Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


VŨ THỊ THU HƯỜNG


VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX DƯỚI GÓC ĐỘ GIỚI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


VŨ THỊ THU HƯỜNG


VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX DƯỚI GÓC ĐỘ GIỚI


Ngành

: Văn học Việt Nam

Mã số

: 9 22 01 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới - 1


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.VŨ THANH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, đảm bảo tính chính xác và khoa học. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.


Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án


Vũ Thị Thu Hường

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Vũ Thanh - người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Văn học - Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô ở Viện Văn học đã chỉ bảo, góp ý, cung cấp cho tôi những tài liệu quý giá trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt nhiều năm qua.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án


Vũ Thị Thu Hường

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6

1.1.1. Các tư liệu tiếng Việt nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII -

nửa đầu thế kỷ XIX từ lý thuyết giới 6

1.1.2. Các tư liệu nước ngoài nghiên cứu văn học Việt Nam thế kỷ XVIII

- nửa đầu thế kỷ XIX từ lý thuyết giới 17

1.2. Cơ sở lý thuyết 19

1.2.1. Khái niệm giới và nghiên cứu giới 19

1.2.2. Lý thuyết về diễn ngôn giới và diễn ngôn tính dục 20

1.2.3. Quan niệm về nam tính 25

1.2.4. Quan niệm về nữ tính 33

1.3. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, tư tưởng hình thành diễn ngôn giới trong

văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX 35

Tiểu kết 41

Chương 2: QUAN NIỆM VỀ NAM GIỚI VÀ NAM TÍNH TRONG VĂN

HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 42

2.1. Nam giới từ điểm nhìn tự kiến tạo, tự khắc họa 42

2.1.1. Khắc họa hình tượng nam giới và sự duy trì cấu trúc nam tính lý tưởng theo quan niệm Nho giáo 42

2.1.2. Nam giới là chủ thể kiến tạo tri thức 45

2.1.3. Khắc họa chân dung bằng phương thức tự thuật 48

2.1.4. Sự chuyển dịch cấu trúc nam tính 54

2.2. Nam giới từ điểm nhìn nữ giới, xét lại thế giới đàn ông bằng cái nhìn

định giá 72

2.2.1. Thân thể nam giới từ điểm nhìn nữ giới 72

2.2.2. Nam giới trở thành đối tượng bị đả kích, châm biếm, giễu nhại công khai 76

Tiểu kết 78

Chương 3: QUAN NIỆM VỀ NỮ GIỚI VÀ NỮ TÍNH TRONG VĂN

HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 79

3.1. Nữ giới từ điểm nhìn định vị của nam giới 79

3.1.1. Quan niệm chính thống về nữ giới 79

3.1.2. Quan niệm phi chính thống 104

3.2. Nữ giới tự biểu đạt như một phản kháng và như một bản năng tự phát 114

3.2.1. Nữ giới tự thuật và đề vịnh 114

3.2.2. Sự miêu tả thân thể nữ gắn với khát khao dục tính 121

Tiểu kết: 123

Chương 4: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA TÍNH DỤC ĐẶC BIỆT VÀ THỦ PHÁP BIỂU ĐẠT DIỄN NGÔN GIỚI ĐẶC THÙ 125

4.1. Một số hiện tượng văn hóa tính dục đặc biệt 125

4.1.1. Nam tính mềm, đồng tính luyến ái và biến đổi giới 125

4.1.2. Quá trình tự giải và quyền tự quyết về tính dục (sexual agency) của nữ giới 140

4.2. Một số thủ pháp biểu đạt diễn ngôn giới đặc thù 145

4.2.1. Mượn giọng như chiến lược đối phó cấm kỵ của nam giới 145

4.2.2. Male gaze (nhãn quan nam giới) và sự thể hiện nhục cảm qua thân thể nữ 155

Tiểu kết: 162

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

1.1. Trong nhiều năm qua, vấn đề giới và quan niệm về giới tính/ phái tính đã được nghiên cứu sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới. Giới tính - phái tính là những khái niệm có ý nghĩa xã hội học quan trọng, chi phối đến nhiều phương diện của đời sống kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa... Dù lịch sử nghiên cứu lâu dài, nhưng nỗ lực để có những khám phá và kết luận xác đáng về giới ở những bối cảnh văn hóa lịch sử cụ thể vẫn đang là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình tìm hiểu vấn đề giới trên góc độ xã hội học, tâm lí học, văn hóa học... Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này chú trọng nghiên cứu về phụ nữ, chỉ ra thực trạng thua thiệt ở nữ giới, vấn đề bất bình đẳng giới, và trào lưu nữ quyền trong xã hội hiện đại những năm gần đây. Trong văn học, việc ứng dụng nữ quyền luận trong nghiên cứu, phê bình sáng tác của các cây bút nữ dần trở thành xu hướng phổ biến. Tuy vậy, nghiên cứu về giới không đồng nhất với nghiên cứu về phụ nữ, lý thuyết giới không chỉ là lý thuyết về nữ quyền. Do vậy, việc tìm hiểu một tác giả hay một giai đoạn văn học từ các giác độ đa chiều của lý thuyết giới, đặc biệt từ hướng tiếp cận diễn ngôn, là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

1.2. Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt bởi đây là thời kì kết tinh thành tựu đặc sắc so với các giai đoạn trước đó. Hình tượng người phụ nữ và tiếng nói của các tác giả nữ vốn dĩ mờ nhạt và chiếm vị trí khiêm tốn trong văn học các giai đoạn trước thì nay, trong văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX bỗng trở thành hình tượng trung tâm, chi phối sâu sắc đến tư tưởng chủ đạo của cả giai đoạn, để lại chủ âm cảm thương rõ nét như một vĩ thanh suốt các giai đoạn sau này. Đó dường như là một phản đề với dòng văn học ngôn chí đậm chất nam tính, nam quyền kéo dài trong nhiều thế kỉ trước, làm dấy lên suy đoán về một sự hình thành nguồn mạch văn học nữ tính làm tiền đề cho âm hưởng nữ quyền trong văn học hiện đại Việt Nam. Đây chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX từ góc độ giới. Sự diễn giải về giới trong văn học giai đoạn này không chỉ mang tính hiện tượng, mà là sự nối tiếp và bùng nổ của một loạt các quan niệm về giới có dòng chảy từ trước đó, trong văn hóa truyền thống và các giai đoạn lịch sử.

1.3. Với đề tài Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới, chúng tôi lựa chọn hướng tiếp cận giai đoạn văn học này từ lý thuyết diễn ngôn. Hướng đi này sẽ góp phần đưa đến cái nhìn toàn diện và đa chiều hơn về giới tính/ phái tính trong văn học Việt Nam giai đoạn XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, giúp tái hiện và lý giải quá trình hình thành quy phạm – phá vỡ quy phạm trong văn học thời kỳ này, từ đó nhận ra quá trình chồng lấn giữa tiếng nói của vùng chính thống và ngoại biên, để xem vấn đề về con người đã được phát biểu và diễn giải như thế nào thông qua những mã giới tính chìm lấp trong những tác phẩm. Vì vậy, góc nhìn, cách tiếp cận này hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghiên cứu văn học từ góc độ diễn ngôn giới.

Đó là lý do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới làm đề tài nghiên cứu của luận án.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề về lý thuyết giới như diễn ngôn giới, diễn ngôn về nam tính - nữ tính, sự giao cắt giữa các loại diễn ngôn này trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Qua đó, chỉ ra những quan niệm mới về con người cũng như tìm hiểu những thiết chế quyền lực ẩn sâu chi phối đến những quan niệm đó.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án của chúng tôi hướng tới thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

Thứ nhất, điểm lại, tổng hợp, khái quát hóa các hướng tiếp cận, nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng từ lý thuyết giới qua các công trình tiêu biểu ở trong và ngoài nước. Những xu hướng nghiên cứu và các lý thuyết được sử dụng là tiền đề, cơ sở để chúng tôi thực hiện luận án này. Trên cơ sở thu thập các tài liệu có liên quan, chúng tôi khái quát một cách có hệ thống các khái niệm về diễn ngôn và giới tính, phái tính; làm căn cứ để triển khai luận án.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022