Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Môi Trường Làm Việc Tại Doanh Nghiệp



- Các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí khoa học,…


- Tham khảo thông tin từ website của Công ty: http://gosucorp.vn/


4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp


- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện bằng cách tham gia trực tiếp vào công việc tại công ty thực tập và quan sát.

- Phương pháp điều tra, khảo sát bảng hỏi: Sử dụng hệ thống bằng câu hỏi, các phiếu điều tra, khảo sát ý kiến của nhân viên tại các phòng ban chức năng của công ty nhằm thu thập dữ liệu để phục vụ cho đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

- Thiết kế bảng hỏi: Dựa trên kết quả thu thập dữ liệu định tính, tiến hành thiết kế bảng hỏi để đo lường mức độ đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc tại Công ty.

- Cách chọn mẫu: Dùng kĩ thuật thu thập dữ liệu điều tra bảng hỏi và nhận thấy số lượng nhân viên tại Công ty không quá lớn và phù hợp với đề tài nghiên cứu nên em sử dụng phương pháp điều tra tổng thể.

Đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Trực tuyến GOSU tại Thành phố Huế - 3

- Kích thước tổng thể: 85 nhân viên


- Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo: Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ từ Rất không đồng ý đến Rất đồng ý

4.3. Phương pháp xử lí số liệu


Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0


4.3.1. Số liệu thứ cấp


Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu


4.3.2. Số liệu sơ cấp


Thu thập những ý kiến đánh giá của nhân viên ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Trực Tuyến GOSU tại Thành phố Huế thông qua bảng hỏi được xử lý trên phần mềm SPSS.

Sau khi thu thập dữ liệu về, hoàn thành việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu một số phương pháp phân tích sẽ được sử dụng như sau:

- Phương pháp thống kê mô tả



Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Trực tuyến GOSU- Thành phố Huế. Phân tích thống kê mô tả là phương pháp dùng để tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu điều tra, thể hiện đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra. Các đại lượng thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha:


Phương pháp này dùng để loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

+ Nếu một biến trong đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item total correlation) >= 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein, 1994).

+ Nếu Cronbach’s Alpha >= 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally Bernstein, 1994).

+ Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7< Cronbach’s

Alpha < 0,9.


- Kiểm định Oneway ANOVA và Independent Sample T-Test


Kiểm định Oneway ANOVA và Independent Sample T-Test nhằm kiểm định sự khác biệt về đánh giá giữa các nhóm nhân viên.

Giả thiết: H0: Không có sự khác biệt giữa các nhóm H1: Có sự khác biệt giữa các nhóm

Nếu: Mức ý nghĩa Sig. > 0.05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig. 0.05: Bác bỏ giả thiết H0

5. Kết cấu đề tài


Đề tài nghiên cứu được thực hiện gồm có 3 phần:



Phần I: Đặt vấn đề


Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường làm việc tại doanh nghiệp.


Chương 2: Đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc tại Chi nhánh Công ty Cổ phần GOSU Thành phố Huế.

Chương 3: Định hướng và giải pháp để nâng cao môi trường làm việc của nhân viên ở Chi nhánh Công ty Cổ phần Trực tuyến GOSU tại Thành phố Huế.

Phần III: Kết luận và kiến nghị


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP


1.1.Cơ sở lý luận


1.1.1. Môi trường làm việc


1.1.1.1. Định nghĩa về môi trường làm việc


Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài).

Môi trường làm việc đối với cán bộ, công chức (được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với người lao động và giữa người lao động với người lao động… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố liên quan đến các điều kiện lao động. Môi trường lao động của công ty có thể hiểu là một nền văn hoá được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của tổ chức, đó là triết lý kinh doanh, các tập quán thói quen truyền thống, phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử. Tất cả các yếu tố này tạo ra một bầu không khí, một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng cơ quan, đơn vị. Những vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nhân sự và tuỳ từng điều kiện môi trường mà nhà quản trị áp dụng phong cách quản trị riêng với người lao động của mình.

1.1.1.2. Khái niệm về môi trường làm việc công sở


Môi trường làm việc nơi công sở theo Beukema (1987) là một mức độ cho phép nhân viên có thể sắp đặt công việc chủ động, phù hợp với sự chọn lựa, sự


quan tâm và nhu cầu. Nó là mức độ quyền lực mà một tổ chức trao cho nhân viên của nó để thực hiện công việc. Định nghĩa này nhấn mạnh đến chọn lựa của nhân viên về sự hứng thú trong khi thực hiện công việc.

Môi trường làm việc nơi công sở theo Robbins (1989) là quá trình mà tổ chức đáp lại nhu cầu của người lao động bằng cách phát triển thể chế để cho phép người lao động được quyền lên tiếng trong những quyết định về cuộc sống tại nơi làm việc của họ.

Môi trường làm việc nơi công sở theo Efraty & Sirgy (2001) là sự hài lòng của nhân viên với những nhu cầu cá nhân thông qua các nguồn lực, hoạt động và kết quả xuất phát từ sự tham gia tại nơi làm việc.

Môi trường làm việc nơi công sở theo Luthans (2005) là một nỗ lực để phát triển điều kiện làm việc thêm thỏa mãn thông qua nỗ lực công tác giữa cấp quản lí và nhân viên.

Môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc, là những điều kiện thuận lợi trong môi trường của nơi làm việc hỗ trợ và làm tăng mức độ thỏa mãn của người lao động bằng cách cung cấp cho họ những lợi ích kinh tế, sự ổn định, điều kiện làm việc, mối quan hệ giữa cá nhân tổ chức, những giá trị của cá nhân trong công việc.

Môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc còn là một phần của chất lượng cuộc sống, bao gồm cảm giác của cá nhân về tổng phương diện của công việc và mức ảnh hưởng của những yếu tố này đến cuộc sống cá nhân tại nơi làm việc.

Tóm lại, môi trường làm việc nơi công sở hay chất lượng của môi trường làm việc cần quan tâm đến không chỉ là cải thiện cuộc sống nơi làm việc, mà còn cuộc sống bên ngoài công việc của nhân viên để người lao động có thể cân bằng được công việc và cuộc sống.



1.1.1.3. Vai trò của môi trường làm việc đối với người lao động


Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Môi trường làm việc lý tưởng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thu hút và giữ chân nhân tài cũng như tạo ra lực đẩy gia tăng hiệu quả làm việc trong tổ chức

Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác…

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp không ngừng đầu tư chi phí và con người nhằm xây dựng nên môi trường ấy với những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa doanh nghiệp

1.1.1.4. Cách đánh giá của nhân viên về môi trường làm việc tại doanh nghiệp

Theo Lý Thị Kim Bình (2008) thì môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực thực hiện công việc của nhân. Môi trường làm việc bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Môi trường làm việc tốt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cán bộ, công chức cũng như quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy không ít cơ quan, tổ chức, đơn vị có môi trường làm việc không tốt dẫn đến những hậu quả có thể nhìn thấy được như: chất lượng, hiệu quả làm việc kém; mất đoàn kết; thậm chí cán bộ, công chức có trình độ, năng lực xin thôi việc hoặc chuyển công tác.

Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.



Trước hết, đơn vị phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của doanh nghiệp để trang bị cho nhân viên nhưng phải đảm bảo các yếu tố cần thiết.

Thứ hai, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là một nội dung hết sức quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, trông rộng, là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng đơn vị vững mạnh. Yếu tố về tâm lý của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng; đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, biết kìm chế trong mọi hoàn cảnh; luôn giữ được mối quan hệ mật thiết đối với nhân viên, nếu nhân viên làm việc sai thì từ từ uốn nắn tránh tình trạng bức xúc, quát mắng… tạo nên những khoảng cách không đáng có giữa nhân viên và lãnh đạo. Ngoài ra người lãnh đạo cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi cán bộ, công chức trong đơn vị và hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn.

Thứ ba, xây dựng một tập thể đoàn kết. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; có đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành được nhiệm vụ chung của đơn vị. Nội dung này đòi hỏi lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong đơn vị để kịp thời giải quyết, thường xuyên để mọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu.

Tóm lại, xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nội dung, nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan, doanh nghiệp phải quan tâm thực hiện. Có môi trường làm việc tốt thì mỗi nhân viên mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Môi trường làm việc được đo lường bằng 6 biến độc lập:


- Cơ sở vật chất, tinh thần.


- Mối quan hệ giữa đồng nghiệp


- Bản chất công việc.


- Chính sách đãi ngộ



- Môi trường trực tuyến


- Bầu không khí làm việc.


1.1.2. Cách tiếp cận về môi trường làm việc


Thuật ngữ môi trường làm việc được sử dụng để mô tả các điều kiện xung quanh, trong đó một nhân viên làm việc. Môi trường làm việc có thể bao gồm các điều kiện vật chất, chẳng hạn như nhiệt độ phòng, các thiết bị như máy tính cá nhân; nó còn có thể liên quan đến quy trình làm việc hoặc các thủ tục. Môi trường làm việc cũng có thể liên quan đến sự tương tác xã hội tại nơi làm việc trong đó có sự tương tác với các đồng nghiệp, tương tác với cấp dưới và với các nhà quản lý. Môi trường làm việc theo Jaworski và cộng sự (1988) có thể được chia thành môi trường vĩ mô, môi trường hoạt động và môi trường nội tại.

- Môi trường vĩ mô là bối cảnh trong nước và quốc tế: xã hội, chính trị, luật pháp, kinh tế, và những điều kiện kỹ thuật.

- Môi trường vận hành là hệ thống nhà cung ứng, khách hàng và những nhóm liên quan trực tiếp đến hoạt động của công ty.

- Môi trường nội tại bao gồm những yếu tố bên trong quyền hạn chính thức của công ty.

Dựa theo đó Verbeke và cộng sự (2011) đã gộp môi trường vĩ mô và môi trường hoạt động vào thành môi trường bên ngoài, những yếu tố mà không nẳm trong quyền hạn của công ty còn môi trường bên trong được quy định bởi một loạt các đặc điểm của tổ chức và mối quan hệ xã hội (bên trong tổ chức) cấu thành môi trường làm việc của nhân viên.

1.1.3. Các lý thuyết nghiên cứu về môi trường làm việc


1.1.3.1. Lí thuyết hai yếu tố của Herzberg


Herzberg & Ctg (1959) cho rằng có 2 nhóm nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn công việc: nhóm các nhân tố động viên và nhóm nhân tố duy trì. Các nhân tố động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2024