Một Số Đề Xuất Thúc Đẩy Du Lịch Nghỉ Dưỡng Thông Qua Phát Triển Hệ Thống Bất Động Sản Nghỉ Dưỡng Tại Hạ Long


quy hoạch trước xây dựng đảm bảo tính khoa học, không lãng phí mảnh đất vàng Hạ Long, đồng thời các dự án có sự bổ sung về tiện ích cho nhau.

Đa dạng hóa sản phẩm: Luôn đổi mới các hoạt động để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Ngoài khai thác lợi ích từ hệ sinh thái nghỉ dưỡng, Sun Group cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như lễ hội Carnival Hạ Long. Khách du lịch đến với Hạ Long có thể trải nghiệm các sản phẩm đa dạng: du lịch thiên nhiên, ngắm kì quan trên Vịnh, du lịch văn hóa- ẩm thực, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, v.v. Hoặc khách du lịch cũng có thể tận hưởng không gian vui chơi trong tổ hợp Sun World, cáp treo Nữ Hoàng, vòng quay mặt trời, v.v. Như vậy Sun Group đang ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch một cách tối đa. Các sản phẩm du lịch đều dựa trên những thế mạnh của Hạ Long như: view biển, kì quan vịnh Hạ Long, bãi tắm đẹp…

Nâng cao chất lượng, năng lực hạ tầng: để đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch, đảm bảo yếu tốt nhanh và thuận lợi, nhiều hạng mục công trình đã khởi công và đi vào hoạt động tại Quảng Ninh: sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, v.v. Cơ sở hạ tầng đang là bài toán khó hiện nay tại địa bàn nhiều tỉnh, bởi nếu du khách tăng cao mà hạ tầng không đáp ứng kịp tốc độ phát triển, sẽ để lại ấn tượng xấu với du khách, hạn chế khả năng quay lại. Đặc biệt là hạ tầng giao thông. Đa số khách du lịch đều có mong muốn giảm thiểu thời gian di chuyển cho mỗi chuyến du lịch của mình, để có thể dành thời gian và sức lực cho việc ngắm cảnh, tận hưởng chuyến đi. Đó là lý do mà Sun Group đã đầu tư 2 hạng mục quan trọng: sân bay quốc tế Vân Đồn và cảng tàu khách quốc tế, cao tốc Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái. Hiện nay chưa có nhiều tỉnh thành tại Việt Nam có sân bay (Hà Nội, thành phố HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ…) như vậy, việc Vân Đồn có sân bay giúp rút ngắn thời gian di chuyển không chỉ cho khách du lịch trong nước mà còn cả khách du lịch quốc tế. Khách du lịch có thể bay thẳng đến Hạ Long, thay vì quá cảnh qua sân bay khác. Hay cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt đầu tiên tại Hạ Long, sẽ đảm bảo đủ điều kiện để đón các tàu lớn quốc tế cập cảng. Mở rộng nguồn khách du lịch đến Hạ Long.


2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Du lịch tại Hạ Long vẫn ảnh hưởng bởi tính mùa vụ do đặc điểm khí hậu. Vào mùa hè – là mùa cao điểm, lượng khách đến Hạ Long tăng cao. Đôi khi dẫn đến tình trạng cháy phòng. Trong khi vào mùa đông, lượng khách giảm, nhiều khách sạn phải duy trì hoạt động cầm chừng cho không có khách du lịch. Do vậy, việc gia tăng cơ sở lưu trú để đáp ứng đủ cho mùa cao điểm, lại gặp khó khăn khi duy phòng trong mùa thấp điểm về chi phí vận hành. Bài toán đặt ra là cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch theo tính mùa vụ.

Hiện nay việc thiết kế và vận hành quản lý vẫn phải thuê ngoài. Đây đều là các đơn vị đẳng cấp quốc tế, do vậy chi phí vận hành cao, ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa chi phí. Giá thuê tăng cao, và hạn chế tập khách hàng của dự án. Hơn nữa tất cả các đơn vị đều vận hành theo chuẩn quốc tế, đòi hỏi nguồn cung nhân lực phải được đào tạo kiến thức chuyên môn bài bản.

Các dự án triển khai của Sun Group luôn đảm bảo tính đồng bộ, do đó cần thời gian cho việc xây dựng hoàn tất. Để hệ sinh thái của Sun được hoàn hảo hơn. Hiện nay Sun đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện tiếp tiến độ của dự án Sun Feria và Tháp Domino cao 99 tầng thiết kế bởi Gensler Hoa Kỳ và ARUP của Anh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phối cảnh tháp Domino cao 99 tầng Khi lượng khách đổ về Hạ Long tăng cao thì 1

Phối cảnh tháp Domino cao 99 tầng


Khi lượng khách đổ về Hạ Long tăng cao, thì kéo theo các vấn đề về môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải tại điểm du lịch. Nguyên nhân là do một bộ phận người dân và khách du lịch chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Các giải pháp về môi trường chưa đồng bộ. Cần triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của người dân và du khách về công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long cũng như được cụ thể hóa bằng nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả. Ví dụ phong trào “Ngày chủ nhật vì một Hạ Long xanh” đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tham gia. Qua phong trào, người dân đã nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không vứt rác bừa bãi, cùng nhau vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây xanh vào chủ nhật hằng tuần. Tuy vậy, để Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới luôn là điểm du lịch hấp dẫn, môi trường sạch sẽ cần sự chung tay của các cấp chính quyền, người dân, du khách và cả cộng đồng trong nỗ lực giữ lại màu xanh cho Vịnh Hạ Long.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT THÚC ĐẨY DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG THÔNG QUA PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG TẠI HẠ LONG

3.1. Tổng kết kinh nghiệm phát triển du lịch tại Hạ Long

3.1.1. Tận dụng lợi thế

Hạ Long là một ví dụ điển hình về phát triển du lịch dựa trên lợi thế điều kiện tự nhiên. Với địa hình đường bao biển dài, nhiều đảo đẹp, được công nhận di sản văn hóa thế giới, Hạ Long đã thu hút rất nhiều khách du lịch, và chiếm một phần lớn trong số đó là du lịch nghỉ dưỡng. Chính điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi đang biến Hạ Long trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Cũng phân tích từ các lợi thế đó, mà tập đoàn Sun Group đã khá mạnh tay khi đầu tư xây dựng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại đây.

Đa số các dự án đều dựa trên thế mạnh về du lịch liên quan đến biển, vừa để du khách có thể ngắm vịnh Hạ Long, tắm biển, đồng thời kết hợp với các hoạt động giải trí khác tại khu tổ hợp Sun World.

3.1.2. Xây dựng theo hình thức hệ sinh thái

Hầu hết các dự án bất động sản nghỉ dưỡng của Sun đều được xây dựng liền kề nhau, tạo thành hệ sinh thái Sun Group. Ưu điểm lớn nhất đó là: các dự án bổ trợ cho nhau, tận dụng được lợi ích của nhau, giúp cho khách du lịch thuận tiện trong việc di chuyển và trải nghiệm trong thời gian lưu trú. Đồng thời cũng nhờ đó mà tăng được thời gian lưu trú lâu hơn, phát sinh chi tiêu nhiều hơn. Sun đã kết hợp nghỉ dưỡng với công viên Sun World vui chơi giải trí, tổ hợp phố mua sắm Euro shophouse, phố cổ, và rất nhiều các hoạt động văn hóa nghệ thuật carnaval được tổ chức thường xuyên để thu hút khách du lịch. Ngoài ra các dự bán bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng đẳng cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn sao quốc tế, đảm bảo vấn đề lưu trú vào mùa du lịch cao điểm của Hạ Long

3.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm

Thông thường khách du lịch ban đầu đến Hạ Long với mong muốn thăm quan vẻ đẹp của Vịnh. Chính những sản phẩm du lịch sẽ là những cái níu chân khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú. Hạ Long có rất nhiều loại hình du lịch kết hợp để


khách hàng tăng tính trải nghiệm, và cảm giác được “lời” từ chuyến du lịch. Ví dụ như: du lịch nghỉ dưỡng (với các biệt thự ven biển), du lịch văn hóa (ngắm các danh lam thắng cảnh, đảo nổi tiếng), du lịch trên thuyền, ngủ đêm trên Vịnh, v.v

Các sản phẩm du lịch cần có bổ sung, đổi mới tránh tạo cho du khách cảm giác lặp lại nhàm chán, vì mục đích của việc đi du lịch là tăng tính trải nghiệm.

3.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng

Một điều không thể phủ nhận cho sự phát triển du lịch tại Hạ Long đó là những đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất hạ tầng, đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách du lịch. Sự đi vào vận hàng của sân bay quốc tế Vân Đồn là một bước đột phá quan trọng, gia tăng đáng kể lượng khác du lịch trong và ngoài nước đến Hạ Long thay vì phải quá cảnh Nội Bài hay Cát Bi. Ngoài ra tuyến cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Hải phòng, rút ngắn thời gian di chuyển giữa 3 thành phố lớn, thay đổi diện mạo của các cửa ngõ thành phố. Càng tàu khách quốc tế cũng mang tới những con số đầy khả quan. Ngoài ra còn nhiều sự đầu tư về cơ sở hạ tầng nữa của Hạ Long, góp phần thay đổi diện mạo thành phố. Phải kể đến đó là đường bao biển Trần Quốc Nghiễn. Theo UBND thành phố Hạ Long, tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn sau khi hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với tuyến hầm qua Vịnh Cửa Lục, đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả và đường bao biển Bãi Cháy tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và là điểm nhấn tham quan du lịch cho du khách khi đến với Hạ Long. Đây sẽ là tuyến đường bao biển rộng và có cảnh quan đẹp bậc nhất cả nước. Trên cơ sở hướng tuyến của đường cũ, đường bao biển Trần Quốc Nghiễn có tổng chiều dài 4,7km được xây dựng kéo dài từ khu vực cầu Bài Thơ đấu nối vào tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, tận dụng tối đa nền mặt đường và các công trình hiện tại. Dự án có tổng mức đầu tư 680 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố


3.2. Bài học rút ra cho các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Việt Nam đã đạt thành công lớn về nâng số lượt khách trong những năm qua và gặt hái được những lợi ích kinh tế qua bùng nổ du lịch. Quốc gia đã tận dụng được nhu cầu du lịch tăng mạnh trong khu vực và trên toàn cầu, thực chất đã chiếm lĩnh được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh ở Đông Nam Á, và đang chứng kiến

84

tăng trưởng kỷ lục cả về lượt khách trong nước và nước ngoài. Chi tiêu của khách đang làm tăng việc làm và thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp tham gia ngành du lịch ở Việt Nam, bao gồm cả ở những địa phương và phân khúc người nghèo.

Tuy nhiên, ngành du lịch cần chuyển dịch trọng tâm để phát triển theo hướng bền vững hơn về văn hóa, xã hội và môi trường. Số lượng khách du lịch tăng mạnh một phần là do chuyển dịch sang cơ cấu khách có mức chi thấp hơn, tiếp tục tập trung vào những sản phẩm du lịch đại chúng, và tăng tập trung du khách vào những điểm đến quen thuộc vốn đã quá tải. Điều đó khiến cho Việt Nam gặp nguy cơ dễ bị tổn thương về năng lực hạ tầng, nguồn nhân lực ngành du lịch, và bền vững về môi trường. Nếu thiếu quan tâm, mô hình tăng trưởng du lịch như trên sẽ gặp rủi ro là tác động kinh tế giảm dần, tài sản văn hóa và thiên nhiên dành cho du lịch xuống cấp, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương cho ngành du lịch bị xói mòn với quan niệm rằng nó không đem lại giá trị kinh tế đầy đủ, hoặc không tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp địa phương tham gia và được hưởng giá trị đem lại một cách công bằng.

3.2.1. Phối hợp chiến lược quy hoạch điểm đến và phát triển sản phẩm

Số lượng các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương tăng lên trong những năm qua đã giúp tạo điều kiện để tiếp cận về quản lý du lịch theo điểm đến cụ thể , nhưng cũng khuyến khích đẩy mạnh cạnh tranh giữa các địa phương về thu hút lượt du khách để hoàn thành chỉ tiêu du lịch của địa phương, bao gồm cả khai thác tài sản du lịch của địa phương theo các cách thiếu bền vững, hướng tới những phân đoạn thị trường du lịch đại chúng. Hơn nữa, điều đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các địa phương khá giả, có nhiều ngân sách xúc tiến du lịch hơn. Để Việt Nam có thể chuyển dịch thành công sang du lịch bền vững và đem lại giá trị cao hơn, quốc gia cần có một chiến lược tổng thể hơn nhằm:

Khuyến khích các địa phương phát triển và xúc tiến các sản phẩm nhằm góp phần nâng cao sự đa dạng về du lịch cho cả Việt Nam.

Phân bổ nguồn lực cho phát triển du lịch ở các địa phương yếu hơn về kinh tế nhằm hỗ trợ phân bổ lợi ích du lịch theo cách công bằng hơn.

85

Cách tiếp cận chiến lược và cân bằng về địa lý hơn như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt hơn trong quy hoạch giữa cấp quốc gia và cấp địa phương, và tăng cường thực thi hiệu lực các bản quy hoạch đó (bao gồm cả trong quyết định giao và sử dụng đất), đẩy mạnh giám sát theo dõi đầu tư của tư nhân để đảm bảo các dự án được phê duyệt phải phù hợp và hỗ trợ cho các loại du khách và sản phẩm được xác định là mục tiêu phát triển.

3.2.2. Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm

Chuyển dịch theo hướng nhằm vào du khách có mức chi tiêu cao hơn thay vì các phân khúc thị trường khách du lịch đại chúng có thể góp phần giúp Việt Nam hoàn thành một số mục tiêu chính về du lịch - đó là phân tán bớt khách du lịch ra khỏi những điểm đến đã quá tải và phân bố công bằng hơn lợi ích từ du lịch. Để làm được điều đó, cần phải có nỗ lực trên cả hai mặt. Một là các hoạt động xúc tiến và tiếp thị ngày càng phải tập trung vào những thị trường có nguồn khách chi tiêu tương đối cao, như châu Âu và Mỹ.

Ngoài ra, vì hầu hết khách du lịch không chỉ đến với những địa điểm du lịch riêng rẽ, mà muốn có địa điểm trong lịch trình chung của họ trong phạm vi cụm địa bàn địa lý. Hai là cần phát triển những sản phẩm du lịch mới và có chất lượng cao hơn, vừa để khuyến khích du khách chi tiêu nhiều hơn nhưng cũng để giữ chân họ lưu trú lâu hơn. Điều đó cũng giúp giải quyết quan niệm hiện nay của du khách là Việt Nam thiếu sự đa dạng về sản phẩm du lịch, đồng thời khuyến khích tỷ lệ khách quay lại nhiều hơn. Ở những điểm đến có di sản văn hóa và thiên nhiên cũng như những tài sản du lịch gặp rủi ro khác, cách phát triển và đa dạng hóa sản phẩm nêu trên nên tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm thân thiện hơn về sinh thái. Đồng thời, tại những địa phương nghèo có khả năng được kết nối với những cụm hoạt động du lịch gần đó, ta có thể ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng để mở ra cơ hội kinh tế mới cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, các bên liên quan rốt cuộc phải thận trọng khi theo đuổi những loại sản phẩm đó từ phía cung về mặt bền vững và phát triển bao trùm. Trong nhiều trường hợp, du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng phụ thuộc nhiều vào địa điểm bên cạnh những hạn chế hiện hữu về quy mô, làm hạn chế tác động kinh tế

86

của chúng. Vấn đề đó cần được cân đối với lợi ích kinh tế cận biên có thể còn cao hơn khi phát triển những sản phẩm du lịch không theo thị trường ngách

3.2.3. Tăng cường nguồn nhân lực ngành du lịch

Tỷ lệ chi tiêu của khách du lịch rò rỉ qua nhập khẩu ở Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Điều đó cho thấy ngành sử dụng khá nhiều lao động và nguồn lực trong nước. Nhưng để duy trì hàm lượng trong nước như vậy, nguồn cung lao động du lịch có kỹ năng, đang ngày càng trở nên khan. hiếm trong những năm gần đây, cần được phát triển nhanh hơn nữa để bắt kịp với nhu cầu tăng cao. Điều này đặc biệt quan trọng để tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch theo thị trường ngách, đem lại giá trị cao hơn, hoặc thân thiện sinh thái hơn, nhưng cũng đòi hỏi kiến thức và hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn cao hơn. Hơn nữa, kết nối với các ngành khác trong chuỗi giá trị du lịch (nông nghiệp, giao thông, giải trí) cũng cần được tăng cường để nâng cao tác động “số nhân” của chi tiêu du lịch đối với phần còn lại của nền kinh tế, do tác động đó ở Việt Nam hiện còn tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Để làm được điều đó, ta cần đảm bảo:

Số lượng đầy đủ người lao động và doanh nghiệp địa phương trong các ngành được kết nối để họ cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ đa dạng theo nhu cầu của du khách.

Hàng hóa và dịch vụ của địa phương cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng theo đòi hỏi của các phân khúc thị trường khách du lịch khác nhau.

Thiếu hụt về kỹ năng và chất lượng ban đầu có thể được xử ly thông qua các chương trình đào tạo có mục tiêu cho các chuyên gia ngành du lịch, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp để họ có được các loại chứng nhận chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

3.2.4. Quản lý luồng khách

Tại các điểm du lịch hiện đang gặp rủi ro quá tải hoặc đã phá vỡ giới hạn về năng lực, điều quan trọng là phải cân nhắc áp dụng các biện pháp và hệ thống để cải thiện về quản lý luồng khách. Các biện pháp đó bao gồm:

Ngày đăng: 23/04/2023