tiện giao thông thuận lợi. Nhiều bãi biển chưa triệt để khai thác cả về dung lượng sức chứa và giá trị tài nguyên. Chúng ta mới sử dụng một phần bãi biển mà chưa vươn tới những không gian xung quanh như những cảnh quan thiên nhiên ngoài biển, ngoài các đảo, quần đảo và các khu vực ven biển. Tuyến tham quan trên cao và dưới mặt biển chưa được đầu tư khai thác. Hình thức giải trí nghèo nàn và kém hấp dẫn. Tại phần lớn các bãi biển hiện nay, ngoài tắm biển du khách hầu như không được thưởng thức các hình thức vui chơi giải trí khác.

Du lịch đảo ven bờ hiện tại chỉ tập trung ở ba vùng chính: vùng đảo ven bờ Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), vùng đảo Nam Trung Bộ mà trung tâm là Nha Trang - Khánh Hoà và vùng đảo Phú Quốc với các cơ sở nghỉ ngơi nhìn chung sơ sài, dành cho đối tượng khách du lịch đi trong ngày. Khai thác tràn lan, tập trung nhiều cơ sở lưu trú ở các đảo có vị trí

quá gần bờ như Cát Bà, Tuần Châu, biến chúng thành những “bách hoá tổng hợp” nhốn nháo, làm mất vẻ đẹp của vùng biển đảo tĩnh lặng, hoang sơ. Trong khi đó hệ thống đảo xa bờ hơn không bị ô nhiễm thích hợp cho việc tổ chức khu nghỉ dưỡng, tắm biển với quy mô và chất lượng quốc thế thì giá trị còn ở dạng tiềm ẩn, hầu như chưa được khai thác đến. Nhiều đảo đá có hình thù kỳ lạ, mang tính liên tưởng cao nhưng việc tổ chức các tuyến du lịch tham đảo chưa lưu ý đến việc lựa chọn tuyến nhìn, điểm nhìn và tốc độ nhìn phù hợp để du khách có thể cảm thụ vẻ đẹp ở mức độ thuận lợi nhất. Việc thiết kế tạo hình các tiện nghi du lịch như bến tàu, nhà dịch vụ, biển báo... chưa được quan tâm đúng mức nên không tạo được ấn tượng thẩm mỹ tốt.

Tài nguyên du lịch biển chủ yếu mới được khai thác các giá trị vật chất. Các bãi biển, vịnh đảo đẹp được quốc tế công nhận và bình chọn như: vịnh Hạ Long, bờ biển Đà Nẵng... nhưng chưa được quy hoạch định hướng để phát triển thành vùng du lịch biển mang đẳng cấp quốc tế. Ngay cả khi được bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh thì ngành du lịch Việt Nam và Đà Nẵng cũng không có một chương trình quảng bá tầm cỡ nhân cơ hội này tiếp thị ra thị trường du lịch quốc tế. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch biển Việt Nam lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Một vài năm gần đây Tổng cục Du lịch đã xuất bản một số thông tin chuyên đề về biển nhưng chỉ cung cấp thông tin chung chung. Du lịch Việt Nam chưa tham gia các hội nghị, hội chợ chuyên đề du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế giới. Ấn phẩm quảng bá về du lịch Việt Nam vừa thiếu vừa chưa chuyên nghiệp, chất lượng còn thấp kể cả về hình thức lẫn nội dung. Chưa có một bộ phim nào về du lịch nghỉ dưỡng biển hấp dẫn. Ngay cả quà lưu niệm cho khách quốc tế, qua các cuộc thi thiết kế của ngành du lịch vẫn chưa tìm được một tặng phẩm nào có ý nghĩa, mang tính đặc trưng biển Việt Nam.

Trong quá trình thiết kế các sản phẩm du lịch chưa căn cứ vào đặc điểm tài nguyên để định hướng sản phẩm đặc trưng cho khu vực. Vì vậy không chỉ có tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong cùng một khu vực mà còn có sự trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các khu vực có điều kiện địa lý và giá trị tài nguyên du lịch khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam. Khách nước ngoài chỉ cần đến một khu nghỉ dưỡng thay cho việc khám phá nét khác biệt, mới lạ của hàng trăm khu nghỉ dưỡng khác dọc chiều dài bờ biển. Tùng, áng (hồ nước mặn)

- hai loại địa hình độc đáo chỉ xuất hiện duy nhất ở khu vực đảo đá ven bờ Đông Bắc là địa điểm tốt cho loại hình du lịch nghiên cứu vì có khả năng lưu giữ những nguồn gen quý hiếm đặc thù vùng biển - nhưng việc khai thác nghèo nàn, chưa biến nó trở thành một thế mạnh du lịch của vùng. Hàng năm, các địa phương ven biển tiêu tốn hàng tỉ đồng để làm lế hội. Tỉnh nào cũng có lễ hội nhưng một lễ hội mang tính đặc thù dân tộc, hấp dẫn khách nước ngoài thì chưa có.

Trên thế giới, du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong những loại hình du lịch “cổ điển”. Nói đến du lịch nghỉ dưỡng biển, chúng ta phải kể đến các nước ven Địa Trung Hải, các nước thuộc khu vực Caribê, quần đảo Hawai, gần hơn là các nước trong khu vực như Indonexia, Phillipines, Malaysia, Thái Lan, Hải Nam (Trung Quốc) và đó được xem là những đối thủ cạnh tranh lớn của du lịch biển Việt Nam. Nhắc tới Inđônêxia là nghĩ đến Bali, đến Thái Lan là nghĩ tới Phukhet... còn Việt Nam chưa rõ ràng trong việc định vị hình ảnh du lịch biển đặc trưng.

3.1.2 Khai thác chưa thực sự hiệu quả

Khu vực biển ven biển tập trung trên 70% các khu điểm du lịch trong cả nước. Nhiều năm qua, số khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt trên 73% lượng khách quốc tế đến Việt Nam với tốc độ tăng trung bình khoảng 31%/năm.

Bảng 3.1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển (1995-2003)


Năm


1995


1996


1997


1998


1999


2000


2001


2002


2003

Tổng số lượt khách

(nghìn lượt)


1865


2208


2127


1973


2246


3299


4092


5299


4720

Tỷ lệ so với cả nước(%)

72,79

77,41

73,56

71,59

71,38

73,5

73,81

73,75

72,25

Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ (%)

10,97

9,46

10,44

12,22

14,83

21,37

20,59

21,37

23,4

Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ

(%)


11,67


11,85


11,46


11,28


10,84


12,2


13,66


14,21


16,75

Tỷ lệ đến vùng NTB và Nam

Bộ (%)


50,15


56,1


51,66


48,09


45,71


39,93


39,56


38,17


32,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng - 12

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)

Năm 2005, toàn vùng ven biển đón 4,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế đi lại giữa các tỉnh trong vùng với 12,4 triệu ngày khách, dự kiến năm 2010 là 7,4 triệu lượt với hơn 24 triệu ngày khách. Nếu so với toàn quốc thì tổng ngày khách quốc tế ở vùng ven biển năm 2005 chiếm tới 66% tổng ngày khách quốc tế của toàn quốc, năm 2010 sẽ là 63%.

Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển (1995-2003)


6000


5000



Nghìn lượt

4000


3000


2000


1000


0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003



Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển

% (1995 - 2003)

90


80


70


So với cả nước Đến vùng Bắc Bộ

Đến vùng Bắc Trung Bộ


Đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ

60


50


40

30

20


10


1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

0


Khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh thổ. Có 4 khu vực thu hút khách nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu (hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng ven biển), Quảng Ninh - Hải Phòng (trên 25%), Huế - Đà Nẵng (12%) và Nha Trang - Khánh Hoà (xấp xỉ 4%). Bốn khu vực trọng điểm ven biển này đã thu hút tới 80% tổng số khách quốc tế đến nghỉ ngơi tham quan trong toàn vùng ven biển. Đây là những khu vực có những đô thị lớn với điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối tốt, đồng thời là những nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị.

Số lượng khách du lịch quốc tế đến các khu vực trọng điểm du lịch ven biển tăng nhanh: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và Huế - Đà Nẵng có tốc độ tăng khá cao trên 41%/năm; các khu vực khác thấp hơn như Bà Rịa - Vũng Tàu 22,6%/năm, Nha Trang - Khánh Hoà 11,5%/năm.

Các trọng điểm du lịch kể trên cũng là những khu vực thu hút cao khách du lịch nội địa. Năm 2003, khu vực Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh đón 27,4% số lượt khách nội địa đi lại giữa các vùng trong toàn quốc, tiếp theo là Quảng Ninh - Hải Phòng 13,4%, Huế - Đà Nẵng 2,6%, Khánh Hoà 1,5%. Tốc độ tăng trung bình khách du lịch nội địa ở các khu

vực này cũng cao, điển hình như: Quảng Ninh - Hải Phòng là 39%/năm, Nha Trang - Khánh Hoà và Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh là 16%/năm và 17%/năm, Huế - Đà Nẵng 7,3%. Đặc điểm phân bố không đều lượng khách du lịch theo lãnh thổ là yếu tố gây ra những áp lực lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở các khu vực tập trung khách du lịch.

Theo thị trường, khách Trung Quốc đến Việt Nam và vùng ven biển ngày càng tăng và hiện đang chiếm tỷ trọng cao nhất (27% tổng số khách quốc tế), sau đó là Việt Kiều, khách Hoà Kỳ (12%), Nhật Bản (trên 6%). Số khách đi du lịch thuần tuý chiếm tỷ lệ cao (47%), sau đó là lý do thăm thân nhân (19%), thương mại (15%) và các mục đích khác (19%). Phần lớn du khách nước ngoài đến Việt Nam chỉ dừng lại ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội một vài đêm, sau đó di chuyển ra miền Trung để thưởng thức khí trời mát mẻ và những bãi biển tuyệt vời của Việt Nam.

Với du khách Châu Âu do không có nhiều điều kiện nghỉ ngơi và tắm biển ấm như tại Việt Nam nên họ thường dành 50 - 70% thời gian tour đến Việt Nam gắn liền với biển và những vùng gần biển.

* Về khách du lịch nội địa, các tỉnh ven biển hàng năm thu hút trên 50% tổng số khách nội địa, với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1997- 2003 là 16%/năm.

Bảng 3.3:Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển(1995 -

2003)


Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Tổng số lượt khách

(nghìn lượt)


5741


6999


6752


7465


8298


10803


12679


13804


14642

Tỷ lệ so với cả nước(%)

53,02

55,17

51,25

53,75

55,13

55,17

55,28

55,32

57,41

Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ (%)

12,28

11,06

12,23

13,35

14,21

16,29

16,51

16,64

15,63

Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung

Bộ (%)


4,55


4,58


4,04


4,28


4,82


4,5


4,66


4,81


6,52

Tỷ lệ đến vùng NTB và

Nam Bộ (%)


36,19


39,53


34,98


36,12


36,1


34,38


34,11


33,87


35,26

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)

Năm 2005, khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển là 13,8 triệu lượt khách với hơn 19,8 triệu ngày khách, năm 2010 dự kiến là 17,8 triệu lượt khách với 30,7 triệu ngày khách, bằng 71% (2005) và 76% (2010) so với toàn quốc.

Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển (1995-2003)


16000


14000


12000



Nghìn lượt

10000


8000


6000


4000


2000


0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003


Tỷ lệ khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển

% (1995 - 2003)

70


60


So với cả nước Đến vùng Bắc Bộ

Đến vùng Bắc Trung Bộ


Đến vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ

50


40



30


20


10


0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

* Thu nhập xã hội từ du lịch các tỉnh ven biển luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước. GDP du lịch của các tỉnh ven biển năm 2000 chiếm 63% tổng GDP du lịch cả nước và tính đến năm 2000, khu vực ven biển đã thu hút được 233 dự án đầu tư trực tiếp n- ước ngoài vào du lịch với số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD (chiếm 64,5% cả nước). Năm 2005, thu nhập từ du lịch biển đạt 1,45 tỷ USD bằng 69,5% thu nhập toàn quốc, dự đoán năm 2010 là 3,2 tỷ bằng 77,1% thu nhập toàn quốc.

Bảng 3.4: Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển (1995-

2003)


Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Thu nhập du lịch cả n- ước

(tỷ đồng)


15056


14000


15600


17400


20500


23500


22500

Thu nhập du lịch biển

(tỷ đồng)


10885


10038


11319


12705


14992


17204


15982

Tỷ lệ thu nhập du lịch biển so với cả nước (%)

72,3

71,7

72,56

73,02

73,13

73,21

71,03

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)


Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển (1995 2003)

Tỷ đồng


25000


20000


15000


10000


5000


0

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003


Thu nhập du lịch cả nước Thu nhập du lịch biển

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 01/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí