Có 3-5 Nhân Viên Cứu Hộ Làm Việc Liên Tục Ở Mỗi Bãi Biển Trong Thời Gian Hoạt Động Của Bãi Tắm.

5. Có (i) tối thiểu 02 bảng nội quy đặt ở vị trí dễ quan sát, kích thước tối thiểu 6m2 quy định nội quy bãi tắm bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, chữ rõ ràng không tẩy xóa, đảm bảo mỹ quan. (ii) Khoảng cách tối thiểu của các bảng nội quy là 200m.

6. Có (i) hệ thống biển báo,(ii) biển chỉ dẫn đến các điểm dịch vụ và (iii) hệ thống giao thông nội bộ.

7. Có (i) trạm quan sát cứu hộ cứu nạn, (ii) khoảng cách giữa các trạm quan sát tối đa là 300m, được xây dựng phù hợp với không gian biển và đảm bảo bao quát toàn bộ bãi tắm.

8. Mỗi bãi tắm có (i) ít nhất 02 khu nhà tráng nước ngọt (nam, nữ riêng biệt), (ii) mỗi khu tối thiểu có diện tích đạt 25m2. (iii) Nhà tráng nước ngọt có mắc treo hoặc giá đựng quần áo.

9. Có (i)tủ đựng đồ cho du khách và (ii) có khóa riêng cho từng ngăn tủ.

10. Có hệ thống (i) loa phát thanh và (ii) tối thiểu 03 loa cầm tay chất lượng tốt.

(iii) Hệ thống loa phát thanh có ghi âm cảnh báo an toàn và nội quy bãi tắm bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

11. Có (i) Khu vệ sinh công cộng tại bãi tắm du lịch, (ii) đảm bảo các tiêu chí tại Quyết định số 225/QĐ-TCDL ngày 08/05/2012 của Tổng cục Du lịch.

12. Có (i) hệ thống thu gom, (ii) xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14: 2008/BTNMT. (iii) Có khu vực tạm chứa rác thải trước khi phương tiện chở rác tới điểm thu gom. (iv) Thùng chứa rác trên bãi tắm phải có nắp đậy, (v) khoảng cách tối đa 50m/thùng.

13. Có (i) hòm thư góp ý, đặt ở vị trí dễ quan sát, chất liệu phù hợp với khí hậu địa phương. (ii) Có số điện thoại của Ban quản lý bãi tắm và (iii) các số điện thoại đường dây nóng của ngành du lịch để tiếp nhận và xử lý kịp thời ý kiến tham gia của du khách. (iv) Các số điện thoại trên phải được công bố công khai trên bảng nội quy, bảng niêm yết giá và những nơi dễ quan sát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

14. Đảm bảo (i) an ninh trật tự, (ii) vệ sinh môi trường, (iii) phòng cháy, chữa cháy, (iv) cứu hộ, cứu nạn, (v) phương tiện sơ cứu y tế và các phương tiện khác, tuân thủ theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của khách du lịch.

III. Thực trạng việc đáp ứng Yêu cầu đối với nhân lực làm việc tại bãi tắm

Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 13

1. Có đội ngũ lao động (i) làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn; cứu đuối nước; (ii) bảo vệ; (iii) hướng dẫn viên; (iv) lái xuồng được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

2. Có ký kết hợp đồng lao động.

3. Có (i)Trang phục và (ii) đeo phù hiệu đúng quy định của Ban quản lý bãi tắm.


B. Thực trạng các cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện


Yêu cầu các cơ sở kinh doanh: (i) Sạch, (ii) đẹp, (iii) đảm bảo vệ sinh môi trường, (iv) an ninh trật tự, (v) vệ sinh an toàn thực phẩm và (vi) có bảng niêm yết giá tại các điểm dịch vụ, sản phẩm hàng hóa.

C. Thực trạng quản lý hoạt động


Thời gian hoạt động tại các bãi tắm du lịch

Do Ban Quản lý Bãi tắm quy định cụ thể trong Nội quy Bãi tắm du lịch, trong khoảng thời gian: (i) Mùa hè: từ 6h00 đến 18h30; (ii) Mùa đông: từ 7h00 đến 18h00. (iii) Yêu cầu an toàn tuyệt đối và khi hoạt động phải có người trông coi, quản lý, đảm bảo cứu hộ cứu nạn, cứu đuối nước cho người tắm.

D.Quy định với bãi tắm liên quan đến dòng Rip (dòng rút)


Quy định này sẽ áp dụng vào mùa hè: 6h00 đến 18h30, từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

1. Có 3-5 nhân viên cứu hộ làm việc liên tục ở mỗi bãi biển trong thời gian hoạt động của bãi tắm.

2. Có 2 xuồng cứu sinh ở mỗi bãi tắm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở điều 2, phần II, mục A.

3. Có hệ thống phao tiêu, cờ chỉ giới đáp ứng đủ các yêu cầu ở điều 3, phần II, mục A. Ngoài ra tăng cường cắm các cột mốc bằng phao để cảnh báo vùng hay xảy ra hiện tượng dòng rút

Tiểu kết chương 3

Môi trường du lịch nói chung và môi trường du lịch các bãi biển Thừa Thiên Huế nói riêng đã nhận được sự quan tâm của ban, ngành và địa phương. Bên cạnh đó, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà vấn đề quản lý môi trường du lịch ở những bãi biển này chưa thực sự hiệu quả.Vì vậy, để công tác bảo vệ môi trường du lịch bãi biển ở đây được hiệu quả, cần chú trọng thực hiện một số các biện pháp như: giải pháp ưu tiên phát triển và đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường du lịch bãi biển và giải pháp giáo dục, tuyên truyền cho du khách, người dân và các doanh nghiệp du lịch.

Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên và xã hội bền vững lâu dài thì tài nguyên không được sử dụng quá mức. Phát triển du lịch phải lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương, tăng cường kiểm soát các hoạt động du lịch gây ô nhiễm môi trường, phát triển các loại hình du lịch gây tác động xấu đến môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Thuận An và Lăng Cô là hai bãi biển du lịch có tiềm năng phát triển của Tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Việc thực hiện công tác quản lý môi trường ở hai bãi biển này đã đạt được một số kết quả nhất định. Vấn đề quản lý và xử lý chất thải cũng được chính quyền địa phương quan tâm. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường ở hai bãi biển du lịch này vẫn đang trong tình trạng báo động, các vấn đề tồn tại như: các nguy hiểm do dòng rút, ô nhiễm môi trường bãi biển, vấn đề cứu hộ cứu nạn, vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề giá cả.

3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở hai bãi biển du lịch này:


- Qua phân tích nguyên nhân các vấn đề môi trường ở phần thực trạng, ta có thể thấy nguyên nhân đầu tiên, ảnh hưởng lớn, đó là sự quản lý vĩ mô của tỉnh và địa phương: trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý chưa được đào tạo các kiến thức cơ bản về môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng; công tác tuyên truyền đến người dân, du khách chưa rộng rãi; trang thiết bị chứa rác thải và hệ thống bảng khuyến cáo bố trí chưa hợp lý và không đồng bộ nên không truyền tải được thông điệp bảo vệ môi trường vùng biển; thiếu nguồn tài chính kéo khó khăn về đầu tư trang thiết bị xử lý, cơ sở hạ tầng phục vụ xử lý rác thải.

- Nhận thức và quản lý của các cơ sở kinh doanh dịch vụ: ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh còn hạn chế. Vấn đề thiếu ý thức này góp phần tác động xấu đến môi trường hai bãi biển du lịch này. Họ chưa nhận thức được việc cần thiết trước mắt là bảo vệ môi trường du lịch nói chung và môi trường du lịch biển nói riêng. Bên cạnh đó, các quy trình xả nước thải và thu gom rác thải của các cơ sở này chưa thực hiện đúng quy định của chính quyền địa phương.

- Ý thức của người dân: Những người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường của hai bãi biển, nơi họ đang cư

trú. Điều đó cũng xuất phát từ ý nghĩ hành động nhỏ của họ sẽ không gây nguy hại gì cho môi trường.

- Ý thức của du khách: Đa số du khách đến với Thuận An và Lăng cô chủ yêu là khách nội địa. Một bộ phận du khách đã hình thành được ý thức trách nhiệm khi đi du lịch. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ du khách chưa hình thành ý thức trách nhiệm khi đi tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm đến. Mặt khác, lượng khách tập trung đông vào một thời điểm sẽ gây nên sức ép, quá tải, ảnh hưởng đến môi trường du lịch tại điểm đến.

Một số các kiến nghị

1. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần hoàn thiện và phát triển các dự án quy hoạch du lịch biển, đảm bảo mục tiêu bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội.

2. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những chủ trương đảm bảo phát triển du lịch có kiểm soát và hạn chế:

- Cần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch bền vững như: nghỉ dưỡng, du lịch thể thao trên bãi biển (bóng chuyền bãi biển, đua thuyền, lướt ván, du lịch lặn biển, du lịch nghiên cứu,...)

- Các cơ quan chức năng cần ban hành các văn bản pháp lý về vi phạm xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý môi trường du lịch biển.

3. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần khuyến khích các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng sử dụng năng lượng mặt trời, sức gió, áp dụng nhãn xanh du lịch, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường cho các cơ sơ sở kinh doanh.

4. Đề xuấtSở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch và Ủy Ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Bộ tiêu chí để đánh giá các bãi tắm du lịch của Thừa Thiên Huế, từ đó ban hành Quy chế riêng dành cho các bãi tắm du lịch của Thừa Thiên Huế


TIẾNG VIỆT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trọng Bình (2010), Một số giải pháp phát triển du lịch biển và ven biển Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam

2. Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch (2006), Tài liệu khóa tập huấn về nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.

3. Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Strategy for sustainable exploitation and utilization of marine natural resources and environment protection until 2020 and vision 2030)

4. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thừa thiên huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

5. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001). Du lịch bền vững. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

6. Jean-Pierre Beurier, Đại học Nantes. Những thách thức về biển trên thế giới. Conferences&Seminaires

7. Luật Bảo vệ môi trường 2014

8. Luật du lịch Việt Nam

9. Vũ Tự Lập (2010). Địa lý tự nhiên Việt Nam. NXB ĐHSP Hà Nội

10. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000). Tài nguyên và du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

11. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002). Du lịch sinh thái- Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội

12. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

13. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế gắn với Đại ngàn Tây Nguyên

14. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 100/BC-PCLB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 30 tháng 09 năm 2013 về việc tình hình diễn biến, công tác triển khai ứng phó và thiệt hai bước đầu do cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

15. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2818/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2006 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp chống sạt lở bờ biển khu vực Phú Thuận - tỉnh Thừa Thiên Huế.

16. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

17. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2012 phê duyệt Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

18. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng sử dụng đất bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025

19. Tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2526/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Ban hành Quy chế Quản lý Bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

20. Ủy Ban nhân dân thị trấn Lăng Cô, Báo cáo của Ủy Ban nhân dân thị trấn Lăng Cô tháng 8 năm 2014

21. Hua Chien Thang (2008). IntegratedCoastal Zone Management towards sustainable development in Vietnam (2008) 305-313

22. Le Dinh Thanh – Nguyen Thi The Nguyen (2008). Integrated Coastal Zone Management in central region of Vietnam – issues and recommendations

23. Ủy ban nhân dân thị trấn Thuận An - Báo cáo tổng kết hoạt động, dịch vụ du lịch năm 2013

24. Viện tài nguyên môi trường biển, Chất lượng nước vùng đầm phá Tam Giang – Cầu hai


TIẾNG ANH


25. Cherdvong Saegsupavanish (2012). Unwelcom enviromental impact assessment for coastal protection along a seven – kilometer shoreline in southern Thailand. Ocean & Coastal Management. 20-29

26. L.C.van Rijn (2011). Coastal erosion and control. Ocean & Coastal Management 54 (2011) 1-21

27. Maarten Vonhof (2002) Handbook of Environmental Inventory..Alberta Fish and Wildlife Division Edmonton, Alberta

28. Schonhuth,M and U.Kievelitz (1994) Rapid Participatory Appraisal. An introduction Guide. GTZ im TZ-VerlegGermany

29. T.S Silva, P.R.A. Tagliani (2012). Environmental planning in the medium littoral of the Rio Grande do Sul coastal plain – Southern Brazil: Elements for coastal management. Ocean & Coastal Management 59 (2012) 20-30

INTERNET

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Tự nhiên, giới thiệu chung.

https://www.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/Default.aspx?OneID=2

31. Thanh Hải (30/05/2014). Biển, đảo – sức bật cho du lịch Việt Nam

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/14508

32. Khánh Huy - BND (09/03/2015). Phát triển du lịch gắn liền môi trường biển

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/16946

33. Quốc Việt (08/10/2012). Du khách tới Huế tăng mạnh trong 9 tháng

http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/10493/33

34. Ngọc Hiền (15/05/2010). Kinh nghiệm quản lý biển ở Nhật Bản

http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?cat_id=3&news_id=2623

35. Hoàng Lân. Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển Bình Định http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=685&TS_ID=62

36. T. Hoài (28/05/2014). Khai thác và phát triển hợp lý bền vững.

http://www.baothuathienhue.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?NewsID=2-0-45261

37. TTXVN (12/08/2013). Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam: Nguy cơ suy giảm tài nguyên sinh vật biển

http://vea.gov.vn/vn/tintuc/tintuchangngay/Pages/Nguy-c%C6%A1-suy-gi%E1%BA%A3m- t%C3%A0i-nguy%C3%AAn-sinh-v%E1%BA%ADt-bi%E1%BB%83n.aspx

38. Vũ Thanh Ca. Môi trường biển đang có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái

http://www1.vinamarine.gov.vn/MT/Detail.aspx?id=d2472c71-c256-46e8-9c95-ce72ddfcbe4c&CatID=106&NextTime=12/10/2011%2009:24&PubID=127

39. Laguna Lăng Cô.

http://www.lagunalangco.com/laguna-lang-co/gioi-thieu-laguna-lang- co/?lang=vi#.VP_5VHysXfI

40. Nhật Mai (24/05/2014). Lăng Cô sau 5 năm là “Vịnh đẹp thế giới”

http://www.trt.com.vn/Tint%E1%BB%A9cS%E1%BB%B1ki%E1%BB%87n/tabid/57/itemid

/21951/categoryId/55/type/1/Default.aspx

41. TTXVN (28/05/2012). Thừa Thiên Huế: Di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=524611&C

O_ID=10045

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí