thống liên hàng tự động IBT – online là một điểm mạnh, giúp cho việc chuyển tiền giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống VCB rất thuận tiện và nhanh chóng. Việc áp dụng mô hình ngân hàng bán lẻ online này làm cho việc hạch toán kế toán không còn tập trung vào kế toán viên nữa mà phân đều cho các phòng nghiệp vụ và các giao dịch viên khi tiếp xúc giao dịch với khách hàng sẽ trực tiếp hạch toán đối với nghiệp vụ mà mình phụ trách, từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc, góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh.
Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà khách hàng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay tại chi nhánh. Với phạm vi thanh toán toàn quốc, thủ tục thanh toán nhanh và linh hoạt, ủy nhiệm chi đã và đang tạo dựng được niềm tin ở khách hàng, nâng cao uy tín của VCB – Huế trong lĩnh vực kế toán thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này cũng đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập không nhỏ từ việc thu phí dịch vụ này.
Qua tìm hiểu tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại VCB huế thấy tỉ trọng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt khá cao trong tổng số thanh toán chung. Chất lượng của các hình thức thanh toán ngày càng được cải thiện. Tổng khối lượng và số lượng thanh toán không dùng tiền mặt của tất cả các hình thức thanh toán qua chi nhánh tăng trưởng đều đặn qua các năm. Các phương thức thanh toán đã được đi vào nề nếp và ổn định, xử lý kịp thời mọi giao dịch thanh toán đi qua chi nhánh.
3.1.3. Tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại VCB Huế vẫn còn một số hạn chế mà từ đó ta có thể khai thác để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ này.
Mỗi nhân viên kế toán tại phòng kế toán thanh toán VCB Huế đều thành thạo về kĩ năng và có kiến thức trong công việc, nhưng cũng chính vì thế mà không có đủ kiến thức chuyên môn với những công việc khác. Điều này thường dẫn đến trường hợp không thể xử lý các nghiệp vụ mới và không đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để làm thay, nhất là khi một nhân viên vắng mặt thì công tác kế toán thanh toán bị tồn đọng, không sớm được giải quyết đúng thời gian
Hệ thống đường truyền tại phòng kế toán thanh toán của chi nhánh vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Mặc dù chi nhánh đã tham gia đầy đủ vào hệ thống thanh toán nội bộ của mình và thực hiện các lệnh thanh toán kết nối với NHTW và NHNN nhưng đôi khi đường truyền lên điện cũng bị một số trục trặc, làm gián đoạn công việc cho kế toán viên.
Sec thì theo quy định có nhiều loại, nhưng tại VCB Huế hình thức phát sinh chủ yếu là Sec lĩnh tiền mặt. Khách hàng sử dụng Sec hầu hết là các tổ chức sử dụng để thanh toán tiền với nhau, do khách hàng chưa hiểu được tiện ích của Sec và cũng ngần ngại vì chi trả bằng séc thì phức tạp hơn. Đối với Séc lĩnh tiền mặt Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Huế, khách hàng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại cùng hệ thống, còn nhờ thu ngoài hệ thống khác phí hơi cao và nghiệp vụ ít xảy ra, không được phổ biến.
Hàng ngày, các nghiệp vụ phát sinh rất nhiều và đi kèm là số lượng chứng từ giấy lẫn chứng từ điện tử là rất lớn. Hơn nữa, ngoài các chứng từ gốc được lập khi phát sinh thì còn có chứng từ ghi sổ, vì vậy, để đảm bảo khâu kiểm soát, luân chuyển chứng từ khá phức tạp lưu trữ và bảo quản gặp nhiều khó khăn. Hiện tại ở phòng kế toán thanh toán, các chứng từ được lưu trữ theo ngày phát sinh chứ không sắp xếp theo từng loại nghiệp vụ riêng biệt, do đó một ngày sẽ có rất nhiều loại nghiệp vụ khác nhau xảy ra như: thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh toán chuyển tiền nội bộ IBT,… Điều này dẫn đến khi có sai sót về chứng từ giấy thì việc tìm kiếm và tra cứu để chỉnh sửa hơi khó khăn.
Mặc dù những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mang lại khá nhiều tiện ích và sự nhanh chóng trong quan hệ giao dịch trao đổi, thanh toán hàng hóa dịch vụ nhưng mà hiện nay tại ngân hàng chỉ có những doanh nghiệp lớn, công ty,…mới sử dụng dịch vụ này thường xuyên. Còn lại đối với khách hàng cá nhân thì số lượng không nhiều và số tiền giao dịch không lớn. Một phần vì người dân lâu nay vẫn chưa thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Thêm vào đó, chưa được người dân quan tâm, phần đông trình độ dân trí chưa cao, thu nhập không ổn định, vả lại việc sử dụng phương thức này chưa phổ biến một phần vì thói quen và tâm lý thích dùng tiền mặt từ xưa đến nay.
Sự hiểu biết của khách hàng về những tiện ích mà thanh toán không dùng tiền mặt đem lại vẫn còn thấp, do vậy, để tin tưởng và sử dụng dịch vụ một cách thường xuyên là không hề dễ dàng điều này đặt ra vấn đề yêu cầu cho các nhà quản lý.
NH chưa có những chính sách thật sự khuyến khích khách hàng sử dụng các phương thức này, hoạt động marketing còn hạn chế cũng như phổ biến về các dịch vụ cho khách hàng hiểu và sử dụng một cách hiệu quả hơn.
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP ngoại thương - Chi nhánh Huế
- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp. Chú trọng công tác tuyển dụng nhân viên ngay từ đầu vào là yếu tố cần thiết và quan trọng để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu về chất lượng dịch vụ TTKDTM. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nguồn cho phòng kế toán thanh toán cũng như những vị trí cần có sự chuyên môn sâu như kế toán bù trừ, liên hàng. Với nguồn nhân lực lớn mạnh và có chuyên môn thì chi nhánh sẽ không những có khả năng phát triển sản phẩm, dịch vụ TTKDTM mà còn hạn chế được những rủi ro trong thanh toán. Để thực hiện mục tiêu này thì trước hết chi nhánh cần có chính sách đầu tư đào tạo cho đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức như cử nhân viên tham gia lớp huấn luyện nâng cao nghiệp vụ kế toán, tổ chức các buổi thảo luận, mời chuyên gia kinh tế để truyền đạt kinh nghiệm…Thông qua các hình thức đào tạo đó sẽ cung cấp thêm các kiến thức chuyên môn, trình độ nghiên cứu và các kỹ năng làm việc cho nhân viên phòng kế toán. Ngoài ra, để thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên thì chi nhánh cần có thêm chính sách khen thưởng hợp lý và phê bình rõ ràng. Các cán bộ lãnh đạo cũng nên thường xuyên quan tâm đến đời sống cán bộ nhân viên, tạo tâm lý gần gũi thoải mái để tránh áp lực trong công việc, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc hơn.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao công nghệ ngân hàng trong lĩnh vực TTKDTM. Trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật là một vấn đề khá quan trọng trong công tác kế toán TTKDTM, vì hầu hết các giao dịch xảy ra đều được thực hiện trên máy và các chứng từ thường xuyên được in ra. Nếu thiết bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại thì sẽ giúp nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh cho chi nhánh. Do đó cần tăng cường đầu tư, bảo dưỡng máy tính, máy in ở phòng kế toán, kiểm tra thường xuyên đối với hệ thống mạng nội bộ, khắc phục sự cố kịp thời nhằm đảm bảo cho công việc được diễn ra liên tục. Khi có sự cố bị lỗi đường truyền thì phòng cần thông báo kịp thời đến tổ vi tính để nhanh chóng có biện pháp khắc phục.
- Do hình thức thanh toán bằng Séc vẫn còn nhiều hạn chế làm cho doanh số và tỷ trọng Sec tại ngân hàng những năm gần đây có xu hướng giảm dần, chính vì thế ngân hàng cần có sự chú trọng đặc biệt đến hình thức này. Ở chi nhánh, chủ yếu phát sinh là Sec lĩnh tiền mặt và lại còn hạn chế về số lượng nghiệp vụ. Bó hẹp trong cùng hệ thống VCB, cùng địa bàn tỉnh/thành phố, khác hệ thống và khác địa bàn còn hạn chế và ít được người dân sử dụng. Cũng như các việc mở rộng thanh toán của hình thức thanh toán Séc chuyển khoản, Séc bảo chi. Đây là điểm mà ngân hàng cần quan tâm đúng mức để đảm bảo mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, dịch vụ thanh toán.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kế toán TTKDTM. Kiểm tra, kiểm soát là động lực thúc đẩy con người cố gắng hơn trong công việc, tạo ý thức trong lao động và còn là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiểu sai sót trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Do đó, muốn hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ TTKDTM thì việc cần thiết là tăng cường kiểm tra, kiểm soát quy trình kế toán thanh toán, quy trình luân chuyển chứng từ. Theo định kỳ hoặc ngẫu nhiên phải kiểm tra, theo dõi các bút toán đã được thực hiện có đầy đủ, chính xác và kịp thời hay không.
- Khai thác, mở rộng và phát triển TTKDTM trong khu vực dân cư, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân chiếm một số lượng lớn và nhu cầu thanh toán cũng không hề nhỏ, thua kém gì khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là đối tượng khách hàng cần được khai thác để nâng cao doanh số TTKDTM, góp phần mang lại nguồn lợi lớn cho chi nhánh.
- Làm tốt công tác dịch vụ chăm sóc khách hàng, lắng nghe ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng với một thái độ nghiêm túc. Đồng thời tuyên truyền quảng cáo rộng rãi, tăng cường các chương trình marketing giới thiệu về dịch vụ TTKDTM. VBC
Huế cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề cơ bản về cách sử dụng cũng như các tiện ích của TTKDTM qua ngân hàng. Để đưa những thông tin này đến với người dân, chi nhánh có thể sử dụng nhiều hình thức: Pano, Poster, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo đài, hay truyền hình…ở địa bàn Thừa Thiên Huế. Đặc biệt nhấn mạnh đến tiện ích của việc mở tài khoản giao dịch và sử dụng các hình thức thanh toán tại ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh cũng nên có kế hoạch mở rộng mạng lưới đến các thị trấn, các vùng nông thôn có tiềm năng phát triển.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại là một trong những chức năng quan trọng, đóng góp không nhỏ vào mục tiêu lợi nhuận của các ngân hàng.Trong đó, hoạt động TTKDTM càng chứng tỏ tầm quan trọng và sự cần thiết trong giao dịch thương mại như hiện nay. Chính vì thế, về phía ngân hàng cần quan tâm mở rộng các hoạt động này, đi kèm theo đó là đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán thanh toán phù hợp với điều kiện của nền kinh tế.
Xuất phát từ thực tế này, đề tài của em đã đề cập đến vấn đề đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế. Đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
Quy trình nghiệp vụ kế toán về phương thức TTKDTM, chủ yếu tập trung vào 2 hình thức nghiên cứu là Sec và UNC cũng như đặc điểm, vai trò đã được hệ thống hóa về cơ sở lý luận một cách rõ ràng, dựa trên cơ sở các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
Đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán TTKDTM ở Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế, chú trọng về 2 phương thức sử dụng phổ biến là UNC và Sec. Cũng như đánh giá kết quả của công tác kế toán TTKDTM ở ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán.
Các phương thức phân tích đều dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu đã được công nhận.
Tuy nhiên, với hạn chế gặp phải là về thời gian và kiến thức.Đồng thời các nhận định còn mang tính chủ quan, độ chính xác chưa cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Thu Hương, Giáo trình kế toán ngân hàng, học viện ngân hàng, 2005. NXB Thống kê HN
2. Ts. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, 2007. NXB Thống kê TP HCM
3. Ths. Lê Thị Kim Liên, Giáo trình kế toán ngân hàng, 2007. NXB Đại Học Huế
4. Tham khảo khóa luận năm trước
5. Website: www.vietcombank.com.vn
www.webketoan.com.vn www.thuvienphapluat.vn
http://docs.4share.vn/docs/22539/Ke_toan_nghiep_vu_thanh_toan_von_giua_cac_Nga
n_ha_ng_.html
6. Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng.
7. Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 309/2002/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
8. Quyết định số 212/2002/QĐ-NHNN ngày 20/03/2002 của Thống Đốc NHNN về việc ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng.
9. Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
10. Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng
11. Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2013 về cung ứng và sử dụng Sec
PHỤ LỤC 1
GIẤY ĐỀ NGHỊ BÁN SÉC APPLICATION FOR CHECK BOOKS
Kính gửi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam To: Bank for foreign Trade Vietnam
TÊN TÀI KHOẢN (Name of account):Công ty TNHH MTV XD và TM HAV
SỐ TÀI KHOẢN(Account No.): 0161000886463
TÊN CHỦ TÀI KHOẢN/NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN(Full name of account Holder/Authorized person): Nguyễn Hải Anh SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ(Telephone No.): 0543 526665
Đề nghị ngân hàng bán cho tôi/chúng tôi séc trắng (Please sell new check books)
- Số lượng cuốn séc (Quantity of check units): 1 (bằng chữ: một cuốn)
- Người được ủy quyền nhận séc, nếu có (The authorized check recciver, if applicable)
Họ và tên (Full name): Nguyễn Hải Anh
Số CMT/Hộ chiếu (ID No./PP No.): 191811721, Ngày cấp (Date of issue): 18/02/2006, Nơi cấp(Place of issue):Tỉnh
T.T.Huế
Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và Ngân hàng trong phát hành và sử dụng séc.
The undersign hereby undertakes to comply with all current rules and regulation of Government and the Bank in issuing and using of check.
CHẤP NHẬN CỦA NHNT (VCB’s acceptance)
Ngày 17 tháng 06 năm 2012
Bán: 1 (một) cuốn séc
Chủ tài khoản (Ký tên và đóng dấu)
Kiểm soát (supervisor)
Account holders signature and stam
KÝ NHẬN
Đã nhận đủ: 1 cuốn séc.
(Fully received … check units with seris from … to…) Ngày 17 tháng 06 năm 2012
PHỤ LỤC 2
Số TT | Số lệnh | Ngày lập lệnh | Ký hiệu lệnh | Mã NHTV nhận lệnh | Doanh số phát sinh | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
A/ Các lênh thanh toán chưa được xử lý bù trừ của phiên thanh toán bù trừ ĐT để lại: | ||||||
Cộng A | ||||||
B/ Các lệnh thanh toán phát sinh trong phiên thanh toán bù trừ: | ||||||
1 | CN00274365 | 05/07/2012 | 46204001 | 800.725.000,00 VND | ||
2 | CN00274366 | 05/07/2012 | 01204009 | 20.130.000,00 VND | ||
3 | CN00274367 | 05/07/2012 | 01311001 | 111.330.000,00 VND | ||
4 | CN00274368 | 05/07/2012 | 79303001 | 241.023.780,00 VND | ||
5 | CN00274369 | 05/07/2012 | 01201001 | 97.900.000,00 VND | ||
Cộng B: 1.271.108.780,00 VND | ||||||
I/ Cộng phát sinh (A+B): | 1.271.108.780,00 VND | |||||
II/ Chênh lệch (Nợ hoặc Có): | ||||||
Tổng hợp lệnh thanh toán chuyển đi ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ ĐT: | ||||||
Số món | Số tiền | |||||
Lệnh chuyển Có và Lệnh hủy Lệnh chuyển Nợ | 0 | 0 | ||||
Lệnh chuyển Nợ | 5 | 1.271.108.780,00 VND | ||||
KẾ TOÁN KIỂM SOÁT |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Vận Dụng Chế Độ Chứng Từ - Tài Khoản
- Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ Thanh Toán Chuyển Tiền Nội Bộ Ibt Đến Ví Dụ:
- Đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
PHỤ LỤC 3
Ngân hàng chủ trì TTBTTĐT Mã NH: 46203001
Số: /KQ-TTBĐT
BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Thanh toán với ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế Mã NH: 46203001 Trong phiên thanh toán bù trừ ĐT số: 02 ngày 05/07/2012
A/ CÁC LỆNH THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN GỬI ĐI ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ BÙ TRỪ
Số Lệnh | Ngày lập Lệnh | Ký hiệu Lệnh | Mã NHTV nhận lệnh | Số tiền | ||
Được thu | Phải trả | |||||
1 | CN00274365 | 05/07/2012 | 46204001 | 800.725.000,00 VND | ||
2 | CN00274366 | 05/07/2012 | 01204009 | 20.130.000,00 VND | ||
3 | CN00274367 | 05/07/2012 | 01311001 | 111.330.000,00 VND | ||
4 | CN00274368 | 05/07/2012 | 79303001 | 241.023.780,00 VND | ||
5 | CN00274369 | 05/07/2012 | 01201001 | 97.900.000,00 VND | ||
I/ Cộng P/S | 1.271.108.780,00 VND | |||||
II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có) |
B/ CÁC LỆNH THANH TOÁN NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN NHẬN VỀ TRONG PHIÊN THANH TOÁN BÙ TRỪ
Số Lệnh | Ngày lập Lệnh | Ký hiệu Lệnh | Mã NHTV nhận lệnh | Số tiền | ||
Được thu | Phải trả | |||||
1 | CC00532892 | 05/07/2012 | 46204001 | 28.945.000,00 VND | ||
2 | CC00532893 | 05/07/2012 | 01201001 | 105.000.000,00 VND | ||
3 | CC00532894 | 05/07/2012 | 41302003 | 785.800.000,00 VND | ||
4 | CC00532895 | 05/07/2012 | 01204009 | 600.000.000,00 VND | ||
5 | CC00532896 | 05/07/2012 | 46204001 | 4.745.250,00 VND | ||
6 | CC00532897 | 05/07/2012 | 01202002 | 94.530.000,00 VND | ||
7 | CC00532898 | 05/07/2012 | 79201001 | 285.208.530,00 VND | ||
I/ Cộng P/S | 1.904.288.780,00 VND | |||||
II/ Chênh lệch: (Nợ hoặc Có) | 633.120.000,00 VND |
C/ SỐ TIỀN CHÊNH LỆCH NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN PHẢI THANH TOÁN HOẶC ĐƯỢC HƯỞNG (ĐƯỢC THU)
Tổng số tiền được thu: 633.120.000,00 VND
Số tiền bằng chữ: Sáu trăm ba mươi ba nghìn một trăm hai mươi nghìn đồng chẵn.
KẾ TOÁN KIỂM SOÁT